Cách phòng chống dịch bệnh sau đợt mưa lũ
Sau mưa lũ, nguy cơ bùng phát các bệnh về tiêu hóa, da liễu, đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn, tay chân miệng, sốt xuất huyết. Do đó, người dân cần chủ động phòng, chống các loại bệnh này.
Người dân thu gom rác thải tại bờ hồ Hàm Nghi (Đà Nẵng). Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN
Ngày 14/12, bác sỹ Nguyễn Tam Lãm, cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng cho biết, trận mưa lớn vừa qua đã khiến 478 thôn, tổ dân phố, 39 trường học, 18 chợ và 15 cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố bị ngập cục bộ.
Sau khi nước rút, ngành Y tế thành phố Đà Nẵng và chính quyền địa phương đã tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, xử lý môi trường bằng việc phun hóa chất khử trùng tại các khu vực bị ngập.
Video đang HOT
Theo bác sỹ Nguyễn Tam Lãm, sau mưa lũ, nguy cơ bùng phát các bệnh về tiêu hóa, da liễu, đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn, tay chân miệng, sốt xuất huyết. Do đó, người dân cần có các biện pháp để chủ động phòng, chống các loại bệnh này.
Hiện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ các địa phương máy phun thuốc, hóa chất xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước và hóa chất diệt muỗi chống dịch bệnh sốt xuất huyết…
Ngành Y tế thành phố Đà Nẵng khuyến cáo người dân cần lựa chọn và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi; thường xuyên rửa tay với xà phòng.
Bên cạnh đó, người dân cần tích cực tiêu diệt loăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô; thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống, sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Khi phát hiện ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc có nguy cơ gây dịch, người dân phải nhanh chóng phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành xử lý kịp thời, triệt để và hiệu quả để khống chế, không để dịch bùng phát và lan rộng trong cộng đồng../.
Theo bnews
TP HCM ghi nhận bệnh tay chân miệng giảm nhiều tuần liên tiếp
Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của TP HCM ghi nhận số ca bệnh tay chân miệng giảm 50- 80 ca mỗi tuần, liên tiếp trong 5 tuần qua
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo cần phải có sự đề phòng lây lan, không chủ quan với bệnh này.
TP HCM ghi nhận ca bệnh tay chân miệng ở trẻ em giảm liên tiếp.
Theo số liệu từ Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, từ 552 ca tay chân miệng nhập viện trong tuần 40, thì đến tuần 45 vừa qua, số ca nhập viện chỉ còn 169, giảm 55% so với trung bình 4 tuần trước. Trung tâm này cho rằng, qua sự vào cuộc của các địa phương, đặc biệt vai trò của ngành giáo dục và các phương tiện thông tin đại chúng đã đánh động sự quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân, cùng hành động để bảo vệ trẻ trước sự tấn công của bệnh tay chân miệng.
Trước đó, vào giữa tháng 9, Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố cảnh báo bệnh tay chân miệng đang gia tăng nhanh chóng. Trong khoảng thời gian từ tuần 37 đến tuần 40 (vào giữa tháng 9), trung bình mỗi tuần số ca nhập viện tăng thêm 100 - 120 ca. Sở y tế TP HCM đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông, kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học, phòng ngừa bệnh tay chân miệng tại các điểm vui chơi dành cho trẻ em... Đặc biệt là chiến dịch phòng chống bệnh "Tay chân miệng - sởi - sốt xuất huyết" do UBND TPHCM phối hợp với Bộ Y tế triển khai vào đầu tháng 10 đã tác động rộng rãi và sâu rộng trong cộng đồng...Cùng với đó, các bệnh viện của thành phố cũng thực hiện tốt công tác chẩn đoán, điều trị, đặc biệt là đối với các ca độ nặng, cấp cứu kịp thời cho các bênh nhân. Vì vậy, thành phố không có trường hợp nào tử vong vì bệnh tay chân miệng.
Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn cho rằng người dân cần phải luôn thực hiện các biện pháp phòng bệnh để tránh lây lan.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM khuyến cáo: "Thứ nhất là phải rửa tay, người lớn là phải rửa, và em bé cũng phải rửa tay. Để ngăn những nguồn lưu thông đi. Nếu em bé bệnh thì đừng cho đi học nữa, cách ly khoảng 10 ngày. Nếu bé bị bệnh rồi thì không cho đi học nữa, cách ly 10 ngày, rồi báo cho nhà trường để vệ sinh chỗ em bé học, và phát hiện kịp thời những bé khác, để cách ly sớm hơn nữa. Còn nếu ở xóm có vài em bị tay chân miệng thì nên báo cho y tế địa phương"./.
Theo vov.vn
TP.HCM thực hiện cách ly sớm ca bệnh truyền nhiễm trong trường học Trước diễn biến tình hình dịch bệnh phức tạp trong trường học, ngày 3/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo triển khai hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong trường học, đặt biệt nhấn mạnh các cơ sở giáo dục tổ chức giám sát phát hiện, cách ly sớm ca bệnh truyền nhiễm. Thường...