Cách phòng bệnh trong mùa đông
Mùa đông là mùa của một số bệnh về đường hô hấp, xương khớp, mạch máu… Tuy đã qua nửa mùa đông nhưng đừng quên rằng sau Tết, cái lạnh từ phương Bắc sẽ tràn về ngày càng nhiều, nhất là khi sắp bước vào mùa giá lạnh của tháng 3 với câu nói quen thuộc: Rét tháng 3, bà già chết cóng.
Nhớ hồi còn đi học phổ thông, cứ mỗi lần gió heo may về là nhà trường lại tổ chức nhỏ nước tỏi vào mũi chúng tôi để phòng bệnh cúm. Người mắc bệnh cúm thường nhức đầu, sổ mũi và đau ê ẩm cả người. Bệnh rất hay lây, khởi phát nhanh nhưng cũng chỉ vài ngày là hết. Bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, uống thuốc hạ sốt, ăn cháo và uống vitamin C hay nước chanh để tăng cường sức đề kháng là đủ. Bệnh có tốc độ lây lan khá nhanh và chủ yếu là qua đường hô hấp, do hít phải không khí có chứa virus gây bệnh. Cách phòng ngừa tốt nhất là cách ly bệnh nhân, tránh tiếp xúc với người bị bệnh.
Bệnh thứ hai hay xảy vào mùa đông là viêm phổi. Bệnh thường xảy ra khi cơ thể bị lạnh, bệnh nhân sốt cao, ho nhiều, có đàm đặc màu vàng hay vàng xanh tùy theo loại vi trùng gây viêm phổi. Bệnh thường do phế cầu trùng gây ra, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng như Abcès phổi, tràn mủ màng phổi, suy kiệt… Điều trị chủ yếu là dùng kháng sinh, hạ sốt và nâng đỡ cơ thể, trường hợp nặng phải cho bệnh nhân nhập viện. Bệnh có thể lây do tiếp xúc qua đường không khí.
Mùa đông là mùa của một số bệnh về đường hô hấp, xương khớp, mạch máu…
Bệnh thứ ba cũng hay gặp và thường xảy ra ở người lớn tuổi là viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh này do vi trùng Streptococus Béta Hemolytic gây ra. Bắt đầu từ viêm họng, bệnh sẽ gây ra biến chứng trên khớp, thận và tim. Khớp sưng đỏ, nóng đau, có khi biến dạng. Để phòng ngừa, cần vệ sinh răng miệng và uống kháng sinh dự phòng khi mùa đông đến ở những người có nguy cơ cao hoặc có tiền sử bị viêm đa khớp dạng thấp.
Video đang HOT
Mùa đông đến, những người bị hen phế quản cũng rất lo lắng vì bệnh hay bộc phát và nặng hơn so với các mùa khác trong năm. Những cơn khó thở và ho thường xảy ra về đêm. Hen phế quản khó điều trị dứt hoàn toàn vì đây là một trong những dạng bệnh có tính di truyền và tự miễn. Tuy nhiên, để giảm bớt những cơn khó thở, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc hen phế quản, tăng cường sức đề kháng và nhất là giữ cho cơ thể không bị nhiễm lạnh.
Các loại bệnh về mạch máu cũng rất kỵ trời lạnh. Nếu không giữ ấm cho cơ thể, các mạch máu có thể co lại, dễ làm bộc phát những bệnh về động mạch trên những người có cơ địa dễ bị bệnh như viêm tắc động mạch, tiểu đường, xơ vữa động mạch… Bệnh nhân thường bị đau nhiều ở đầu các ngón tay và ngón chân, thậm chí bị hoại tử nếu bệnh nặng. Điều trị chủ yếu là giữ ấm cho bệnh nhân và sử dụng các loại thuốc giảm đau, giãn mạch máu.
Theo 24h
Cách phòng bệnh tiểu đường khi mang thai
Bị bệnh tiểu đường thai kì nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, thậm chí tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
Em mang thai được 7 tháng, trong lần khám thai vừa rồi, bác sĩ nói em cần ăn ít đường và tinh bột để tránh bị tiểu đường thai kì. Em mới chỉ nghe nói về bệnh tiểu đường chứ không biết bệnh tiểu đường thai kì. Bác sĩ cho em hỏi bệnh tiểu đường thai kì có khác gì so với bệnh tiểu đường nói chung không? Và em phải làm sao để bệnh này không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Em xin cảm ơn bác sĩ! (Hồng Hà)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Hồng Hà thân mến,
Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào. Có thể nói bệnh tiểu đường thai kì chính là một thể của bệnh tiểu đường, sở dĩ người ta gọi là tiểu đường thai kì vì tình trạng này chỉ xuất hiện trong thời gian người phụ nữ mang thai và sẽ tự biến mất trước hoặc sau khi sinh. Nếu sau khi sinh 6 tuần mà người phụ nữ vẫn còn các triệu chứng của bệnh tiểu đường thì lúc đó được coi là bị bệnh tiểu đường chứ không còn là tiểu đường thai kì nữa.
Nếu bác sĩ đã cảnh báo nguy cơ bạn có thể bị tiểu đường thai kì thì bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để phòng bệnh. Bị bệnh tiểu đường thai kì nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai.
Bị bệnh tiểu đường thai kì nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Ảnh minh họa
Đối với sức khỏe của người mẹ: Nguy cơ tiền sản giật tăng 4 lần, nhiễm trùng dễ xảy ra và thường nặng nề hơn, nhất là viêm thận, bể thận; dễ băng huyết sau sinh và thai to có thể gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho mẹ.
Đối với thai nhi: Người mẹ bị tiểu đường thai kì có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, trọng lượng thai tăng nên gây sanh khó và sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay... Một số trẻ còn có thể bị suy hô hấp do sự trưởng thành của phổi bị ảnh hưởng do insulin tăng cao, rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết, hạ canxi huyết...
Thai phụ bị tiểu đường thai kì cần thực hiện chế độ ăn uống theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cần được theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết và điều chỉnh liều thuốc. Ngoài ra, cần thực hiện các xét nghiệm khác để đánh giá sức khoẻ của thai nhi, siêu âm máu để theo dõi những thay đổi hệ thống mạch máu có thể làm tổn hại đến thai nhi.
Để phòng bệnh tiểu đường thai kì, bạn cần thực hiện theo lưu ý của bác sĩ. Cách đơn giản nhất là thay đổi chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng của người mẹ thường cao hơn so với lúc không mang bầu nên bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để thay đổi chế độ ăn uống cho mình. Ngoài việc hạn chế ăn tinh bột, bạn cần ăn ít đường và thực hiện các biện pháp giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bao gồm thường xuyên vận động nhẹ nhàng. Trong tập luyện, người bệnh cần giữ nhịp tim không vượt quá 140 lần/phút, không nên để tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài và tránh tập luyện quá sức. Cũng như các bà mẹ mang thai khác, người mẹ bị tiểu đường thai kì nên đi bộ hoặc bơi lội nếu có điều kiện.
Chúc mẹ con bạn khỏe mạnh!
Theo MNMN
Cách phòng bệnh viêm xoang, viêm mũi lúc giao mùa Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần có thể điều trị bằng cách sử dụng các vị thuốc thảo dược như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phong phong, bạc hà... để làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng và phòng bệnh. Vào thu, thời tiết thay đổi, ngày nắng, chiều mưa, tối hôm trước trời...