Cách phát hiện sớm để điều trị bướu thận
Mỗi người cần kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm, ngay khi có các triệu chứng như tiểu máu, rối loạn đường tiểu, đau vùng thắt lưng… người bệnh cần đi khám và điều trị ngay.
ThS. BS Trang Võ Anh Vinh, Phó trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp – Bệnh viện Bình Dân TP Hồ Chí Minh cho biết, trong thống kê mô hình bệnh tật, mỗi năm có hơn 500 người bệnh bướu thận đến khám và điều trị tại bệnh viện này. Các bác sĩ đã giúp giảm tỉ lệ người bệnh diễn tiến suy thận mạn, phải lọc máu định kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sống của người bệnh và tăng gánh nặng xã hội.
Các bác sĩ phẫu thuật cho một bệnh nhân bị bướu thận.
Theo một số nghiên cứu, các bệnh nhân được bảo tồn chủ mô thận theo kỹ thuật mới sẽ chậm diễn tiến đến bệnh thận mạn nhiều hơn các bệnh nhân được cắt thận tận gốc 22-30% sau 5 năm (Choi, 2014 Halminton, 2014).
Chị N.N.M (49 tuổi, ở TP Hồ Chí Minh) là một trường hợp điển hình ung thư thận đã được phẫu thuật tại Bệnh viện Bình Dân TP Hồ Chí Minh bằng phương pháp cắt bướu bảo tồn thận. Tháng 11-2019, chị M phát hiện bướu thận trái khi siêu âm kiểm tra sức khỏe tổng quát. Hình chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan) ghi nhận khối choán chỗ 34 x 31mm sát dưới mặt trước rốn thận trái. Khối này có bờ đều rõ, không xâm lấn xung quanh, đậm độ mô bắt thuốc tương phản mạnh đồng nhất.
Người bệnh được phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt một phần thận chứa bướu. Thời gian phẫu thuật trong 90 phút, lượng máu mất chỉ 20 ml. Chỉ sau 4 ngày mổ, chị M được xuất viện. Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ chị M là carcinoma tuyến thận, không có tế bào bướu ở bờ biên nơi cắt. Theo dõi 6 tháng sau mổ, chưa ghi nhận tái phát bướu khi chụp cắt lớp vi tính.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ, để có thể áp dụng kỹ thuật cắt bướu thận bán phần cho người bệnh bướu thận, việc phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng. Mỗi người cần phải có ý thức kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm. Ngay khi có các triệu chứng như tiểu máu, rối loạn đường tiểu, đau vùng thắt lưng… người bệnh cần đi khám và điều trị ngay.
Các phương tiện chẩn đoán hiện đại như siêu âm, CT-Scan vùng bụng… giúp các bác sĩ nhanh chóng phát hiện nhiều trường hợp bướu thận ở giai đoạn sớm, có thể điều trị triệt căn bằng phẫu thuật lấy trọn bướu nhưng vẫn bảo tồn chức năng thận.
Kỹ thuật cắt bướu bảo tồn thận, còn gọi là cắt thận bán phần, trong điều trị bướu thận giúp giữ lại tối đa nhu mô thận lành. Nhờ đó, chức năng thận còn lại được bảo tồn, giảm thiểu nguy cơ suy thận mạn so với phương pháp truyền thống là cắt bỏ toàn bộ thận có bướu.
Ung thư bàng quang có liên quan tới thuốc lá
Y học đã xác định 60 - 80% trường hợp ung thư bàng quang có liên quan đến thuốc lá, kể cả những người hút thuốc lá thụ động.
BS.CKII Nguyễn Ngọc Châu tư vấn cho người bệnh.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang
Theo nhiều nghiên cứu, những hóa chất có trong thuốc lá sẽ gây ra nhiều tổn thương cho cơ thể, nhất là ở cấp độ tế bào và gene, có thể gây nên sự phát triển không kiểm soát của tế bào, dẫn đến hình thành các khối u. Ngoài ra, các hóa chất độc hại trong khói thuốc lá hoặc qua hơi nước được hấp thụ vào máu, đi qua thận và tích tụ trong nước tiểu.
Nước tiểu ở trong bàng quang nhiều giờ tại một thời điểm, khiến bàng quang tiếp xúc với nồng độ rất cao của các hóa chất, từ đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ với việc tăng nguy cơ tái phát và tiến triển của bệnh khi tiếp tục hút thuốc sau khi chẩn đoán và điều trị ung thư bàng quang.
Ung thư bàng quang có tỉ lệ tái phát cao
BS.CKII Nguyễn Ngọc Châu, Phó Giám đốc Bệnh viện Bình Dân TP.HCM, cho biết, ung thư bàng quang là một trong những ung thư khá thường gặp ở Việt Nam; trung bình, một năm có 1.000 ca mắc mới và khoảng 500 ca tử vong. Ung thư bàng quang có tỷ lệ tái phát cao và đòi hỏi theo dõi sát sao để điều trị sớm và phát hiện tái phát.
Càng lớn tuổi, tỷ lệ bệnh nhân mắc loại ung thư này càng cao, tuy nhiên, những năm gần đây, các bác sĩ ghi nhận nhiều ca ung thư bàng quang cũng đã xuất hiện ở tuổi trẻ. Trong đó không ít người mới trên 20 tuổi, 30 - 40 tuổi.
Dấu hiệu thường gặp của bệnh nhân bướu bàng quang là tiểu máu lần đầu, tiểu máu tái đi tái lại, đặc biệt là bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá. Bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu kết hợp với hút thuốc lá, thường sẽ tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
Nguy cơ bệnh từ hút thuốc thụ động
Các bác sĩ niệu khoa tại Bệnh viện Bình Dân đã gặp những bệnh nhân nữ bị ung thư bàng quang, phần lớn do chịu ảnh hưởng từ người chồng, con trai sống chung có hút thuốc lá. Đó là các trường hợp hút thuốc lá thụ động. Ít gặp hợn là các trường hợp phụ nữ ung thư bàng quang do hút thuốc lâu năm như trường hợp bà D.T.H (75 tuổi, Lâm Đồng).
Bà là trường hợp phụ nữ ung thư bàng quang có liên quan tới hút thuốc lá mà bệnh viện tiếp nhận điều trị trong thời gian gần đây. Trước khi nhập viện một thời gian bà H. đã có biểu hiện khó chịu ở đường tiểu, có đi tiểu ra máu nhưng lại nghĩ đây chỉ là một nhiễm trùng tiểu thông thường nên bà đi điều trị triệu chứng này tại một bệnh viện địa phương.
Gần đây bà đi tiểu máu khoảng 3 lần/ngày, kéo dài nhiều ngày, tiểu lắt nhắt, cơ thể mệt mỏi và việc uống thuốc không có tác dụng nữa. Bà được người thân đưa đến Bệnh viện Bình Dân để thăm khám. Tại đây, bà được chẩn đoán là bướu bàng quang. Khai thác bệnh sử ghi nhận bệnh nhân hút khoảng 1 gói thuốc mỗi ngày từ hơn 20 năm nay.
Nhiều kỹ thuật giúp phát hiện ung thư bàng quang giai đoạn sớm
Nói đến điều trị bướu bàng quang, bên cạnh những tiến bộ trong việc ứng dụng laser vào cắt đốt bướu bàng quang còn phải kể đến vai trò của nội soi bàng quang bước sóng ngắn (NBI) giúp phát hiện ung thư bàng quang giai đoạn sớm, kể cả những bướu có kích thước nhỏ, thậm chí là các tăng sinh mạch máu bất thường ở bàng quang.
Nhờ vậy, tăng cường khả năng điều trị đầy đủ cho bệnh nhân; cũng như phát hiện thêm bướu mà dưới ánh sáng sáng thông thường không thể nào phát hiện được. Điều này hết sức quan trọng, vì nếu bỏ sót bướu nhỏ nghĩa là vẫn chưa điều trị hết bệnh cho bệnh nhân, nhất là ung thư cần phải điều trị tiệt căn.
Chủ cửa hàng bia nhập viện cấp cứu vì ngày nào cũng... nhậu Do gia đình kinh doanh bia nên hầu như ngày nào anh T.T.T (37 tuổi, Long An) cũng uống bia. Từ nhiều năm nay, ngày nào anh T. cũng uống khoảng 1 lít bia. Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện - Ảnh: BVCC Mới đây, sau một cuộc nhậu, anh T. bị đau bụng, kèm nôn ói, bụng chướng dần. Anh nhập...