Cách phát hiện lỗi động cơ oto kịp thời tránh mất “núi tiền”
Động cơ oto là phần quan trọng nhất, một bộ phận được ví như trái tim của xe, vì vậy người sử dụng cần phải nắm những hiểu biết cơ bản để phát hiện, khắc phục kịp thời.
Động cơ là thiết bị chuyển hóa một dạng năng lượng nào đó như xăng hoặc dầu thành động năng. Về cơ bản, chúng ta có thể chia động cơ nhiệt ra làm 2 loại chính là động cơ đốt trong và động cơ đốt ngoài.
Mỗi loại lại được chia thành nhiều loại nhỏ với những ưu nhược điểm khác nhau. Các loại động cơ đốt trong có thể kể đến như động cơ chạy xăng, động cơ chạy diesel, động cơ tuabin khí, động cơ xoay, động cơ 2 kỳ,… Động cơ đốt ngoài có thể kể đến 2 đại diện là động cơ hơi nước và động cơ Stirling.
Nhờ có hiệu suất cao hơn, cùng có kích thước nhỏ gọn hơn so với động cơ đốt ngoài nên động cơ đốt trong được sử dụng phổ biến ngày nay cho nhiều phương tiện và xe hơi, xe máy chính là đại diện tiêu biểu nhất.
Sau thời gian dài vận hành, cũng như nhiều bộ phận khác, động cơ xe ô tô cũng sẽ xảy ra các lỗi hư hỏng cần phát hiện nhanh để kịp thời khắc phục. Dưới đây là những cách người dùng cần biết để tránh mất “núi tiền”.
Động cơ không nổ máy
Với hiện tượng động cơ ô tô không nổ có khá nhiều nguyên nhân gây ra: Không có tia lửa điện. Trong thùng không có xăng. Trong bầu phao của bộ chế hòa không có xăng. Bầu lọc xăng bị tắc. Các ống dẫn xăng bị tắc. Bơm không lên xăng. Trong bầu phao của chế hòa khí có nước.
Xe không nổ máy liên quan nhiều tới điện.
Hoặc trong hệ thống xăng có không khí. Bướm xăng đóng thường xuyên. Các rơ le bộ chế hòa khí bị tắc. Hỏng tính chất cách điện của hệ thống đánh lửa dùng ắc qui. Khe hở điện cực của bugi không đúng tiêu chuẩn. Tụ điện không làm việc. Bình ắc quy phóng điện…
Khi gặp hiện tượng này, bạn có thể tự sửa chữa những vấn đề đơn giản như thay bugi, vệ sinh thùng xăng…; còn các hỏng hóc khác khó tự khắc phục nếu như không có kinh nghiệm sửa chữa. Bởi vậy, khi ô tô gặp lỗi này, tốt nhất nên đến trung tâm hãng để được kiểm tra khắc phục tốt nhất.
Động cơ dễ chết máy
Lỗi này là do bơm xăng không bơm đủ lượng xăng vào chế hòa khí, vị trí bướm gió không được điều chỉnh, mức xăng trong bầu phao bị tăng đột ngột.
Các lỗi này bạn bắt buộc phải mang xe đi kiểm tra. Ngoài ra, hiện tượng động cơ dễ chết máy còn do bầu lọc khí bị tắt, bạn có thể tự thay lọc khí ô tô tại nhà vì đây là bộ phận thay thế khá đơn giản.
Video đang HOT
Động cơ quá nóng
Khi động cơ quá nóng, bạn cần kiểm tra nước làm mát, nếu hết cần thêm nước. Các lỗi khác cũng là nguyên nhân gây động cơ nóng như: Thiết bị đánh lửa bị hỏng. Bánh, răng phối khí lắp không đúng. Đai truyền của quạt gió bị trượt. Van hằng nhiệt không làm việc. Két nước bị tắc. Cánh chớp của két nước mở không hoàn toàn. Đặt sai tay gạt điều chỉnh mức sấy nóng hỗn hợp cháy. Nước trong két nước đóng băng…
Cần rất thận trọng khi động cơ oto có vấn đề bất thường.
Chú ý chế hoà khí
Với lỗi này, thường là do hệ thống không tải của bộ chế hòa khí làm việc không tốt, hỏng gioăng đệm giữa mặt bích của chế hòa khí và ống nạp. Ngoài ra, có thể do đặt các dây cao thế không đúng thứ tự làm việc của động cơ, bugi bị dính dầu hoặc nước lọt vào trong xi lanh.
9 dấu hiệu cảnh báo chủ xe sắp tốn tiền sửa chữa
Những dấu hiệu dưới đây cảnh báo tình trạng "sức khỏe nguy kịch" của ô tô, chủ xe có thể sẽ phải hao tiền tốn của để khắc phục.
Có cặn ở nắp dầu động cơ
Nếu trên nắp dầu động cơ có cặn bùn hay cặn trông như bã cà phê thì nhiều khả năng máy móc đang có vấn đề nghiêm trọng. Có 2 nguyên nhân; thứ nhất là dầu kém chất lượng; thứ hai là dầu đã quá cũ, không còn tác dụng bôi trơn.
Cách triệt để nhằm quyết hiện tượng này là bổ máy và súc rửa động cơ. Tuy nhiên, chi phí sẽ rất tốn kém. Do vậy, người sử dụng xe cần tránh sử dụng các loại dầu kém chất lượng, kiểm tra mức dầu thường xuyên và thay dầu định kỳ.
Đèn báo hệ thống điện bật sáng
Biểu tượng ắc-quy bất ngờ bật sáng trên đồng hồ là dấu hiệu cho thấy xe đang gặp vấn đề ở hệ thống điện.
Đèn cảnh báo hệ thống điện đột nhiên phát sáng là dấu hiệu xe gặp vấn đề
Nguyên nhân có thể là cáp nối ắc-quy bị hỏng hoặc bị ăn mòn. Một nguyên nhân khác cũng thường gặp là lỗi từ máy phát điện.
Ngoài ra, có thể các bộ phận thường bị hỏng trong máy phát điện, như dây curoa bị chùng hay bị đứt, hỏng bộ tiết chế, IC...
Xe bỗng dưng chết máy
Có nhiều nguyên nhân khiến xe chết máy khi đang di chuyển, dù xăng còn và hệ thống điện vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nguyên nhân gây "hao tiền tốn của" dễ gặp phải nhất là chết bơm nhiên liệu.
Ba lý do chính làm chết bơm nhiên liệu là xăng trong bình bị cạn, xuống mức quá thấp, tắc bơm, bình bơm nhiên liệu hoạt động hết công suất. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, người dùng nên thay thế lọc nhiên liệu sau 60.000 - 80.000 km.
Nước làm mát bị hao hụt bất thường
Đây là một trong những triệu chứng nguy hiểm nhất báo hiệu chủ xe phải tốn nhiều tiền sửa chữa. Nguyên nhân là thủng bình chứa làm mát, rò rỉ đường ống làm mát, hoặc két nước làm mát bị va đập sau va chạm.
Thiếu nước làm mát có thể gây hại cho động cơ
Xe có thể bị chết động cơ nếu không được làm mát, đặc biệt khi phải di chuyển trên quãng đường dài. Ngoài ra, động cơ không được làm mát tốt có thể dẫn đến hiện tượng thổi gioăng mặt máy. Ngay cả khi xe sửa chữa xong, khả năng vận hành cũng giảm đáng kể.
Khi tiến hành sửa chữa, chúng ta cần kiểm lần lượt từ bình nước làm mát, đường ống làm mát đến két nước, hỏng chỗ nào cần sửa chữa chỗ đó.
Xe bị rung giật khi vào số
Khi bộ phận giảm xóc hoặc bộ phận cao su bị hỏng, vô lăng hay toàn bộ thân xe sẽ bị rung lắc, ngay cả khi xe chưa di chuyển. Lúc này, cần phải thay thế bộ cao su chân máy mới.
Giảm xóc hoặc thủy lực bị chảy dầu
Hệ thống giảm xóc bị chảy dầu khiến xe hấp thụ kém các xung lực
Giảm xóc hoặc thủy lực bị chảy dầu khiến xe không thể hấp thụ được các xung động, đặc biệt khi vào các chỗ xóc, gờ giảm tốc. Nếu như xe bị chảy dầu một bên thì nên thay thế cả 2 bên cho đều nhau.
Đã vào số, tăng ga mà xe không chạy
Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là dầu hộp số bị bẩn lâu ngày không thay hoặc có tạp chất. Điều này làm tắc nghẽn đường dầu của hộp số làm xe không thể chuyển số được.
Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể đến từ bảng mạch điện bên trong hộp số tự động bị hỏng, dẫn đến hiện tượng xe không có lệnh chuyển số vì vậy không chuyển số được.
Trụ vô lăng kêu "è è" và rung khi đánh lái
Khi đánh lái gấp thì xe có tiếng kêu "è è" từ trụ lái. Tiếng kêu này phát ra từ hệ thống trợ lực trên những chiếc xe sử dụng bơm trợ lực.
Khi vô lăng có tiếng kêu lạ, tài xế cần mang xe đến các cơ sở chăm sóc bảo dưỡng để kiểm tra
Hệ thống trợ lực có vấn đề thì thường do hai nguyên nhân phổ biến: thiếu dầu trợ lực, hoặc bơm trợ lực kém. Các gara sẽ tiến hành kiểm tra vấn đề do rò rỉ dầu hay linh kiện cần được thay thế.
Tiếng kêu "ù ù" phát ra từ bánh xe khi chạy
Khi di chuyển trên đường, xe xuất hiện tiếng kêu "ù ù" tỷ lệ thuận với tốc độ di chuyển. Nguyên nhân có thể là do bi moay-ơ bị hư hỏng.
Sau nhiều năm sử dụng, bi có thể bị dơ hoặc hỏng, từ đó phát ra tiếng kêu. Khi bộ phận này hao mòn, người dùng cần đến các trung tâm để kiểm tra hoặc thay mới.
Bắt bệnh xe hơi qua màu sắc của khí thải Màu sắc của khí thải động cơ được xem là một trong những dấu hiệu giúp bạn bắt bệnh xế cưng của mình một cách nhanh chóng, từ đó giúp bạn có những biện pháp khắc phục kịp thời nhất. Tình trạng "bất bình thường" của khí thải từ động cơ có thể xuất hiện khi ô tô và động cơ xe của...