Cách phân biệt ung thư đại trực tràng với bệnh trĩ giúp nhiều người xóa tan lầm tưởng
Triệu chứng của bệnh trĩ thường giống với người bệnh ung thư đại trực tràng. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân thường đến bệnh viện ở giai đoạn muộn, chủ quan nghĩ những biểu hiện trước đó là nguyên nhân từ bệnh trĩ gây nên.
PGS.TS. Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Đại trực tràng, tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, ung thư đại trực tràng hay còn gọi là ung thư ruột già, là một loại ung thư hay gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Những dấu hiệu sau của bệnh ung thư đại trực tràng:
Bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng đều có dấu hiệu đại tiện ra máu. Tuy nhiên, mọi người cần biết những dấu hiệu sau của bệnh ung thư đại trực tràng như sau:
- Rối loạn đại tiện, đi ngoài hoặc táo liên tục trong thời gian dài.
- Ung thư đại trực tràng cũng có dấu hiệu có lẫn máu trong phân, tuy nhiên, khác với bệnh trĩ, ung thư đại trực tràng thường tiết dịch nhầy, phân lỏng và nhỏ khi đi đại tiện.
- Uống kháng sinh không khỏi, người sút cân nhanh chóng.
Thông thường mọi người chỉ nghĩ đi ngoài ra máu mới bị trĩ, nhưng có những trường hợp không có triệu chứng này nên dễ bị nhầm lẫn.
- Máu và mủ ra cùng phân.
- Triệu chứng đau bụng vùng bụng căng tức, chán ăn, mệt mỏi.
- Những biểu hiện đi ngoài ra máu, rối loạn tiêu hóa, có ngày bị táo bón ngày lại đi.
Video đang HOT
Do đó, để phòng ngừa ung thư đại tràng hiệu quả nhất là tầm soát ung thư đại trực tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư đại trực tràng. Phát hiện sớm, bệnh điều trị dễ dàng hơn.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ:
- Xuất hiện chảy máu khi đại tiện.
- Người bệnh có thể gặp phải hiện tượng xuất hiện các khối thòi ra ngoài khi đại tiện.
- Ngứa, đau vùng hậu môn.
- Xuất hiện những khối cứng nhỏ ở rìa hậu môn ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Nếu bệnh không được điều trị, lâu dài sẽ làm cho toàn thân thiếu máu mạn tính, sút cân, giảm thể lực.. tắc mạch, chảy máu, hoại tử trĩ…
Trĩ ngoại: Nằm bên ngoài hậu môn, phát triển ngay gần rìa hậu môn và được phủ bởi lớp da rất nhạy cảm của vùng rìa hậu môn. Nếu hình thành cục máu đông (trĩ tắc mạch) nó sẽ rất đau và tạo thành khối cứng chắc. Trĩ ngoại cũng có thể chảy máu nếu nó bị vỡ ra.
Trĩ nội: Nằm phía trong hậu môn, thường không đau; Chảy máu, thòi trĩ ra ngoài khi đại tiện là những triệu chứng thường xuất hiện. Tuy nhiên nó có thể rất đau nếu búi trĩ nội bị sa ra ngoài hoàn toàn, từ phía trong hậu môn thòi ra ngoài lỗ hậu môn và không thể ấn lại được vào trong.
Hiện nay, bệnh trĩ không phải ai mắc cũng phải mổ, tùy từng giai đoạn mà có phương pháp điều trị thích hợp hiệu quả và ít đau. Trường hợp nhẹ, bệnh có thể khỏi chỉ với việc điều chỉnh chế độ ăn nhiều chất xơ như rau, củ, quả và uống nhiều nước (2-3 lít/ ngày), loại bỏ các yếu tố gây tăng áp lực trong trực tràng như đại tiện không rặn mạnh, không ngồi toilet lâu…
Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom có thể xảy ra với cả nam và nữ giới, ở các lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là từ 30 – 60 tuổi.
Nhiều người không biết rằng, các triệu chứng chảy máu không chỉ gặp ở trĩ nội, trĩ ngoại mà đôi khi còn gặp ở bệnh ung thư hậu môn, trực tràng. Vì vậy, nếu không đi khám, đến khi ung thư phát triển thì khả năng điều trị rất khó khăn.
Trong trường hợp khối trĩ tắc mạch đau nhiều liên tục, bác sỹ sẽ phải trích rạch lấy bỏ khối máu cục trong búi trĩ.
Các chuyên gia cảnh báo, hơn 70% trường hợp phát hiện ung thư đại trực tràng khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, khó có thể cứu chữa.
Diệu Thu
Theo baogiaothong
Không có mối liên hệ giữa bệnh trĩ và ung thư
PGS, TS Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng - Tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh trĩ là một bệnh lành tính của vùng thấp trực tràng, không phải là bệnh ung thư. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người lại bỏ qua những dấu hiệu bệnh ung thư vì bị chẩn đoán nhầm sang bệnh trĩ.
PGS, TS Nguyễn Xuân Hùng khám và tư vấn cho người bệnh.
Sáng 23-11, các bác sĩ đầu ngành về các bệnh lý tầng sinh môn, đại trực tràng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã khám và tư vấn miễn phí cho hàng trăm người dân về các bệnh lý trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp xe - rò hậu môn...
Theo BS Hùng, kết quả điều tra dịch tễ trên thế giới và điều tra 14 nghìn người tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ bệnh trĩ chiếm khoảng 30% ở người trưởng thành. Đây là bệnh ở vùng hậu môn trực tràng nên tỷ lệ ở phụ nữ cao hơn so với nam giới.
Chia sẻ về thông tin liệu có mối liên quan nào giữa bệnh trĩ với ung thư hay không, TS Hùng cho biết, bệnh trĩ là một bệnh lành tính của vùng thấp trực tràng, không phải là bệnh ung thư. Tuy nhiên, những triệu chứng như đại tiện ra máu, đau vùng hậu môn... nhiều người sẽ nghĩ và điều trị theo hướng bệnh trĩ.
"Chính vì sự hiểu nhầm này, nhiều người lại bỏ xót những bệnh khác ở bệnh ở vùng hậu môn như khối ung thư đại trực tràng, polip, bệnh về viêm nhiễm vùng hậu môn như viêm loét đại trực tràng chảy máu; bệnh rò hậu môn gây ra đau, nứt kẽ hậu môn...", BS Hùng nói.
Hàng trăm người dân đến khám và tư vấn miễn phí tại bệnh viện.
Vì thế, theo chuyên gia này, khi chẩn đoán điều trị bệnh trĩ, đầu tiên phải loại trừ ung thư ở vùng hậu môn, đặc biệt ở người nhóm nguy cơ. Những người bị rối loạn tiêu hóa, đại tiện nhầy, sút cân, hơn 50 tuổi thì phải làm các xét nghiệm lâm sàng bổ sung, soi đại tràng, chụp MRI để loại bỏ chắc chắc ung thư mới điều trị bệnh trĩ.
"Nếu không khám chuyên khoa, dễ nhầm chẩn đoán là bệnh trĩ, bỏ xót bệnh ung thư. Có không dưới 10 ca bệnh, chúng tôi phải đã phải chữa ung thư trực tràng giai đoạn muộn vì họ bị chẩn đoán nhầm sang bệnh trĩ và điều trị bệnh trĩ suốt ba năm. Có trường hợp bị chẩn đoán nhầm trĩ với các tổn thương lành tính khác như u máu, nứt kẽ...", BS Hùng cho hay.
Trung bình, mỗi ngày có đến 20-30 bệnh nhân đến khám các bệnh lý liên quan đến tầng sinh môn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong đó 10 bệnh nhân có bệnh lý hậu môn trực tràng, 5-7 ca mắc bệnh trĩ. Trong điều trị nội khoa, 50% ca mắc hoàn toàn có thể sống chung với trĩ. 45% số đó nếu có triệu chứng đơn giản có thể dùng thủ thuật tiêm xơ, đốt laze, đốt sóng cao tần...
BS Hùng cho biết, một thực tế hiện nay trong điều trị bệnh trĩ là nhiều người dân chữa kiểu truyền miệng, tin vào thuốc nam hoặc bác sĩ google. Đây là một bệnh phổ biến và có nhiều mức độ cũng như phương pháp can thiệp khác nhau, nên có những nơi học mót các can thiệp này nhưng không học một cách đầy đủ, chuyên khoa nên dẫn tới các trường hợp, mặc dù chữa bệnh sẽ đỡ nhưng không khỏi được bệnh dẫn đến biến chứng, di chứng.
Vì thế, có trường hợp bệnh nhân đắp thuốc điều trị nội khoa cho bệnh ở giai đoạn nặng, nhưng lại sử dụng thuốc đông y không kiểm soát gây hoại tử, ngộ độc, suy đa tạng phải hồi sức, nguy hiểm tính mạng. Có những ca bệnh để lại di chứng nặng không thể đại tiện thông thường, phải làm hậu môn nhân tạo.
BS Lê Nhật Huy khám và tư vấn cho người bệnh.
BS Hùng khuyến cáo, những người mắc bệnh lý này, để tránh gây ra các đợt cấp tính của bệnh trĩ cần phải có chế độ ăn uống vệ sinh lành mạnh và loại bỏ ba nhóm thức ăn gồm: cay nóng như ớt, hạt tiêu, xả; sử dụng đồ uống có chất alcohol như rượu, bia và những chất có caffeine như chè đặc, cà phê...
TRẦN NGUYÊN
Theo giaoduc.net
Có hay không việc bệnh trĩ sẽ phát triển thành ung thư? Hiện nay, có nhiều người băn khoăn về vấn đề liệu bệnh trĩ có thể phát triển thành ung thư không? Phó giáo sư Nguyễn Xuân Hùng (Bệnh viện Việt Đức) sẽ nói rõ hơn về vấn đề này. Phó giáo sư Nguyễn Xuân Hùng khám cho bệnh nhân. (Ảnh: PV/Vietnam ) Bệnh trĩ là một trong những bệnh phổ biến ở vùng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sốt xuất huyết đang vào mùa, cần chủ động phòng bệnh

Gia tăng bệnh lý do ô nhiễm không khí

6 loại hạt giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa và sức khỏe tim mạch

Giun rồng 'đục khoét' cơ thể người đàn ông

Những thói quen ăn canh gây hại cho sức khỏe

Bác sĩ Bệnh viện K ký cam kết 'bàn tay sạch' khi chăm sóc người bệnh

Bảng giá điện thoại Vivo tháng 5/2025: Thêm 2 sản phẩm 'hàng hot'

Việt Nam phát triển internet vệ tinh: Khó khăn ở khâu nào?

Nghiên cứu chỉ ra rằng, tắt internet trên điện thoại, não bạn có thể trẻ lại 10 năm

Đừng chỉ ăn ruột, vỏ loại quả này rất tốt cho sức khỏe, nhiều người tiếc hùi hụi vì chưa biết

Vì sao tẩy nhiều lần vẫn không hết giun kim?

Bệnh trầm cảm: Nhận biết sớm để can thiệp sớm
Có thể bạn quan tâm

Hứa giới thiệu việc làm qua Facebook để chiếm đoạt tiền của nạn nhân
Pháp luật
16:01:46 07/05/2025
Một phụ nữ nghi bị chồng và mẹ chồng đánh nhập viện
Tin nổi bật
15:50:35 07/05/2025
Bí ẩn dưới đáy biển: Con đường 'vượt đại dương', kết nối quan hệ đầy căng thẳng
Thế giới
15:38:06 07/05/2025
Nhặt được 14kg vàng trong hộp giấy ở sân bay
Lạ vui
15:34:21 07/05/2025
Ca sĩ "mượn hit" RHYDER từ chối xuất ngoại thi Em Xinh, lý do khó ai ngờ?
Sao việt
15:26:10 07/05/2025
Realme hé lộ smartphone pin siêu khủng 10.000 mAh
Đồ 2-tek
15:25:52 07/05/2025
200 sao hollywood bị liên lụy vì Diddy, ông trùm có thể nhận án tù chung thân?
Sao âu mỹ
15:20:22 07/05/2025
'Đêm Thánh: Đội săn quỷ': Ma Dong Seok, Seohyun 'gánh' kịch bản
Phim châu á
15:14:18 07/05/2025
Kim Tae Ri có xứng đáng làm Thị hậu Baeksang 2025?
Hậu trường phim
15:04:21 07/05/2025
7 poster nhân vật - 7 câu chuyện - 7 song trùng kỳ quái rình rập, chực chờ bước lên từ 'Dưới đáy hồ'
Phim việt
14:59:23 07/05/2025