Cách phân biệt cơ bản các loại bảo hiểm đang được bán để bạn lựa chọn đúng với hoàn cảnh của mình
Bảo hiểm được chia thành rất nhiều loại sản phẩm theo phương diện đối tượng được bảo hiểm, tính chất hoạt động hoặc phương thức tham gia.
Trên thị trường có 3 loại hình bảo hiểm thương mại bao gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe như sau:
1. Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Bảo hiểm nhân thọ sẽ bao gồm 7 loại sau:
Bảo hiểm sinh kỳ
Sự khác biệt của bảo hiểm sinh kì so với các loại bảo hiểm nhân thọ khác ở chỗ, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ trả tiền bảo hiểm nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Bảo hiểm sinh kì có ý nghĩa như một hình thức tiết kiệm để người được bảo hiểm sử dụng tiển bảo hiểm duy trì cuộc sống sau mốc thời gian được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
Bảo hiểm tử kỳ
Theo hợp đồng bảo hiểm tử kì, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Khác với bảo hiểm trọn đời, trong bảo hiểm tử kì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cam kết bảo hiểm cho sự kiện chết của người được bảo hiểm trong thời hạn xác định
Là hình thức bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ.
Bảo hiểm trọn đời
Áp dụng bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó.
Bảo hiểm trả tiền định kỳ
Ảnh minh họa.
Áp dụng cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định. Do phương thức trả tiền bảo hiểm theo các kì hạn thỏa thuận trước nếu người được bảo hiểm tiếp tục sống sau thời hạn xác định nên bảo hiểm trả tiền định kì thực chất là bảo hiểm cho cuộc sống của người được bảo hiểm.
Bảo hiểm hưu trí
Áp dụng cho trường hợp người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Bảo hiểm liên kết đầu tư
Với hình thức tham gia bảo hiểm này, người mua bảo hiểm là người quyết định phí bảo hiểm của mình sẽ được đầu tư vào nguồn quỹ nào bằng việc sở hữu một số đơn vị của quỹ đầu tư (tương ứng với số phí đóng bảo hiểm).
Giá trị mà bên mua bảo hiểm nhận được khi đáo hạn hợp đồng là giá trị của các đơn vị quỹ đầu tư khi đáo hạn. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đưa ra các quỹ đầu tư khác nhau với mức độ rủi ro cũng sẽ khác nhau. Rủi ro càng cao lợi nhuận cũng sẽ càng nhiều và ngược lại.
2. Bảo hiểm sức khỏe
Video đang HOT
Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Bảo hiểm sức khỏe sẽ bao gồm 3 loại sau:
Bảo hiểm tai nạn con người
Là sản phẩm bảo hiểm cho những trường hợp bị tổn thương thân thể hoặc tử vong do tai nạn.
Bảo hiểm y tế:
Bảo hiểm y tế thương mại hay còn gọi là bảo hiểm sức khỏe của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nhằm mục đích hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh khi người tham gia không may gặp rủi ro ốm đau bệnh tật, tai nạn…
Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe
Là sản phẩm bảo hiểm hỗ trợ chi phí điều trị và trợ cấp cho người tham gia trong trường hợp ốm đau, bệnh tật, phẫu thuật, tai nạn, thai sản …
3. Bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ giúp bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.
Bảo hiểm phi nhân thọ sẽ bao gồm 10 loại:
Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại:
Dành cho đối tượng tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.
Bảo hiểm hàng hóa:
Dành cho vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không.
Bảo hiểm hàng không:
Dành riêng cho hoạt động của máy bay và những rủi ro liên quan đến quá trình vận chuyển bằng đường hàng không (bao gồm hàng hóa và con người).
Bảo hiểm xe cơ giới:
Dành cho xe cơ giới nhằm bồi thường cho chủ xe khi không may xảy ra rủi ro liên quan đến con người, chiếc xe hoặc hàng hóa trên xe.
Ngoài bảo hiểm bắt buộc, chủ xe cơ giới và có thể mua thêm sản phẩm tự nguyện: Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe; Bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên xe; Bảo hiểm của chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển trên xe.
Bảo hiểm cháy, nổ:
Dành cho các thiệt hại xảy ra đối với tài sản của cơ sở được bảo hiểm khi không may xảy ra rủi ro cháy, nổ.
Ảnh minh họa.
Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu:
Dành cho thân vỏ tàu, máy móc và trang thiết bị tàu do những hiểm họa của biển/sông nước gây ra, hoặc do những tai nạn bất ngờ.
Bảo hiểm trách nhiệm:
Dành cho các rủi ro liên quan đến những trách nhiệm pháp lý hay nghĩa vụ bồi thường các thiệt hại do lỗi của người được bảo hiểm làm tổn hại cho các tổ chức, cá nhân khác.
Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính:
Dành cho những khoản vay giúp người đi vay trả nợ ngân hàng khi không may gặp rủi ro bất ngờ.
Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh:
Dành cho những rủi ro về tài sản trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảo hiểm nông nghiệp:
Dành cho đối tượng sản xuất trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Bảo hiểm do Nhà nước thực hiện
1. Bảo hiểm tiền gửi
Là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tối đa là 75.000.000 đồng (Bảy mươi lăm triệu đồng).
2. Bảo hiểm y tế
Ảnh minh họa.
Là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng hoặc mức lương cơ sở… tùy từng đối tượng. Nhà nước sẽ hỗ trợ từ 30% -100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng như người có công với cách mạng, hộ gia đình cận nghèo, học sinh sinh viên…
3. Bảo hiểm xã hội
Là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Mức đóng hằng tháng của người lao động Việt Nam bằng 8% mức tiền lương tháng/ lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất. Các chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện là hưu trí và tử tuất.
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam: Tiềm năng và cơ hội còn bỏ ngỏ cho doanh nghiệp số
Sau cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế mang tên Covid-19, bảo hiểm đang là lĩnh vực hiếm hoi có tỷ lệ tăng trưởng đạt mốc hai con số. Tuy nhiên, song hành với sự gia tăng đột biến về nhu cầu, thị hiếu, mong muốn của khách hàng cũng liên tục thay đổi. Cơ hội tăng trưởng là có thật, nhưng để chiếm lĩnh miếng bánh thị phần cần những "người chơi" và "luật chơi" mới.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Người Việt Nam đang ý thức rõ hơn bao giờ hết về rủi ro
Thị trường bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ ở Việt Nam được đánh giá còn rất nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển. Nhận định trên được các chuyên gia đưa ra dựa trên rất nhiều số liệu tổng thể.
Khảo sát của Kantar World Panel thực hiện tại Việt Nam cho thấy 73% người được khảo sát chọn gia tăng chi tiêu cho sức khỏe và dinh dưỡng. Nếu bắt buộc phải cắt giảm chi tiêu, chỉ 14% người tham gia khảo sát lựa chọn cắt giảm sản phẩm bảo hiểm đang sở hữu. Đồng thời, 65% người tham gia tin rằng Covid-19 yêu cầu họ chủ động hơn về việc chuẩn bị kế hoạch tài chính và có quỹ dự phòng sức khỏe cho tương lai.
Chẳng hạn, ở mảng chăm sóc sức khoẻ, khảo sát về "Health Protection Gap" - lỗ hổng tài chính do chi phí chăm sóc sức khoẻ vượt ngoài dự tính do Swiss Re thực hiện vào năm 2018 chỉ ra chi phí chăm sóc sức khoẻ phát sinh ngoài dự tính tại các thị trường châu Á lên đến 1,8 tỷ đô la Mỹ.
Nếu đi sâu vào chi tiết, các số liệu còn cho thấy người Việt có một thái độ khá lạc quan và tự tin vào tình trạng sức khoẻ của bản thân (61% đáp viên cho rằng mình khoẻ mạnh; 50% đáp viên tự đánh giá sức khỏe tốt lại chỉ tập thể dục một lần một năm; 61% người hút thuốc tự tin mình không có vấn đề gì về sức khỏe).
Tuy nhiên, bức tranh trên đã gần như không còn đúng khi cả thế giới đón nhận một thảm hoạ sức khoẻ và y tế tồi tệ nhất trong vòng 30 năm qua - đại dịch Covid-19. Tất cả những diễn biến vốn được các nhà làm phim Hollywood nhào nặn để thu hút người xem trên màn ảnh bỗng thực tế hơn bao giờ hết. Nguy cơ là có thật, và nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, với bất kỳ ai, và ở bất kỳ đâu.
Khảo sát của Kantar World Panel thực hiện tại Việt Nam vừa qua đã chỉ ra một kết luận rất thú vị: 73% người được khảo sát chọn gia tăng chi tiêu cho sức khỏe và dinh dưỡng. Nếu bắt buộc phải cắt giảm chi tiêu, chỉ 14% người tham gia khảo sát lựa chọn cắt giảm sản phẩm bảo hiểm đang sở hữu. Đồng thời, 65% người tham gia tin rằng Covid-19 yêu cầu họ chủ động hơn về việc chuẩn bị kế hoạch tài chính và có quỹ dự phòng sức khỏe cho tương lai.
Đi kèm với sự chuyển dịch về nhu cầu chi tiêu và ưu tiên, hành vi và cách thức tiếp cận, đưa ra quyết định mua sắm của người Việt cũng ghi nhận sự thay đổi mạnh mẽ. Tập đoàn tư vấn chiến lược Accenture cho biết e-commerce hay các giao dịch mua bán gián tiếp/online sẽ là nền tảng của tương lai.
Giãn cách xã hội đã rèn luyện cho người tiêu dùng thói quen tìm hiểu thông tin và mua bán trên các nền tảng (platform) online. Những hình thức truyền thống (brick&mortal) sẽ dần nhường chỗ cho phương thức trực tuyến ở rất nhiều các ngành nghề khác nhau. Điều này được dự đoán sẽ tạo nên một thế hệ khách hàng mới: Quan tâm và chăm sóc sức khoẻ thông qua các phương tiện kỹ thuật số.
Nhu cầu là có thật, nhưng doanh nghiệp nào sẽ đủ sức để đón đầu làn sóng mới này?
Casestudy - Allianz và bài toán áp dụng kỹ thuật số để giúp người dùng bảo vệ sức khoẻ
Malaysia là một thị trường gần gũi với Việt Nam với tốc độ phát triển kinh tế ấn tượng. Đồng thời, mức độ chú trọng và áp dụng các phương tiện kỹ thuật số tại quốc gia này cũng cực kỳ phát triển trong những năm gần đây.
Ứng dụng Halodoc được trang bị bốn tính năng chính: Trò chuyện với bác sĩ (Bệnh nhân có thể trò chuyện với bác sĩ mọi lúc mọi nơi từ điện thoại di động của họ); Mua Thuốc (Người dùng có thể đặt mua thuốc và dược phẩm nhanh chóng, an toàn đến tận nhà); Đặt lịch khám tại cơ sở y tế và Dịch vụ phòng thí nghiệm.
Để giải quyết bài toán về chăm sóc sức khoẻ cho người dùng, bảo hiểm nhân thọ Allianz Malaysia đã áp dụng công nghệ để giúp 4.300 đại lý mang đến sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng nhanh chóng và liền mạch. Đặc biệt, công ty tập trung vào việc tận dụng các giải pháp để đơn giản hóa và rút ngắn thời gian phê duyệt hợp đồng, từ đó hỗ trợ khách hàng nhiều hơn. Allianz Malaysia đã báo cáo rằng không chỉ trải nghiệm khách hàng được cải thiện đáng kể mà trải nghiệm của đại lý cũng hoàn thiện, nhờ việc giảm bớt các quy trình nặng nề.
Một ứng dụng thành công khác cũng của Tập đoàn bảo hiểm Allianz vào năm 2019 tại thị trường láng giềng Indonesia vừa qua chính là ứng dụng chăm sóc sức khoẻ Halodoc. Halodoc là một ứng dụng sức khỏe trực tuyến tích hợp cung cấp các giải pháp y tế đầy đủ và đáng tin cậy để tạo điều kiện cho người dùng chăm sóc sức khỏe tiện lợi.
Ứng dụng Halodoc được trang bị bốn tính năng chính: Trò chuyện với bác sĩ (Bệnh nhân có thể trò chuyện với bác sĩ mọi lúc mọi nơi từ điện thoại di động của họ); Mua Thuốc (Người dùng có thể đặt mua thuốc và dược phẩm nhanh chóng, an toàn đến tận nhà); Đặt lịch khám tại cơ sở y tế và Dịch vụ phòng thí nghiệm. Theo số liệu cung cấp, Halodoc hiện đang phục vụ 7 triệu bệnh nhân/tháng trên cả toàn lãnh thổ Indonesia, với 80% bệnh nhân cư trú ngoài các thành phố chính như Jakarta và Surabaya.
Trên đây là một trong hai ví dụ về cách thức các công ty bảo hiểm có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để liên lạc, kết nối và chăm sóc khách hàng của mình một cách toàn diện và phù hợp. Điều này không chỉ giúp gia tăng trải nghiệm người dùng mà còn tạo ra những mô hình kinh doanh mới, tối ưu và tinh giản chi phí vận hành nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả, tương thích với nhu cầu và hành vi của phân khúc khách hàng thành thị mới hiện nay.
Có lẽ, trong tương lai không xa, những mô hình này sẽ xuất hiện và được ứng dụng một cách mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam để xoay chuyện bộ mặt ngành bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng và bảo hiểm nói chung. Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ, tuy nhiên nếu những "tay chơi" có kinh nghiệm dầy dặn trong việc thiết lập hệ sinh thái sức khỏe trên nền tảng công nghệ như Allianz xuất hiện, cuộc cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt.
Và người hưởng lợi cuối cùng vẫn sẽ là khách hàng!
Cần sớm thống nhất cách tính tỷ lệ hủy hợp đồng bảo hiểm Dù đã đưa ra bàn thảo và thống nhất về mặt chủ trương từ năm 2019 tại Hội nghị CEO nhân thọ rằng, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải báo cáo tỷ lệ duy trì hợp đồng sau năm thứ nhất để Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) có cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động và chất lượng của...