Cách pha nước mắm tỏi ớt ngon ‘thần thánh’ chấm gì cũng hợp, đẹp mắt, để ăn dần được cả tháng
Trong các món ăn hàng ngày của người Việt, bát nước mắm pha cùng tỏi ớt băm nhỏ là gia vị không thể thiếu để chấm các món như thịt luộc, cá nướng, bánh lọc, bánh cuốn,…Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách pha nước mắm tỏi ớt đúng điệu nhà hàng.
Nước mắm tỏi ớt – linh hồn của các món ăn
Nước mắm là nguyên liệu truyền thống không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của người Việt. Không chỉ để nêm nếm, nước mắm còn dùng để pha thành nước chấm ăn kèm cùng nhiều món ăn làm tăng thêm hương vị hấp dẫn.
Nước mắm tỏi ớt chua ngọt
Có thể nói, một bát nước chấm ngon làm nên hương vị, danh tiếng cho món ăn đó. Ở Việt Nam, nhiều món ăn nổi tiếng thơm ngon hơn phải có bát nước mắm tỏi ớt ăn kèm như: phở cuốn, nem cuốn, bánh xèo, bánh bột lọc,…Nước chấm tỏi ớt của Việt Nam cũng được nhiều đầu bếp nổi tiếng quốc tế lấy cảm hứng, sáng tạo nên các món ăn hảo hạng, thơm ngon.
Nước mắm có độ sánh, sệt
Một bát nước mắm tỏi ớt tuy đơn giản, đa phần nhà nào cũng làm được nhưng để có độ sánh, sệt, ngon như nhà hàng cần có bí quyết riêng. Một bát nước chấm đúng điệu cần có vị mặn, thơm của nước mắm, vị ngọt từ đường, cay nồng của tỏi ớt và chua của chanh. Nước mắm cũng cần đạt đến độ sệt, sánh, tỏi ớt nổi lên trên. Điều này khá đơn giản và dễ thực hiện, bất cứ ai cũng có thể làm để dùng dần. Nước mắm tỏi ớt pha đúng điệu sẽ cất trữ và ăn dần được cả tháng. Chị em tham khảo công thức pha nước mắm tỏi ớt dưới đây để chuẩn bị cho gia đình thưởng thức cùng các món ăn hàng ngày nhé.
Cách pha nước mắm tỏi ớt đúng điệu nhà hàng
Để có bát nước mắm tỏi ớt chua ngọt đúng điệu, trước tiên cần chuẩn bị nguyên liệu theo đúng chuẩn. Các phần nguyên liệu này rất đơn giản và sẽ mang lại cho nước chấm sánh đẹp, thơm ngon, ai cũng cũng có thể làm được, ngay cả với những người chưa biết pha nước chấm đúng điệu.
Đây là loại nước chấm thích hợp cho nhiều món như: hải sản, ốc, cơm tấm, bún chả, bún nem, gỏi cuốn, bánh cuốn…Có thể cho thêm sả lát, gừng băm nhuyễn tùy món. Với công thức pha này, nước mắm tỏi ớt có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, để lâu cả tháng và ăn dần được.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Video đang HOT
- 200g đường
- 200ml nước (hoặc nước dừa)
- 200ml nước mắm
- 80ml nước cốt chanh
- 100g tỏi
- 100g ớt sừng
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Cách pha nước chấm tỏi ớt chua ngọt thơm ngon
- Cho đường, nước, nước mắm vào nồi. Bắc nồi lên bếp, vừa nấu vừa khuấy cho đường tan hết. Khi nước mắm đã sôi thì vặn nhỏ lửa liu riu, đun khoảng 15 phút – 20 phút thì tắt lửa, để thật nguội.
Chuẩn bị tỏi ớt: Tỏi ớt bằm nhuyễn. Chanh vắt lấy nước cốt. Khi nước mắm đã nguội, cho nước cốt chanh, tỏi ớt vào, khuấy cho tỏi ớt hòa quyện với nước mắm. Rót nước mắm tỏi ớt vào chai. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Khi ăn với các món hải sản, ốc, cơm tấm, món chiên, món luộc, món hấp: Rót nước mắm ra chén, chấm trực tiếp. Khi ăn với các món như bánh cuốn, bánh bột lọc, gỏi cuốn, bún chả/nem,…: múc nước mắm ra chén và cho thêm 1 muỗng canh nước lọc.
Cách pha nước chấm đúng điệu
Một số lưu ý khi pha nước chấm tỏi ớt:
Tùy từng địa phương, sở thích cá nhân mà có thể gia giảm bất kì một nguyên liệu nào. Có thể thay nước dừa bằng nước lọc, thay đường trắng bằng đường vàng, đường phèn..
Để bảo quản nước mắm tỏi ớt được lâu thì phải đun sôi hỗn hợp nước, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tới cả tháng. Chai hay lọ đựng nước mắm cũng phải rửa sạch, để khô ráo.
Bảo quản nước mắm tỏi ớt dùng dần
Độ thơm của nước chấm chua ngọt này cũng phụ thuộc khá nhiều vào nước mắm. Các bạn sử dụng loại nước mắm 40 độ đạm để làm, hoặc có thể dùng loại mắm có độ đạm thấp hơn.
Chanh chọn quả vỏ mỏng cho được nhiều nước, hoặc dùng chanh đào thì càng ngon. Dùng ớt sừng pha, nó có vị cay nhẹ, trẻ con có thể ăn được. Gia đình nào có thói quen ăn cay hơn thì dùng thêm ớt chỉ thiên.
Cách pha nước chấm sánh ngon, tỏi ớt nổi lên, chấm gì cũng hợp
Với cách đơn giản này bạn chỉ cần thêm đường, nước lọc, nước cốt chanh vào đánh cho tan, sau cùng mới cho nước mắm vào. Cho nước mắm vào sau cùng, tỏi ớt sẽ dễ nổi lên hơn.
Nước mắm tỏi ớt là loại nước chấm cơ bản, tạo nên hương vị cho nhiều món ăn Việt như bún chả, nem rán, nem cuốn, phở cuốn, bánh xèo...
Nguyên liệu chính của món này gồm nước mắm, đường, giấm (chanh), tỏi, ớt tạo nên vị chua cay mặn ngọt hài hòa. Pha chuẩn vị không khó nhưng nhiều người gặp tình trạng tỏi ớt chìm xuống đáy bát khiến bát nước chấm trông không được đẹp mắt như ngoài hàng.
Tỷ lệ các nguyên liệu
Thông thường, tỷ lệ sẽ là 1:1:1:4, tức là 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa giấm (hoặc nước chanh), 4 thìa nước lọc. Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể gia giảm một chút nguyên liệu cho phù hợp.
Thứ tự cho nguyên liệu
Một trong những nguyên nhân khiến tỏi ớt bị chìm khi pha nước chấm đó chính là thứ tự cho nguyên liệu bị sai. Nhiều người có thói quen băm tỏi ớt, thêm gia vị rồi mới cho nước, nước mắm vào bát khuấy đều. Khi cho tỏi vào trước, chúng bị ngấm nước, nặng hơn và sẽ chìm xuống dưới chứ không nổi lên.
Để bát nước chấm đẹp mắt, tỏi ớt nổi đều thì bạn cần phải cho nước mắm, nước lọc, chanh hoặc giấm, đường vào trước. Khuấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện, nêm nếm vừa khẩu vị rồi mới cho tỏi ớt vào. Như vậy, bát nước chấm vừa có đủ vị, vừa có tỏi ớt nổi lên trên đẹp mắt.
Đầu tiên, nên cho nước lọc và đường vào bát khuấy đều cho đến khi đường tan hết. Sau đó mới cho nước mắm và giấm vào. Sau cùng mới cho tỏi, ớt băm.
Băm tỏi, ớt khô
Một số gia đình thích giã tỏi hơn là băm tỏi. Tuy nhiên, giã tỏi sẽ khiến tỏi bị dập, khó nổi lên trên. Tốt nhất bạn nên cắt và băm nhỏ tỏi.
Một lưu ý nữa là tỏi và ớt cần được băm lúc khô ráo. Thớt và dao dùng để băm tỏi cũng cần lau thật khô. Cách này giúp tỏi không bị ngấm nước và sẽ nổi lên khi cho vào nước chấm.
Ngoài ra, một số bà nội trợ chia sẻ kinh nghiệm, nước mắm độ đạm 40 là gợi ý tuyệt vời để pha nước chấm tỏi ớt bởi loại nước mắm này có vị mặn vừa phải.
Lượng tỏi ớt có thể gia giảm cho phù hợp khẩu vị. Ngoài ra, có thể thêm các nguyên liệu khác để phù hợp với các món ăn khác nhau. Ví dụ như nếu làm nước chấm gà hoặc để trộn gỏi, bạn có thể cho thêm hành tím ngâm chua ngọt. Nếu làm nước chấm ốc, hãy bỏ thêm sả, gừng, lá chanh băm nhỏ.
Nước mắm tỏi ớt, hành ngâm có thể dùng để chấm thịt gà sẽ rất ngon.
Món ăn cung đình được bán với giá bình dân ngon khó cưỡng ở cố đô Huế Chậm rãi thưởng thức từng cuốn bánh, thực khách lại càng thấm được cái tinh tế của ẩm thực cung đình Huế. Huế là cái nôi sản sinh ra những món ăn đậm chất kỳ công, tinh tế mà vô cùng hài hòa, xuất phát từ đặc trưng của ẩm thực cung đình xưa. Người đam mê ẩm thực không còn xa lạ...