Cách Nhật Bản phát triển du lịch qua những khu vườn mang vẻ đẹp vượt thời gian
Ở Nhật Bản, làm vườn không chỉ là một sở thích mà còn là một loại hình nghệ thuật có ý nghĩa tâm linh.
Theo hãng CNN, hầu hết các khu vườn ở Nhật Bản đều nhận được nhiều sự yêu thích trên mạng xã hội nhưng có một khu vườn tại Bảo tàng Nghệ thuật Adachi thuộc quận Shimane, cách Osaka 3 giờ đi tàu lại có chút đặc biệt hơn bởi sự độc đáo khó có thể kiếm tìm ở bất kỳ nơi nào khác.
Bảo tàng được thành lập vào năm 1980 và hiện do cháu trai của Adachi điều hành. Ảnh: CNN
Tạp chí Sukiya Living có trụ sở tại Mỹ từng trao tặng danh hiệu cao quý nhất cho Bảo tàng Adachi – khu vườn truyền thống đẹp nhất – trong hơn 20 năm hoạt động.
Dù có rất nhiều điểm đến ở Nhật Bản thu hút du khách nhưng bảo tàng và các khu vườn vẫn còn tương đối xa lạ đối với du khách quốc tế. Nhiều du khách phương Tây đến Nhật Bản tỏ ra ngạc nhiên khi đến thăm một khu vườn Nhật Bản mà không thấy một bông hoa nào.
Các khu vườn Nhật Bản chú trọng vào các loại cây khác nhau như rêu hoặc cây cối, hoặc có thể chỉ bao gồm những tảng đá trên nền cát được cắt tỉa cẩn thận.
Bà Sophie Walker, tác giả cuốn sách “Khu vườn Nhật Bản” giải thích những khu vườn ở Nhật Bản mang giá trị nghệ thuật cao mà ở phương Tây không khó có được.
“Mitate là ý tưởng cho phép trí tưởng tượng có thể nhảy vọt. Khi bạn nhìn thấy một tảng đá, biết rằng đó là tảng đá có kích thước bằng con người, nhưng trong khoảnh khắc đến gần tảng đá, bạn lại thấy nó giống như một ngọn núi. Vì vậy tôi nghĩ đó là lý do tại sao khu vườn lại có sức ảnh hưởng lớn đến vậy, là bởi vì phụ thuộc vào tâm tư người xem”, ông Sophie Walker viết.
Trên các bức tường của Bảo tàng Nghệ thuật Adachi là những bức tranh của một số họa sĩ hiện đại xuất sắc nhất Nhật Bản. Đặc biệt, những du khách quen hoàn toàn phớt lờ tòa nhà và thích dành toàn bộ chuyến thăm để ngắm nhìn ra ngoài cửa sổ.
Ở đây là những khu vườn khác nhau – vườn thông, vườn đá và vườn rêu, cùng những khu vườn khác – được thiết kế để ngắm nhìn nhưng không đi ngang qua. Chúng được tạo nên giống như những bức tranh, được làm từ cây cối chứ không phải từ dầu và phấn màu.
Bảo tàng được thiết kế để “đóng khung” khu vườn với các cửa sổ trông giống như khung hình ảnh lớn được thiết kế đặc biệt để làm nổi bật những đặc điểm đáng chú ý nhất của khu vườn.
Cách phát triển du lịch địa phương qua bảo tàng
Video đang HOT
Một du khách đứng trước một cửa sổ kiểu “khung ảnh” được thiết kế để tạo nên một bức tranh về khu vườn thực. Ảnh: CNN
Takodori Adachi, cháu trai của người sáng lập đầu tiên ông Zenko Adachi và hiện là Giám đốc của bảo tàng giải thích các bức tranh Nhật Bản rất khó để cảm nhận ngay lần đầu khi mọi người đến xem trong khi bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng ngắm nhìn những khu vườn thực trong khung ảnh.
Như ông Adachi giải thích, lý do khiến khu vườn trở nên đặc biệt không chỉ vì những gì có trong đó mà còn vì những gì xung quanh.
“Những khu vườn Nhật Bản được hòa quyện với những ngọn núi ở phía sau. Có những khu vườn Nhật Bản ở Kyoto, đền thờ và những nơi khác nhưng chúng rất nhỏ và gọn. Ngay cả khi bước vào bảo tàng này, bạn sẽ có cảm giác nhìn thấy bức tranh thống nhất giữa cây cảnh với ngọn núi phía sau. Những khu vườn Nhật Bản thường được tạo ra chính xác nhờ vị trí này, vì vậy sức hấp dẫn của Bảo tàng Nghệ thuật Adachi không thể truyền tải ở bất kỳ nơi nào khác”, ông nhấn mạnh.
Một cách khác để trải nghiệm phong cảnh là ghé qua một trong những phòng trà của bảo tàng. Tại đây, du khách có thể thưởng thức matcha và đồ ngọt trong khi ngắm nhìn khung cảnh với cửa sổ được thiết kế để có những góc nhìn đẹp nhất có thể.
Những chuyến tàu Shinkansen tốc độ cao của Nhật Bản không đến đây. Du khách có thể đi bằng tàu tốc hành bắt đầu từ Osaka hoặc Tokyo đến tận Okama, sau đó chuyển sang tàu địa phương chậm hơn đi về hướng bắc qua đảo Honshu cho đến khi đến Matsue, thủ phủ của tỉnh Shimane.
Để đến Adachi, du khách nên bắt chuyến tàu nội địa từ Matsue đến thị trấn nhỏ hơn Yasugi. Tại ga xe lửa Yasugi có xe đưa đón miễn phí đưa đón mọi người tới bảo tàng. Và cũng giống như mọi thứ khác ở bảo tàng Adachi, ngay cả những sản phẩm trong cửa hàng cũng được lên kế hoạch tỉ mỉ đến từng chiếc bánh quy nhỏ nhất.
Giám đốc Adachi giải thích: “Nếu bảo tàng trở nên nổi tiếng, đó cũng là cách để quảng bá du lịch cho khu vực địa phương. Đến hiện tại, bảo tàng được ví như ốc đảo trong bối cảnh Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng quá tải du lịch tại một số điểm đến nổi tiếng nhất.
Chẳng hạn như núi Phú Sĩ đang phải đối mặt với những hậu quả thực tế do có quá nhiều du khách. Địa điểm linh thiêng này hiện đang phải đối mặt với rác thải, xói mòn và những người đi bộ đường dài “liều lĩnh”. Vì vậy, ghé thăm những khu vườn Nhật Bản là trải nghiệm đặc biệt và cũng là cách làm mới du lịch Nhật Bản bởi du khách quốc tế đang thực sự thích thú mỗi khi ghé thăm./.
Khách sạn trên cây trang nhã nhất thế giới: Cách Nhật Bản phát triển du lịch qua kiến trúc độc-lạ
Theo hãng CNN, giống như những đứa trẻ nhỏ thường mơ ước có thể xây một ngôi nhà ở trên cây, một người đàn ông Nhật Bản đã biến giấc mơ thời thơ ấu của chính bản thân thành hiện thực khi ông trưởng thành.
Chuỗi khách sạn trên cây của ông Satoru Kikugawa có tên là Treeful đã ra đời.
Lớn lên ở thủ đô Tokyo, ông Satoru Kikugawa thường xuyên đến thăm ngôi nhà mùa hè của gia đình ở vùng nông thôn để có thể đến gần hơn với thiên nhiên cũng như học được cách trân trọng thiên nhiên. Một cuốn sách nhỏ nổi tiếng dành cho trẻ em của Nhật Bản có tên "I Want a Big Tree" ( tạm dịch là Tôi muốn một cái cây lớn) đã khơi dậy ước mơ một ngày nào đó của ông Satoru Kikugawa có một ngôi nhà gỗ trên cây.
Khung cảnh mộc mạc từ một trong những căn phòng của khách sạn Treeful. Ảnh: CNN
Tuy nhiên, phải đến nhiều thập kỷ sau, chuyến đi cùng gia đình của ông tới Borneo mới mang đến động lực để biến giấc mơ đó thành hiện thực. Như ông Kikugawa giải thích, khi ông đang bay qua hòn đảo thì nhìn thấy một khu rừng lớn bị chặt phá và biến thành đồn điền cọ.
"Tôi hiểu về mặt kinh tế rằng việc bán gỗ sẽ mang lại thu nhập ổn định nhưng điều này cũng ảnh hưởng đến lượng carbon và sự đa dạng của động vật hoang dã. Vì vậy, tôi nghĩ về cách chúng ta có thể bảo vệ môi trường mà vẫn có thể mang lại thu nhập cho người dân địa phương," ông Kikugawa nhấn mạnh.
Đây cũng chính là hạt giống đầu tiên để tạo nên Treeful, một khu nghỉ dưỡng cao cấp ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản.
Chỉ có một vấn đề là ông Kikugawa hoàn toàn không biết bằng cách nào để xây một ngôi nhà trên cây. Ban ngày, ông làm chủ tịch của Gala - một công ty sản xuất trò chơi điện tử nhập vai cùng nhiều dự án khác.
"Tôi mở YouTube và bắt đầu xem các video hướng dẫn. Phải mất nhiều năm thu thập kinh nghiệm, thử nghiệm và không tránh khỏi các sai sót để có thể hoàn thành giấc mơ. Thậm chí tôi phải tự học cách sử dụng cưa đĩa và các dụng cụ làm mộc khác", ông Kikugawa nói.
Ông Kikugawa đã mua được một số đất ở Okinawa có rừng. Nhưng thay vì chọn địa điểm rồi chặt cây, ông lại đi vòng quanh cho đến khi nhìn thấy đúng cây có kích thước phù hợp để xây nhà gỗ. Từ đó, anh bắt đầu xây nhà xung quanh cây.
"Ban đầu tôi không nhận được nhiều sự hỗ trợ khi có ý tưởng xây ngôi nhà trên cây. Thậm chí nhiều người xem tôi là người giàu có đang tìm kiếm sở thích độc - lạ", ông Kikugawa nói.
Tuy nhiên, con gái Maha đã tin vào ý tưởng của cha bởi tình yêu thiên nhiên của cô con gái từ khi còn nhỏ. Maha tiếp tục học chuyên ngành chính sách và khoa học hệ sinh thái tại Đại học Miami. Sau đó, cô cùng bố đi du lịch tới Costa Rica và Mỹ để tham quan các dự án nhà trên cây tương tự.
Ông Kikugawa đã hoàn thành công trình đầu tiên là Ngôi nhà trên cây xoắn ốc vào năm 2014, một phần của dự án lớn mang tên Treeful.
Khách sạn trên cây. Ảnh: CNN
"Tôi ngưỡng mộ cha tôi và niềm đam mê của ông trong việc biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn thông qua những ngôi nhà trên cây. Ngay từ khi còn nhỏ, cha tôi đã dạy tôi tầm quan trọng của thiên nhiên. Hiện chúng tôi đang cùng nhau hợp tác thông qua khu nghỉ dưỡng nhà trên cây bền vững để bảo vệ nó và gửi thông điệp tới những người khác về giá trị của ý tưởng này", Maha nói thêm.
Hiện tại, có bốn ngôi nhà trên cây tại khu nghỉ dưỡng này, mỗi ngôi nhà được xây dựng để đảm bảo ít gây ảnh hưởng đến môi trường nhất có thể. Đầu tiên là AeroHouse, được xây dựng cách mặt đất 1,2m để bảo vệ môi trường sống hoang dã địa phương.
Chốt gỗ được sử dụng thay cho bu lông kim loại và các phòng đều có nhà vệ sinh tự hoại. Nước giếng được khử trùng bằng tia cực tím, tránh sử dụng clo.
Sàn và trần nhà được làm bằng gỗ vụn nên ánh sáng mặt trời vẫn có thể chiếu xuyên qua ngôi nhà trên cây và cung cấp năng lượng cho cây cối bên dưới, tránh làm gián đoạn hệ sinh thái.
Đồ trang trí trong phòng như đèn và giá sách cũng được làm bằng đá và cành cây rơi tự nhiên từ rừng.
Xây nhà trên cây, bảo vệ di sản
7 năm sau khi ông Kikugawa bắt đầu xây dựng ngôi nhà trên cây, khu nghỉ dưỡng này mở cửa vào năm 2021.
Kể từ đó, ông Kikugawa đã giành được một số giải thưởng thiết kế và được Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận vì có ngôi nhà trên cây thấp nhất thế giới, với chiều cao 3,6m so với từ dưới gốc cây chủ.
Tuy nhiên, người sáng lập Treeful muốn hướng tới tầm nhìn xa hơn so với những gì đã làm ở quê hương Nhật Bản.
Ông Kikugawa đang làm việc với Chính phủ Campuchia về dự án xây dựng nhà trên cây bên trong Công viên Quốc gia Phnom Kulen gần Siem Reap. Đây là một trong nhiều sáng kiến nhằm chống khai thác gỗ bất hợp pháp.
Từ năm 2016 đến 2021, Campuchia đã mất hơn 38.000 ha rừng - gần 9%, buộc Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) phải chấm dứt chương trình bảo vệ rừng sau khi đầu tư hơn 100 triệu USD.
"Tôi muốn phát triển hoạt động kinh doanh này nâng tầm quốc tế trong tương lai", ông Kikugawa nói./.
Du khách ngỡ ngàng với khu vườn đậm chất Nhật Bản nằm trên đất Mỹ Khu vườn này ra mắt với tư cách là "Làng Nhật Bản" trong Triển lãm Quốc tế Giữa mùa đông California năm 1894. Nằm trong công viên được ghé thăm nhiều thứ ba ở Mỹ, Công viên Cổng Vàng rộng hơn 4km vuông, Vườn trà Nhật Bản của San Francisco đã mang đến cho du khách cái nhìn thoáng qua về vẻ đẹp...