Cách nhận biết sớm và trị chứng tăng động cho con
Tăng động giảm chú ý là chứng rối loạn về hành vi thường gặp ở trẻ, phát hiện và trị sớm giúp trẻ học tập và phát triển bình thường.
Mất tập trung, hay ngọ nguậy, không ngồi yên một chỗ là những dấu hiệu của tăng động giảm chú ý (ADHD) – chứng bệnh thường gặp ở trẻ từ 3 đến 11 tuổi. Sự tăng động quá mức khiến trẻ gặp khó khăn khi học tập, hòa nhập với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Tuy nhiên, rất nhiều cha mẹ vẫn còn mơ hồ chưa biết, liệu con mình có bị tăng động giảm chú ý hay không và cách nào giúp con điều chỉnh hành vi về bình thường.
Tăng động giảm chú ý khác với hiếu động đơn thuần
Trẻ thông minh, hiếu động là điều khiến các bậc cha mẹ tự hào mỗi khi nói về con mình. Với hiếu động đơn thuần, trẻ sẽ phát triển tốt cả về thể chất và mọi kỹ năng vận động, trong đó các hành vi đều được kiểm soát. Tuy nhiên, những biểu hiện của trẻ tăng động luôn ở mức độ thái quá, chỉ thích làm theo ý mình mà không quan tâm tới thế giới bên ngoài. Trẻ nói nhiều, hay ngắt lời người khác nhưng lại khó diễn đạt về ngôn ngữ. Hay leo trèo, chạy nhảy và cảm thấy khó chịu khi phải ngồi yên. Trong mọi việc, trẻ thường hấp tấp, thiếu suy nghĩ và không chịu chờ đến lượt.
Những nỗ lực của cha mẹ và thầy cô gần như vô ích, bởi trẻ nhìn thấy sách vở là phớt lờ, mọi chữ nghĩa như nhảy múa trong đầu, nghe giáo viên giảng bài mà luôn nghĩ đến đồ chơi, không tập trung chú ý và chậm tiếp thu. Đến những thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng hay quên và thường bị thất lạc đồ chơi, dụng cụ học tập do để lung tung…
Biểu hiện của trẻ bị tăng động giảm chú ý khác hẳn với hiếu động đơn thuần.
Học tập ở trẻ tăng động giảm chú ý khó khăn hẳn
Thực tế, trẻ tăng động rất thông minh nhưng vì khả năng tập trung kém nên kết quả học tập bị sa sút, hành vi và tính cách dễ bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Trẻ sẽ khó kiềm chế cảm xúc, dễ nổi nóng, tức giận và dùng hành động để giải quyết vấn đề, chẳng hạn như cào cấu, đánh bạn, đập vỡ đồ chơi… nếu không vừa ý.
Bảng hướng dẫn phân biệt giữa tăng động và hiếu động ở trẻ.
Video đang HOT
Ảnh hưởng của tăng động giảm chú ý đến trẻ
Trẻ tăng động giảm chú ý gặp nhiều khó khăn ở mọi lĩnh vực cuộc sống, cụ thể như sau:
Học tập: thường gặp nhiều giới hạn trong các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán và sẽ khó đạt kết quả cao trong học tập do không tập trung chú ý.
Giao tiếp: dễ nổi cáu và hung hăng với mọi người, khó kết giao bạn bè và duy trì mối quan hệ nào đó lâu dài.
Mắc kèm nhiều bệnh lý: trẻ tăng động có nguy cơ cao bị rối loạn cảm xúc, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm…
Tệ nạn xã hội: chứng tăng động giảm chú ý có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, làm gia tăng tính bạo lực, dễ lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy và có hành vi trộm cắp…
Sự nghiệp: người trưởng thành mắc chứng tăng động giảm chú ý dễ bị thất nghiệp, gặp trở ngại khi tìm kiếm và duy trì công việc mới do năng suất làm việc thấp, hay bất hòa với đồng nghiệp, cấp trên.
Giải pháp trị chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ
Tăng động nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, khả năng khỏi bệnh là rất cao. Theo các chuyên gia tại Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, điều trị chứng tăng động rất ít khi dùng tới thuốc bởi nguy cơ về tác dụng phụ còn cao hơn lợi ích mang lại. Thay vào đó, cha mẹ hãy kiên trì và dành nhiều thời gian giúp con sớm điều chỉnh hành vi.
Khi muốn con làm một việc gì đó, phụ huynh hãy hướng dẫn thật chi tiết, dễ hiểu theo từng bước và có thưởng phạt hợp lý. Cùng con học và tham gia các trò chơi vận động để tăng sự tập trung. Chế độ ăn nên tăng cường trứng, sữa, thịt, cá sẽ tốt hơn những đồ ăn ngọt, thực phẩm chế biến sẵn.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, nguyên nhân khiến trẻ tăng động giảm chú ý là do sự thiếu hụt của GABA – chất dẫn truyền thần kinh ức chế có vai trò quan trọng trong kiểm soát hành vi và duy trì sự tập trung.
Việc sử dụng những thảo dược có khả năng làm tăng nồng độ GABA nội sinh, kết hợp với tác dụng trấn kinh an thần, ổn định hệ dẫn truyền thần kinh như câu đằng, an tức hương là giải pháp giúp trẻ giảm hiếu động quá mức và tăng cường khả năng tập trung chú ý.
Kết quả nghiên cứu tại Nhật bản năm 2013 cũng cho thấy, các hoạt chất sinh học có trong câu đằng còn có vai trò như tiền chất dinh dưỡng, giúp bảo vệ não bộ trẻ. Cha mẹ có thể tìm mua và sử dụng sản phẩm chứa các hoạt chất tự nhiên này để đạt hiệu quả cao trong trị bệnh, giúp con kiểm soát tốt hành vi, tránh làm ảnh hưởng đến học tập và sự nghiệp của trẻ sau này.
Dược sĩ Thu Trang
Theo vnexpress.net
2 không khi ăn và 2 không khi ngủ mẹ cần quán triệt để trẻ có sức khỏe tốt nhất
Khi ăn và khi ngủ bố mẹ cần hạn chế hoặc tuyệt đối không cho trẻ làm những việc sau để con có sức khỏe tốt và phát triển bình thường.
Khi ăn
Không xem TV khi ăn
Việc vừa ăn vừa xemtivi vẫn luôn đươc các bậc cha mẹ áp dụng nhằm mục đích cho trẻ ngoan hơn và ăn được nhiều hơn.
Tuy nhiên, ít người biết rằng việc cho trẻ xem TV khiến bé không thể tập trung vào bữa ăn, dẫn đến ăn quá nhiều, gây béo phì.
Không ăn quá nhanh
Cho trẻ ăn quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa cũng như chức năng nuốt, khiến bé dễ bị mắc nghẹn, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Tốt nhất bố mẹ nên cho bé ăn từ từ, vừa phải để bé rèn luyện khả năng phối hợp, xúc thức ăn cũng như khả năng nhai, nuốt thức ăn.
Khi ngủ
Không ăn quá nhiều
Nhiều bà mẹ thường lo lắng rằng, con họ sẽ đói khi ngủ nên thường cho bé ăn nhiều, ăn đến no căng bụng trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, theo quan điểm khoa học và y tế, mẹ không nên cho con ăn quá nhiều, quá no trước khi đi ngủ.
Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ dẫn đến sự tăng tiết dịch vị, khiến bé khó ngủ, ảnh hưởng đến sự bài tiết hormone tăng trưởng vào ban đêm. Mặt khác, trước khi đi ngủ nếu mẹ cho bé ăn quá no sẽ làm tăng gánh nặng lên dạ dày, gây viêm dạ dày, ruột, khó tiêu dẫn đến béo phì.
Không quá vui mừng, không quá phấn khích
Trước khi trẻ đi ngủ, bố mẹ không nên cho bé vận động quá mạnh hay chơi những trò chơi khiến bé quá vui mừng, phấn khích. Tâm trạng mừng rỡ, phấn khích sẽ khiến bé khó ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ từ đó làm suy giảm khả năng miễn dịch của trẻ nhỏ.
Theo www.phunutoday.vn
8 dấu hiệu cảnh báo bạn đã ăn quá ít so với nhu cầu của cơ thể Sợ tăng cân khiến bạn không dám ăn nhiều nhưng đôi khi, ăn quá ít so với nhu cầu thực của cơ thể sẽ khiến bạn gặp nhiều phiền toái. 1. Luôn cảm thấy mệt mỏi Khi không được nạp đủ năng lượng, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái nghỉ ngơi. Khi không nạp đủ năng lượng cần thiết để vận hành,...