Cách nấu xôi dừa hạt sen dẻo mềm, thơm phức, cho mâm cỗ Tết
Xôi dừa hạt sen là một trong những món ăn ngày lễ Tết được yêu thích bởi vị thơm ngon mà cách làm lại vô cùng đơn giản. Vào bếp cùng Điện máy XANH để thực hiện ngay món ăn hấp dẫn này thôi nào!
Nguyên liệu làm Xôi dừa hạt sen Cho 4 người
Gạo nếp 500 gr
Hạt sen khô 50 gr
Nước cốt dừa 2 muỗng cà phê
Dừa nạo 100 gr
Dầu ăn 1 muỗng cà phê
Đường 2 muỗng cà phê
Muối 3 muỗng cà phê
Mè trắng/ đậu phộng rang 1 ít (lạc)
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
Xửng hấp, chảo, thau, chén, muỗng,…
Cách chế biến Xôi dừa hạt sen
1
Ngâm nếp và hạt sen
Cho gạo nếp vào thau với 1 muỗng cà phê muối rồi ngâm trong nước ấm 8 – 10 tiếng. Sau đó vớt gạo ra để ráo nước.
Video đang HOT
Hạt sen khô cho vào 1 muỗng cà phê muối, ngâm trong nước lạnh 3 – 4 tiếng rồi vớt ra để ráo nước.
Trộn hạt sen và gạo với nhau rồi thêm vào 1 muỗng cà phê muối đảo đều.
2
Nấu xôi hạt sen
Bắc xửng hấp lên bếp đun với lửa lớn. Khi nước sôi thì cho hỗn hợp gạo nếp và hạt sen vào hấp trong 30 phút.
Mách nhỏ: Khi hấp xôi nên trải nếp sao cho vẫn chừa 1 lỗ trống ở giữa, giúp hơi nóng dễ dàng thoát lên. Bịt kín các lỗ sẽ làm xôi bị nhão hoặc chín không đều.
3
Xào dừa
Cho 1 muỗng cà phê đường vào tô dừa nạo, trộn đều rồi ướp trong vòng 10 phút.
Bắc chảo lên bếp, cho phần dừa nạo đã ướp vào xào khoảng 5 phút đến khi thấy sợi dừa trong lại thì tắt bếp.
4
Pha nước cốt dừa
Cho vào chén 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê dầu ăn, 2 muỗng cà phê nước cốt dừa rồi khuấy đều.
5
Trộn dừa và nước cốt dừa với xôi
Xôi sau khi hấp được 30 phút thì cho phần dừa nạo đã xào vào trộn đều.
Sau đó rưới đều hỗn hợp nước cốt dừa đã pha lên mặt xôi, đảo đều rồi hấp thêm 20 phút thì đã xong món xôi dừa hạt sen rồi.
6
Thành phẩm
Cho xôi dừa hạt sen ra dĩa, rắc thêm 1 ít đậu phộng và mè lên mặt để xôi thêm đậm vị tạo mùi thơm hấp dẫn. Xôi chín mềm, béo ngon của nước cốt dừa cùng với vị bùi béo của hạt sen, dừa nạo sẽ tạo nên món ăn khiến nhiêu người thích mê đấy!
Mâm cỗ Tết ba miền có gì khác biệt?
Mâm cỗ ngày Tết Nguyên đán của người Việt thường được chuẩn bị rất thịnh soạn, đầy đủ.
Điều này không chỉ thể hiện sự no ấm, thịnh vượng mà còn hàm chứa mong ước về một năm mới đầy đủ, phát đạt. Tuy nhiên, trong mâm cỗ Tết ở mỗi vùng miền Việt Nam có sự khác nhau, điều này phụ thuộc vào văn hóa, địa lý của từng vùng miền.
Mâm cỗ Tết ở miền Bắc
Mâm cỗ Tết ở miền Bắc được các bà mẹ, chị em tuân thủ nghiêm ngặt theo quy tắc: 4 bát 4 dĩa (không bao gồm nước chấm, dưa hành và xôi) tượng trưng cho tứ trụ (4 mùa, 4 phương). Với những nhà nào khá giả hơn thì chuẩn bị nhiều hơn (4 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa), có khi mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3 tầng. Lời tục rằng "Mâm cao cỗ đầy" là chỉ việc này.
Mâm cỗ của miền Bắc thường có gà luộc, xôi gấc, bánh chưng, dưa hành muối, nem (chả giò), giò thủ và thịt đông. Các món ăn này được chọn vì người miền Bắc đón xuân vào thời tiết lạnh. Trong đó, thịt đông là món đặc trưng của mùa đông xuân mà các vùng miền khác thường không có.
Món tráng miệng trên mâm cúng người miền Bắc cũng rất đa dạng với nhiều loại mứt Tết và trái cây khác nhau ví dụ như mứt quất (mứt tắc), mứt gừng, mứt sen, ô mai mơ, hồng khô,... Đặc biệt là món chè kho thơm ngọt được nấu rất kỹ từ đậu xanh và đường là món tráng miệng gần như không thể thiếu.
Mâm cỗ Tết miền Trung
Với người dân miền Trung khi Tết về, trên mâm cỗ Tết miền Trung không thể thiếu bánh tét, nem chua, thịt giấm.
Riêng ở Huế các món ăn cho mâm cỗ cúng thường có tối thiểu 7 món. Người Huế vẫn nấu những món trong cuộc sống hằng ngày. Theo nghệ nhân ẩm thực Huế Mai Thị Trà, không tính gà luộc nguyên con, xôi, chè..., mâm cỗ thường gồm bánh chưng hoặc bánh tét, món hầm, thịt luộc tôm chua, tôm thịt rim, cá chiên, một món xào, dưa món. Bên cạnh đó, chả, nem chua, ram Huế, gỏi... cũng là một số món được ăn vào ngày Tết, tùy theo điều kiện của mỗi gia đình.
Mứt có mứt gừng, mứt dừa, mứt bí đao, mứt khoai lang, mứt sen. Điều khác biệt là phần lớn bánh ngọt (trừ bánh tổ, bánh bó, bánh gừng...) đều được sấy khô; được gọi chung là "bánh khô" nên bảo quản rất lâu, có khi hết tháng giêng đầu tháng hai vẫn không hỏng.
Mâm cỗ Tết truyền thống miền Nam
Đối với miền Nam, mâm cỗ không có bánh chưng mà thay vào đó là những đòn bánh tét được gói kỹ càng, tròn trịa.
Cũng như bản tính dân dã, giản dị của người miền Nam mà mâm cơm cúng nơi đây có phần giản đơn hơn. Vậy nhưng những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ miền Nam bao gồm thịt kho tàu, canh khổ qua nhồi thịt, lạp xưởng, dưa kiệu, dưa hấu.
Nghe có phần hơi lạ lẫm, nhưng món canh khổ qua nhồi thịt rất được ưa thích. Bởi trong quan niệm của người phương Nam, món ăn này có ý nghĩa giống như cái tên của nó - mong cho cái khổ mau qua đi.
Ngoài ra, mỗi nhà lại biến tấu thêm các món ăn khác như gà xé phay, tôm khô củ kiệu, chả giò chay - mặn... Bên cạnh đó là các loại mứt trái như mứt dừa, me, gừng, mãng cầu, củ năng, chùm ruột... và hạt dưa.
Mách bạn những món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ Tết Tết sắp đến và bạn chưa biết mình sẽ phải chuẩn bị những gì để mâm cỗ Tết được đầy đủ và trọn vẹn. Dưới đây là gợi ý dành cho bạn, giúp bạn có được một mâm cỗ hoàn hảo mang đậm nét truyền thống của người Việt Nam. 1. Bánh chưng Ngày nay, khi xã hội ngày một phát triển, bạn...