Cách nấu phở truyền thống thơm ngon chuẩn vị
Khám phá cách nấu phở truyền thống làm sao cho ngon và chuẩn vị nhất, không kém gì ngoài quán nhé. Phở là một trong những món ăn đặc trưng và truyền thống nhất của ẩm thực Việt Nam ta.
Trong bài viết hôm nay, MRLVN sẽ chia sẻ với các bạn công thức nấu món phở tại nhà nhé
Nguyên liệu nấu phở truyền thống
2kg xương
1kg gừng
100g đại hồi
20 trái thảo quả
20 cái đinh hương
100g hành tím
100g tỏi
2 trái chanh
1kg thịt bò các loại (nạm, vè, gầu mềm, gầu giòn)
Gia vị: muối xay, muối hột, rượu trắng, đường trắng, nước mắm
Các bước nấu phở truyền thống
Bước 1: Sơ chế phần xương và thịt
- Cho tất cả xương và thịt vào thau lớn ngâm với nước. Lưu ý là nên ngâm ngập xương trong nước. Sau đó, bạn giã nhỏ 80g gừng cho vào cùng với 1 chén muối hột, nước cốt của 2 trái chanh (bỏ luôn cả vỏ chanh vào). Khuấy cho muối tan đều trong nước.
- Thời gian ngâm là trong khoảng 4 – 6 tiếng. Sau đó, bạn lấy bàn chải ni lông chải kỹ cả xương và thịt cho trắng ra rồi xả lại nước 2 – 3 lần cho đến khi nước trong không còn đục nữa và ngửi xương, thịt hết mùi hôi là được.
Bước 2: Tẩy xương và thịt chín
- Đun 1 nồi nước sôi khoảng 10 – 15 lít, cho 80g gừng giã nhỏ, 1 ly rượu trắng vào. Tiếp theo, lần lượt nhúng xương và thịt vào nồi nước sôi rồi để ra thau lớn. Khi đã nhúng xong, bạn đổ nồi nước sôi vào thau xương và thịt ngâm trong 10 – 20 phút rồi mang ra chải lại, xả nước cho sạch.
- Khi đã tẩy xong, bạn sẽ thấy các đường gân máu ở xương ống và xương lớn sẽ nổi lên. Lấy dao bằm nát những đường gân này rồi đem đi rửa lại cho máu đọng trôi hết. Đây là cách làm nước phở trong hơn và bớt bọt.
Video đang HOT
Bước 3: Làm gói thuốc phở
- Đại hồi bóp cho vụn cánh. Thảo quả nướng cháy vỏ, bỏ vỏ, chỉ lấy hạt bên trong. Đinh hương để nguyên không sơ chế gì cả.
- Đem tất cả 3 loại thảo mộc này sao lên cho hơi cháy và tỏa ra mùi thơm, mang đi giã thành bột cho vào lọ thủy tinh hoặc nhựa đậy kín nắp và dùng dần.
- Với số lượng xương như trên, bạn chỉ cần dùng 1 thìa cà phê đầy cho vào túi vải thắt lại bỏ vào nồi nước dùng là đủ.
Bước 4: Cách nấu nước dùng phở ngon, thơm vị truyền thống
- Đun thật sôi khoảng 50 lít nước, cho xương vào trước, thịt vào sau đun sôi ở mức lửa vừa để lớp váng đóng lên mặt. Dùng vợt vớt lớp váng này ra. Bạn lưu ý là vớt nhẹ nhàng để lớp váng không bị chìm xuống dưới làm đục nước dùng và cũng đừng đun lửa quá lớn sẽ làm cho lớp váng sôi sục hòa tan vào nước dùng.
- Vớt bọt xong, bạn cho vào 1 chén muối xay, cho túi thuốc phở vào. Lưu ý là khi thấy nước dùng dậy mùi thơm là phải vớt túi thuốc phở ra ngay. Tiếp tục cho thêm vào 800g gừng nướng (gừng nướng chín rửa sạch vỏ đen hoặc lột vỏ thái dọc từng miếng dày 3 – 4cm).
- Thịt bò nấu khoảng 3 – 4 tiếng là đã chín và vớt ra vì để thịt mềm quá, không thái thành miếng được. Khi vớt thịt ra, bạn nhớ phải nhúng ngay vào nước lạnh rồi treo lên cho ráo, sau đó bỏ vào tủ lạnh thì thịt mới không bị đen. Khi nào gần múc cho khách, bạn mới cho vào nước dùng luộc lại chừng 10 phút là được.
- Khi vớt thịt ra rồi cứ để xương trong nồi hầm từ 10 – 12 tiếng thì nước dùng sẽ siêu ngọt.
Bước 5: Pha nước dùng
- Khi xương đã hầm xong, gạn nước sang 1 nồi khách rồi nêm vào 2/3 chén đường cát trắng, 100g củ hành tím nướng bóc vỏ, 100g tỏi bóc vỏ để nguyên tép cho vào túi (như thuốc phở), 2 muôi lớn (muôi múc phở) nước mắm. Sau khi nêm xong, bạn đun sôi trở lại là đã múc được vào tô và phục khách rồi đấy.
Trên đây là công thức nấu bữa trưa và cách nấu Phở truyền thống cực ngon, đơn giản tại nhà mà MRLVN muốn chia sẻ với các bạn trong bài viết ngày hôm nay. Chúc các bạn may mắn và thành công!
Bật mí 2 cách làm gà nướng muối ớt thơm nức mũi cho tín đồ ăn cay
Những món ăn cay luôn khiến cho mọi người cảm thấy kích thích sự thèm ăn. Nếu bạn là một tín đồ ăn cay, nhất định không nên bỏ qua hai công thức gà nướng muối ớt cay nồng, hấp dẫn này.
1. Công thức gà nướng muối ớt 1
Nguyên liệu cần có:
- Cánh gà: 5 - 6 cái
- Hành tím và tỏi băm
- Dưa leo, cà chua
- Rau ăn kèm: Xà lách, rau thơm,...
- Gia vị cần thiết: Ớt bột, sa tế, nước mắm, muối, rượu trắng, dầu ăn, nước tương, tiêu, đường, hạt nêm.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Hành tím và tỏi mang đi lột vỏ, rửa sạch sau đó đập dập, băm nhuyễn.
- Rau sống sau khi nhặt sạch thì đem ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng thời gian từ 10-15 phút rồi sửa sạch lại, để ráo.
- Cánh gà sau khi mua về thì đem đi rửa sạch với giấm và muối , sau đó chặt thành 3 khúc vừa ăn.
Bước 2: Ướp cánh gà
Cánh gà sau khi làm sạch thì cho vào bát to cùng với 1-2 muỗng canh ớt bột (tùy khẩu vị ăn cay của bạn), 1 muỗng canh sa tế, 1/2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng dầu ăn, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh rượu trắng, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm, một ít muối và tiêu để ướp.
Dùng tay đã đeo bao tay trộn đều cánh gà, thấm đều gia vị và ướp như vậy trong khoảng thời gian 30 phút cho thịt gà được ngấm đều gia vị.
Bước 3: Nướng cánh gà
Trước khi cho cánh gà vào nướng, bạn hãy bật lò nướng ở mức 200 độ C để lò được làm nóng trước. Sau đó, xếp từng miếng cánh gà đã ướp vào khay và cho vào lò.
Cứ khoảng 10 phút, bạn lại mở lò một lần để lật cánh gà và phết thêm hỗn hợp nước sốt lên cho món ăn thêm đậm đà. Nướng trong khoảng thời gian từ 40-50 phút là cánh gà chín.
Nếu không, bạn cũng có thể sử dụng lò than để nướng cánh gà thay lò nướng. Nhưng cần phải chú ý để than lửa vừa, không nên để quá lớn để thịt gà được chín đều.
Như vậy là bạn đã có món cánh gà nướng muối ớt để thưởng thức rồi. Với hương vị thơm nồng vừa mằn mặn lại cay cay cực đảm bảo rất kích thích vị giác luôn đấy nhé.
2. Công thức gà nướng muối ớt 2
Nguyên liệu cần có:
- Gà ta: 1 con
- Sả, tỏi, ớt xiêm
- Tôm khô: 30g (đã ngâm nở)
- Gia vị cần thiết: Muối hột, ớt bột, tương ớt, dầu điều, nước mắm, bột ngọt, mật ong.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Thịt gà sau khi được làm sạch bằng cách chà xát quá với muối thì chặt bỏ đi phần đầu (nếu thích ăn bạn có thể giữ lại), mổ phanh bụng và ép giữa xương sườn xuống để gà nằm bè ra.
- Sả rửa sạch, cắt bỏ đi phần đầu, sau đó đem đi đập dập và cắt nhỏ.
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch và đập dập, băm nhỏ.
Bước 2: Pha chế sốt ớt
- Cho vào máy xay xay nhuyễn các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn: sả, tỏi, ớt, tôm khô và muối hột.
- Sau đó, đổ chúng ra bát và thêm tương ớt, dầu điều, nước mắm, mật ong và bột ngọt vào trộn đều cho đến khi hỗn hợp hoà quyện với nhau, lên màu đẹp mắt và thơm là được.
Bước 3: Ướp gà
- Gà sau khi làm sạch thì dùng một chếc chổi thực phẩm để quét đều xốt bên trong lẫn bên ngoài thân gà và ướp ít nhất 2 tiếng để thấm vị.
Bước 4: Nướng gà
- Nẹp gà cố định bằng những xiên nướng, rồi cho lên bếp than nướng. Quay đều tay để gà được chín đều. Trong lúc nướng, hãy dùng que nhọn châm vào thịt gà để được chín đều.
- Sau khi nướng tầm 30 phút, thịt sẽ bắt đầu chín, vàng và có mùi thơm thì rắc thêm ớt bột và tiếp tục nướng khoảng 10 - 15 phút nữa.
Trong trường hợp bạn không có lò than thì có thể sử dụng lò nướng. Bằng cách bọc gà bằng giấy bạc để không bị cháy và nướng ở 200 độ trong 30 phút đầu. Sau đó, gỡ giấy bạc ra, quét ớt bột và nướng tiếp 15 phút ở 150 độ.
Gà nướng muối ớt với phần thịt mềm thơm, có độ giòn ngọt mà không bị dai. Lớp da thì giòn cay the thấm vị kết hợp cùng nước xốt cay cay, ngọt ngọt rất là phù hợp. Đảm bảo chinh phục cả những người ăn khó tính nhất.
4 cách làm gà nướng muối ớt cay nồng, thơm phức tại nhà Để miếng gà nướng muối ớt trong hấp dẫn và có vị thơm, ngọt, cay cay, lớp da giòn căng bóng thì khâu ướp gia vị cũng như cách nướng chính là phần quan trọng nhất. Cùng tham khảo 3 cách làm gà nướng muối ớt nhé. Gà nướng muối ớt là một trong những lựa chọn tuyệt hảo cho bữa ăn bởi...