Cách nấu Mì Ý cá hồi thơm ngon hấp dẫn như ngoài hàng
Món mì Ý cá hồi nóng hổi, thơm ngon với vị beo béo rất kích thích vị giác. Mì Ý có rất nhiều cách chế biến khác nhau và mì Ý cá hồi chắc chắn rất lạ miệng và hấp dẫn.
Hôm nay, cùng Bếp 360 thực hiện ngay công thức nấu mì Ý cá hồi không hề phức tạp nhé!
Nguyên liệu nấu mì Ý cá hồi
300g mì (Mì linguine hoặc spaghetti đều hợp món này, mì handmade lại càng ngon)1 hộp tomato sauce của Ý khoảng 250-400ml, tuỳ vào độ béo muốn ăn. Loại sauce không pha bất kì gia vị hay herbs gì, thành phần chỉ có cà chua là tốt nhất. Nếu dùng cà chua tươi bắt buộc phải nấu lên với dầu olive, tỏi, muối, tiêu. Sau đó xay rồi lọc thật nhuyễn mới dùng được. Pasta sốt dạng này hoặc bolognese hay các sốt có cà chua nếu còn lấm tấm hạt cà chua hay vỏ cà chua sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khi ăn, thường là nó phải mượt.200ml kem béo250gr cá hồi tươiTỏi, tiêu đen, muốiExtra virgin dầu oliveLá parsley dẹt hoặc lấy lá basilMột chút phô mai parmesan bào nhuyễn (không cần quá nhiều, khoảng 2 thìa là đủ
Cách nấu Mì Ý cá hồi
Cắt cá thành các khối nhỏ ướp với muối, tiêu, tỏi băm nhuyễn trước khi luộc mìDùng một cái nồi cho thật đầy nước với muối, đun sôi thì cho mì vào luộc. Nếu là mì khô mua ở ngoài thì cầm hai tay xoáy mạnh một phát thả xuống, luộc tuỳ theo thời gian từng loại mì ghi trên bao bì. Còn mì handmade thì sẽ nhanh hơn, luộc đến khi mì đạt thì đổ ra rổ, trong lúc đợi luộc mì thì làm sốt luôn. Không cho dầu olive vào nồi luộc mì, không xả mì qua nước lạnh sau khi luộc vì sẽ làm mất độ kết dính sốt của mì sau đó.Đem dầu olive cho lên chảo thật nóng rồi thả các khối cá vào chiên qua, chín đc 60% thì cho sốt tomato vào để lửa nhỏ rồi cho tiếp sốt kem béo vào đun sao cho sốt hơi sền sệt.
Tắt bếp, đổ phô mai vào trộn với sốt rồi đổ luôn mì nóng hổi vừa luộc vào nồi sốt, trộn thật đều rồi cho ra đĩa rắc lá parsley băm là xong.Nếu dùng cá đông lạnh nên có thêm nước dùng hoặc nước dùng đun vỏ tôm cua hải sản một chút mới tạo được hương vị hải sản, cá tươi thì không cần.
Thành phẩm là món mì Ý cá hồi sốt kem có vị hơi béo ngậy ăn rất hấp dẫn. Chúc các bạn thành công!
Những đặc sản nổi tiếng Mộc Châu có thể bạn chưa biết
Sẽ thật đáng tiếc nếu bạn đến Mộc Châu mà không thưởng thức các món ăn đặc sản nơi đây.
Bạn có muốn biết Mộc Châu có đặc sản gì không. Hãy cùng Sản Phẩm Đặc Sản tham khảo trong bài viết sau đây nhé.
1. Đặc sản Sữa bò Mộc Châu
Đến Mộc Châu mà không thưởng thức Sữa bò tươi - sản vật đặc trưng và hết sức đặc biệt của nơi đây thì thật là lãng phí. Ai đã từng được uống sữa bò đẻ (sữa đầu chỉ có trong vài ba ngày) mới thực sự là hạnh phúc. Bởi không phải lúc nào cũng có bò đẻ. Nó là thứ sữa nhiều chất dinh dưỡng, béo, ngậy và rất thơm.
Bên cạnh sữa tươi thì người dân nơi đây còn chế biến được món sữa đông độc đáo. Sữa vắt ngay sau khi bò vừa đẻ, đem hấp cách thủy cho đông lại rồi xắt miếng ra chấm cùng muối ớt, mùi vì món ăn lạ miệng và ngon tuyệt. Ngoài ra các sản phẩm từ sữa bò cò có bơ, váng sữa hay sữa chua bẹo ngậy và rất thơm ngon.
2. Thắng cố Mộc Châu
Thắng cố thực chất là sự hòa quyện của lục phủ ngũ tạng và những miếng thịt ngựa kết hợp với những gia vị, những cây lá rừng và thưởng thức. Một bát nước chấm kèm theo không thể thiếu được. Một chén rượu ngô hâm nóng những ngày giá rét cũng là một gợi ý cho bạn.
Bạn đã bao giờ thưởng thức thắng cố Mộc Châu chưa? Có lẽ rằng, thắng cố sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị của mảnh đất này đấy.
3. Nậm pịa - Món đặc sản kỳ dị
Nậm pịa là món đặc sản nổi tiếng ở Mộc Châu mà không phải ai cũng đủ dũng cảm để thưởng thức vì đây được coi là món ăn kinh dị. Nậm pia được chế biến từ: tiết đông, sụn, đuôi, thịt, bạc nhạc, lục phủ ngũ tạng như lòng, dạ dày và ruột non có chứa phân non của bò, ngựa, trâu hoặc dê đôi khi bỏ thêm cả mật. Vì thế mà mùi của nó khá khó chịu.
Video đang HOT
Khi nấu, người ta thường cho thêm một vài loại lá rừng, ninh trong vòng 1 tiếng để tất cả nhừ và nước sền sệt lại. Nậm pịa dù là món ăn không dễ ăn nhưng rất tốt cho sức khỏe và giải rượu hiệu quả.
4. Thịt muối chua của người Dao
Nguyên liệu làm nên món thịt chua Mộc Châu đầu tiên đó chính là thịt. Người Dao lựa chọn khéo léo thịt có cả nạc lẫn mỡ, tuyệt nhất đó chính là thịt ba chỉ. Kèm theo thịt lợn đó là cơm nguội. Không thể thiếu nhưng chỉ có một gia vị duy nhất đó chính là muối tinh. Thịt chua Mộc Châu ăn kèm với lá lốt.
Trong những cái giá lạnh của những ngày chớm đông, thưởng thức những món thịt chua chắc chắn sẽ khiến bạn không thể chối từ.
5. Gà đồi Mộc Châu
Đến Mộc Châu, bạn cũng đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món gà đồi nhé. Gà đồi Mộc Châu thường chỉ khoảng trên dưới 1kg, được thả rông trên đồi nên khi ăn bạn có thể cảm nhận được sự săn chắc, ngon ngọt trong từng thớ thịt.
Gà có thể chế biến được thành nhiều món như: nướng, luộc, xào...nhưng ngon nhất là gà nướng được tẩm ướp bằng gia vị đặc trưng của người Thái. Bạn có thể ăn gà nướng kèm với cơm lam hoặc sôi ngũ sắc.
6. Đặc sản Rau tầm bóp
Rau tầm bóp thường mọc ở những khu đất hoang, cây thấp, quả xanh, nhỏ như những ngón tay cái, vỏ mỏng như chiếc đèn lồng. Được ví là một trong những thứ rau sạch của núi rừng Mộc Châu.
Rau tầm bóp được ngắt về và chế biến thành nhiều món ăn đơn giản khác nhau, có thể làm lẩu hoặc luộc. Một đĩa rau tầm bóp luộc có giá khoảng 25k là câu trả lời hay cho câu hỏi:
Ăn gì ở Mộc Châu? đấy.
7. Ốc đá Suối Bàng
Lên Mộc Châu khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 vào mùa mưa, bạn sẽ được thưởng thức món ăn độc đáo, tuyệt vời này. Thưởng thức món ốc đá suối bàng ở cái thời tiết mưa nhẹ một chút, chấm nước mắm ớt cay cay thật là tuyệt.
Để làm món ốc chấm cay cay này, sau khi lấy ốc từ suối về, người dân sẽ cho vào chậu nước sôi và cho một chút muối rửa sạch vào để ốc giòn và không có mùi tanh. Khi đã luộc chín ốc, đổ ốc ra khêu lấy thịt sau đó thịt ốc đem nấu với lá nồm, lá chua hoặc măng chua, sẽ là một món ăn có đầy đủ hương vị thơm ngon.
8. Cơm lam
Cơm lam là một món ăn đặc trưng và riêng biệt của những dân tộc ở vùng rừng núi phía Bắc. Cơm lam được nấu bằng loại nếp thơm đặc sản ở miền núi. Khi ăn cơm, cơm có mùi thơm và có màu trắng ngà hấp dẫn.
Người dân nơi đây đã khéo léo sử dụng những tre, nứa trong rừng để có thể tận dụng thay xoong, nồi nấu cơm. Đi lên nương làm rẫy, họ mang theo những ống cơm lam thơm phức.
9. Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc là một trong những món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có Mộc Châu. Và thường được làm trong các dịp lễ hội nơi đây. Gọi là xôi ngũ sắc vì một đĩa xôi gồm rất nhiều màu, thông thường là năm màu: đỏ, xanh, vàng, nâu, trắng. Các màu mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, năm màu tượng trưng cho ngũ hành trong trời đất: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Không chỉ đẹp và mang ý nghĩa tâm linh, xôi ngũ sắc còn rất tốt cho sức khỏe. Bởi trước khi đồ xôi, họ thường tạo màu cho xôi bằng cách ngâm gạo từ các loại lá cây dược liệu, củ quả...
10. Cá hồi
Du lịch Mộc Châu chán chê, bạn hãy tiếp bước chân của mình đến với trang trại cá hồi Tú Phượng, nơi đây cũng chính là điểm đến duy nhất của Mộc Châu và của cả Sơn La nuôi và chế biến duy nhất cá hồi.
Thưởng thức cá hồi tươi ngon với thực đơn gồm 6 món đặc sắc: gỏi cá hồi, da cá hồi chiên, thịt cá hồi chiên (tẩm bột), cá hồi hun khói, lẩu cá hồi và cháo cá hồi.
11. Rau cải mèo Mộc Châu
Đến Mộc Châu vào những ngày đầu đông hay đầu xuân, bạn đừng quên thưởng thức món rau cải mèo giản dị này nhé! Cải mèo được chế biến thành một số món ăn đơn giản như: cải mèo luộc chấm mắm dầm trứng, cải mèo nấu với thịt băm, cải mèo xào thịt hun khói, hoặc đơn giản hơn là nguyên liệu cho các món lẩu sẽ rất tuyệt vời.
12. Bê chao Mộc Châu
Bê chao là một trong những món ăn đặc sản ở Mộc Châu được nhiều người yêu thích. Nhâm nhi miếng thịt thơm ngọt cuốn với rau sống, chấm cùng nước tương bùi bùi, miếng da dai dai, nhấp thêm ngụm rượu táo mèo lại càng làm dậy lên cái vị đậm đà, khiến cho bạn đã thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi.
Bạn có thể thưởng thức ở một số quán nằm ngay trên đường QL6 như : Quán 64 Mộc Châu, Quán Xuân Bắc 18 và Quán 70 Mộc Châu...
13. Cá suối nướng
Cá suối ở Hà Giang có thân dẹt thì cá suối Mộc Châu lại tròn lẳn. Món cá suối chiên giòn là một món ăn được ưa chuộng khá nhiều ở Mộc Châu. Cá suối chiên giòn ăn kèm với rau sống sẽ là 1 trải nghiệm khó quên khi đến Mộc Châu.
14. Rượu cần
Là đặc trưng riêng của vùng Tây Bắc, rượu cần Mộc Châu đã trở thành nét văn hóa rất riêng của người miền núi. Đặc biệt trong bữa cơm những ngày đông giá rét, chén rượu nồng làm ấm lòng người, giúp cho bữa cơm thêm vui vẻ và ngon miệng.
Nguyên liệu dùng để làm rượu cần bao gồm gạo nếp, men lá, vỏ trấu, chum đựng. Thưởng thức rượu cần cũng phải đúng kiểu. Trước hết là mở nắp chum rượu, đổ vào khoảng hai lít nước lọc, ủ khoảng một giờ đồng hồ, dùng ống cây trúc đục cắm sâu vào chum rượu để uống. Mỗi lần từ 5 - 6 người uống, mỗi người dùng một ống trúc để mút rượu. Rượu cần có vị ngon, ngọt nhẹ, ít say hơn các loại rượu nấu.
15. Khoai sọ mán Mộc Châu
Khoai sọ mán Mộc Châu có điểm khác xa so với những củ khoai sọ mà bạn thưởng thức hàng ngày. Khoai sọ mán có hình thù dị dạng, những mầm củ có hình khối u và những mấu to đùng lên, vỏ màu tím, ruột màu vàng, không chỉ gây cảm hứng thích mắt mà thưởng thức nó ngon đến lạ.
Sau khi gọt vỏ rửa sạch, thì thái miếng vuông vức bỏ vào nồi cơm vừa cạn nước để hấp. Lúc cơm chín thì khoai cũng chín. Khoai chấm với lạc vừng. Nếu thích ăn chiên thì ta có thể làm khoai chiên để ăn. Nhưng ngon nhất vẫn là xào qua khoai với mắm, mì chính, muối cho ngấm gia vị rồi hầm với xương.
16. Nộm da trâu
"Nộm da trâu, nhai lâu mới nhớ kỹ" đó chính là slogan khi người dân nói về món ăn Mộc Châu này, nó như lời gọi mời du khách thưởng thức món ăn này khi đến với Mộc Châu.
Đặc sản này được người Thái Đen ở Mộc Châu khéo léo chế biến thành một món ăn không thể thiếu trên mâm cơm những dịp đặc biệt.
17. Chẩm chéo - Gia vị độc đáo của người Thái
Chẩm chéo là một cái tên gắn liền với dân tộc Thái, được chế biến khéo léo và sử dụng vào rất nhiều món ăn khác nhau.
Hòa quyện bởi rất nhiều những nguyên liệu: ớt rừng khô, lá chanh, muối, mì chính và mắc kén, đây là một món gia vị vô cùng đặc biệt ở Mộc Châu. Chẩm chéo có thể dùng để chấm hoa quả, các món luộc, đồ nướng hoặc xôi nếp nương.
18. Táo mèo Mộc Châu
Từ độ tháng 3, tháng 4 của những ngày cuối tháng mùa xuân, nếu lên với Mộc Châu bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cây táo mèo rực màu sức sống và đến độ từ tháng 8 đến tháng 10, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những vườn táo mèo sai trĩu quả.
Táo mèo có vị chua ngọt, hơi ấm một chút. Bạn có thể thưởng thức táo mèo tươi hoặc mua táo mèo khô về ngâm rượu. Ngoài ra, táo mèo khô còn là 1 vị thuốc trong đông y nữa đấy. Đến Mộc Châu vào mùa táo mèo đừng quên mang một chút đặc sản này về làm quà bạn nhé!
19. Chè Mộc Châu
Những đồi chè xanh trải dài ngút tầm mắt không chỉ tạo nên cảnh đẹp cho du khách đến tham quan, chụp ảnh và ghi dấu kỷ niệm mà còn mang đến giống chè ngon đặc sản, là mặt hàng xuất khẩu mang lại nguồn thu chính cho rất nhiều hộ dân ở đây.
Những giống chè đặc sản Mộc Châu ngon nức danh như San Tuyết, Bát Tiên, Ô Long... đều góp mặt trên vùng chè này. Mỗi loại mang đến hương vị riêng cho người dùng, giá dao động từ 200.000 đến 500.000 đồng một kg. Bạn có thể mang một chút Chè Mộc Châu về làm quà, cũng rất ý nghĩa đó.
Mách mẹ cách làm ruốc cá hồi vừa ngon vừa bổ, khử hết mùi tanh cho bé Một trong những món ngon được chế biến từ cá hồi rất tiện lợi mà vẫn giữ nguyên hương vị - đó chính là ruốc cá hồi. Cách làm ruốc cá hồi đơn giản tại nhà Nguyên liệu cần chuẩn bị 300g cá hồi 200ml sữa tươi không đường 1 củ gừng nhỏ 2 cây sả tươi Nước mắm, muối, dầu ăn... Dụng...