Cách nấu mì Quảng sườn heo đậm đà chuẩn vị
Mì Quảng là một trong những món ăn dân dã truyền thống của người dân đất Quảng, tương tự như món phở ở Hà Nội.
Món ăn này có hương vị đậm đà và thơm ngon, kết hợp hoàn hảo giữa các hương vị thịt, trứng, tôm và rau củ. Mì Quảng bao gồm nhiều loại: mì Quảng gà, mì Quảng bò, hay mì Quảng tôm thịt… Homnayangi.vn sẽ giới thiệu tới bạn cách nấu mì Quảng sườn với cách thức chế biến rất đơn giản mà món ăn hoàn thành vô cùng đậm đà hấp dẫn.
Hướng dẫn cách nấu mì Quảng
Nguyên liệu
- 400g mì Quảng tráng sẵn
- 500 g sườn non
- 200 g tôm tươi
- 500 gam xương heo:
- 4 quả trứng gà
- 200g lạc rang giã nhỏ.
- 2 cái bánh đa
- 2 củ hành tím
- 2 củ tỏi
Video đang HOT
- Rau các loại: xà lách, rau thơm, húng lủi, rau muống chẻ, bắp chuối, giá đỗ, chanh ớt… tùy khẩu vị.
- Gia vị: hạt tiêu, muối, hạt nêm, đường, nước mắm, dầu ăn, dầu màu điều…
Cách làm
- Tỏi, hành tím bóc vỏ, đập dập, băm nhuyễn
- Xương heo rửa sạch, đun nước sôi rồi trần xương qua cho sạch cho sạch, còn phần sườn non ta chặt miếng vừa ăn, rửa sạch rồi cũng trần qua cho hết các chất bẩn. Ướp sườn với 1 thìa muối, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa café hạt tiêu, 1 thìa hành tỏi băm.
- Tôm rửa sạch bóc vỏ, rút chỉ đen trên lưng, rửa sạch. Ướp với 1thìa hạt nêm, 1 thìa café hạt tiêu, 1 thìa hành tỏi băm. Để tôm và sườn ướp trong 20 phút.
- Bắp chuối thái mỏng, rau sống nhặt sạch ngâm với nước muối pha loãng. Các loại rau sống nhặt sạch, rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng trong 20 phút rồi vớt ra để ráo.
- Trứng gà luộc chín, bóc vỏ, thái làm đôi.
Các bước làm mì Quảng sườn heo
Bước 1: Cho xương heo vào nồi hầm với 1 lít nước để lấy nước dùng. Nêm 2 thìa muối, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa đường, 1 thìa café hạt tiêu, sau đó thêm dầu hạt điều tạo nên chất nước sánh và lên màu cho đẹp mắt.
Bước 2: Đun nóng 2 thìa dầu, cho chỗ tỏi và hành băm còn lại vào phi thơm. Cho sườn vào rang trong lửa nhỏ, đảo đều tay, chú ý cho đượm dầu ăn, nêm thêm 1 thìa café nước mắm. Khi ăn thử thấy miếng sườn non vừa chín tới là được.
Bước 3: Trút sườn ra đĩa, cho tôm vào xào luôn, đảo đều tay cho tôm ngấm gia vị, đến ki thấy tôm dậy mùi thơm thì tắt bếp, trút ra bát.
Bước 4: Đun nước sôi, trần mì Quảng sơ qua để đảm bảo an toàn, rồi bỏ vào bát tô. Bày lên trên đó hai miếng sườn, hai con tôm, 2 nửa trứng gà luộc. Sau đó thêm phần rau sống ( bắt chuối thái mỏng, rau cải non, giá đỗ…), rắc thêm phần lạc rang lên trên. Sau cùng là chan một muôi nước dùng sâm sấp sợi mì.
Bước 5: Dọn thêm một đĩa rau sống ăn kèm, ớt tươi thái nhỏ, chanh, nước mắm, bánh đa nướng… Khi ăn bóp bánh tráng vào tô, trộn đều hoặc để bánh tráng ở ngoài cắn từng miếng.
Lưu ý:
- Khi chọn mua tôm để làm mì Quảng, lưu ý chọn tôm tươi ngon, phần thân phải săn chắc, vỏ còn cứng, màu trắng trong chứ không đục hay ngả sang đỏ, vàng. Phần đầu tôm dính chặt vào thân, các càng vẫn còn nguyên, không có mùi tanh, ươn.
- Chọn mua sườn nên chọn miếng sườn có xương dẹp và nhỏ, có màu hồng nhạt, không có mùi ôi thui và khi ấn vào thịt sườn ta thấy mặt sườn khô và vẫn còn giữ được độ đàn hồi.
- Nồi nước dùng là thành phần quan trọng tạo nên hương vị đậm đà của tô mì Quảng, vì vậy cần chú ý nêm nếm kỹ lưỡng để tô mì có hương vị thơm ngon. Khi chan nước dùng không chan ngập phần mì, chỉ cần chan ướt mì là đủ.
- Các bạn có thể mua mì Quảng tại các cửa hàng bán sợi bún, phở. Sợi mì có màu vàng nghệ, dẻo bùi hoặc màu tím than nếu làm từ gạo lức.
Vị ngậy ngậy béo béo của nước dùng từ xương heo vừa béo vừa đậm đà, cộng thêm tôm rang đậm đà, lạc giã thơm bùi và bánh đa nướng bẻ vụn kết hợp với rau sống tươi ngon khiến tô mì của bạn ngon miệng vô cùng. Mì Quảng là món ăn đặc trưng rất riêng của người Quảng Nam nhưng lại nhận được sự yêu thích ở mọi vùng miền nhờ sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần trong món ăn. Mì Quảng vừa thơm ngon lại đầy đủ chất dinh dưỡng, rất thích hợp để đổi vị cho bữa ăn cuối tuần đấy. Chúc các bạn thực hiện thành công với cách nấu mì Quảng sườn heo của homnayangi.vn nhé!
Theo Homnayangi
Mì Quảng: Món "Fast food" tuyệt vời ở Đà Nẵng
Mì Quảng là món ăn đặc hữu quá phổ thông, quen thuộc không những với người địa phương mà còn cả khách vãng lai đã có lần ghé qua Đà Nẵng.
Thành phần cơ bản của mì Quảng gồm: mì, thịt (heo, bò, gà, vịt...), tôm, cá ( lóc, thu, nhám...), trứng (gà, vịt, cút), đậu phộng rang, bánh tráng (đa), ớt, chanh, hành, tỏi... và đặc biệt không thể thiếu các loại rau ăn kèm (xà lách, cải con, giá sống, bắp hoặc thân chuối sứ...). Tất cả các thành phần này thường có đầy đủ trong một quán mì Quảng "bậc trung" và tùy theo sở thích khách ăn sẽ được phục vụ nhiều hay ít các thứ món trong cùng một tô mì.
Ba điểm độc đáo của mì Quảng: một là chỉ dùng nước mắm nguyên không pha thêm chanh, tỏi, đường...hai là dùng ớt xanh nguyên trái không dùng ớt chín đỏ và không thái lát và ba là dung dầu phộng "phi", "khử" vừa chín để vừa có độ béo bùi vừa thơm nhưng không có mùi "hăng" sống.
Các nhà dinh dưỡng học đã phân tích nghiêm túc và kết luận: tô mì Quảng đúng là cả một "khẩu phần" ăn hợp lý được thu nhỏ lại. Tô mì đầy đủ bốn thành tố của bữa ăn tốt : chất bột (mì, bánh tráng), chất đạm (thịt, cá) chất béo (dầu, mỡ, trứng) chất khoáng và vitamin (các loại rau ăn kèm)
Về tính tiện dụng, mì Quảng đúng là một thức ăn nhanh, fast food, đúng nghĩa: mì, thịt, cá, trứng, nước nhân, rau rán, gia vị ....đều có sẵn, người ăn tự chọn và lấy sử dụng theo nhu cầu. Ở Quảng Nam, Đà Nẵng, người địa phương dùng mì Quảng làm thực phẩm chính cho các lễ cúng, giỗ, liên hoan, nhậu nhẹt...
Về khẩu vị và nghệ thuật, thì mì Quảng cũng thuộc loại "xuất sắc". Giáo sư Trần Văn Khê, tuy là chuyên gia âm nhạc cổ truyền, nhưng cụ cũng có nhận định hóm hỉnh rằng chúng ta sẽ thưởng thức món mì Quảng bằng cả ngũ quan (1) mắt nhìn nhiều màu sắc: trắng của mì, đỏ của ớt, cà chua, xanh tươi của rau rán (2) mũi ngửi được hương thơm: của thịt, của đậu phộng rang...(3) lưỡi nếm lắm mùi vị: ngọt, bùi, béo, cay, chua.... (4) miệng nhai thấy mềm, cứng, dai, dẻo và (5) tai nghe nhiều âm điệu vui: tiếng bánh tráng, bánh phồng tôm gãy dòn, tiếng vỡ sào sạo của đậu phộng.
Ba ưu điểm lớn của mì Quảng: một là tính phổ biến và dân dã của nó, hầu như tất cả mọi nơi, tất cả các bà nội trợ vùng Quảng Nam Đà Nẵng đều biết và đã từng nấu được món mì Quảng này cho bữa ăn gia đình, hai là mì Quảng là tính "linh hoạt", "đa hệ". Nghe đâu, món mì Quảng là sang kiến "tiết kiệm" của người địa phương. Họ đã linh hoạt có gì dùng nấy nên đã cho ra đời lắm thứ mì và lắm thứ rau, để chế biến ra nhiều loại mì khác nhau: mì Quảng gà, mì Quảng bò, mì Quảng tôm, mì Quảng cá, mì Quảng sứa....và cả mì Quảng chay dùng cho ngày rằm, đầu tháng cho những đạo hữu, phật tử và ba là tính tiện dụng, kinh tế mì Quảng là thức ăn "đứng", buffet "Vietnamese", rất nhiều tiệc vui, giỗ kỵ ở xứ Quảng dọn món mì Quảng và khách dự tự chọn số lượng, loại thức ăn kèm cho tô mỳ của mình một cách tự do.
Nếu bạn có dịp thăm viếng hay công tác đến Đà Nẵng đừng quên thưởng thức món mì Quảng đặc sản này. Và hầu như mọi đường phố ở Đà Nẵng đều có quán mì Quảng đặc hữu địa phương.
Theo Dân trí
Mì Quảng Bà Láng gần nửa thế kỷ vừa tráng vừa ăn Có lẽ ít ai biết ngay tại Tam Kỳ (Quảng Nam) có một quán mì Quảng gần 50 năm nay chỉ bán món mì Quảng tôm thịt và một điều khá thú vị là sợi mì được tráng, xắt tại chỗ. Sợi mì được tráng và xắt ngay tại chỗ. BÌNH NGUYÊN Quán mì Quảng Bà Láng có tên khác là quán Cây...