Cách nấu mì cay samyang siêu ngon kích thích vị giác khiến bạn phát thèm
Trời sắp vào đông rồi! Bạn đã có món nước nào cay cay, lạ miệng để ăn trong mùa này chưa? Nếu chưa thì hôm nay hãy cùng vào bếp thực hiện ngay cách nấu mì cay samyang siêu ngon kích thích vị giác này nhé!
1 . Mì cay samyang trứng
Nguyên liệu làm Mì cay samyang trứng
Mì khô gà cay Samyang 1 gói
Trứng 2 quả
Phô mai 1 ít
Hành lá cắt sợi 1 ít
Mè trắng 1 ít
Rong biển khô cắt sợi 1 ít
Muối 1/2 muỗng cà phê
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
Lò vi sóng, nồi, bếp, đũa, tô,…
Cách chế biến Mì cay samyang trứng
1
Nấu trứng
Đập 2 quả trứng cho vào tô cùng 1/2 muỗng cà phê muối sau đó dùng đũa đánh đều tay cho trứng bông đều và tan hết gia vị.
Bạn cho tiếp vào tô 120ml nước lọc và hành lá cắt sợi vào, trộn đều rồi dùng màng bọc thực phẩm, bọc kín miệng tô.
Sau đó, cho vào lò vi sóng, nấu khoảng 1 phút 30 giây cho đến khi hỗn hợp trứng vừa chín tới.
Video đang HOT
2
Nấu mì
Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 200ml nước, nấu với lửa lớn khoảng 2 phút cho đến khi nước trong nồi sôi lên, bạn cho mì samyang vào và trụng sơ trong khoảng 4 – 5 phút cho sợ mì chín mềm, rồi bạn chắt bỏ bỏ bớt nước đi.
Sau đó, cho vào nồi 1 gói sốt gia vị mì cay samyang và trộn đều trong khoảng 30 giây cho mì thấm đều gia vị
3
Hoàn thành
Cho vào tô chứa trứng vừa đun nóng bằng lò vi sóng hết phần mì đã trộn cùng với đó cho bất kì loại phô mai vào bạn thích.
Bọc kín miệng tô lần nữa với màng bọc thực phẩm, rồi cho lại vào lo vi sóng, nấu trong khoảng 2 phút cho phô mai tan chảy và trứng chín hoàn toàn.
Rắc thêm ít mè trắng và rong biển khô cắt sợi dài là bạn có thể thưởng thức rồi!
4
Thành phẩm
Mì cay samyang trứng sau khi hoàn tất sẽ có màu sắc vô cùng đẹp mắt của phô mai trắng và phô mai vàng.
Khi ăn chúng ta sẽ bị chinh phục bởi vị trứng và phô mai béo thơm hòa cùng với sợi mì dai dai và phần sốt samyang cay cay thơm thơm chuẩn vi. Mang đến bạn cảm giác mới lạ, thu hút ngay từ lần đầu thưởng thức!
2. Mì cay samyang phô mai
Nguyên liệu làm Mì cay samyang phô mai
Mì gà cay Samyang 1 gói
Sữa tươi không đường 250 ml
Bơ thực vật 1 muỗng canh
Phô mai con bò cười 1 ít
Phô mai bào nhỏ 1 ít
Phô mai 1 lát
Mè trắng 1 ít
Rong biển sấy khô cắt nhỏ 1 ít
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Mì cay samyang phô mai
1
Chần mì
Bắc chảo lên bếp, cho 300ml nước vào chảo, đun với lửa vừa khoảng 2 phút cho đến khi nước sôi lên thì bạn cho mì vào.
Chần sơ trong khoảng 3 phút cho mì chín mềm rồi tắt bếp sau đó dùng rây lọc bỏ nước và lấy mì ra.
2
Nấu mì
Cho mì cùng 250ml sữa tươi không đường, 1 muỗng canh bơ thực vật và 1 gói súp mì vào chảo. Trộn đều cho đến khi sợi mì đều màu rồi bạn nấu với lửa nhỏ khoảng 3 phút cho đến khi sữa trong nồi sôi lên.
Sau đó, bạn cho tất cả các loại phô mai còn lại vào, nấu với lửa nhỏ cho đến khi các loại phô mai cho vào tan hết và sánh kẹo lại thì bạn tắt bếp.
Múc mì ra dĩa và rắc thêm 1 ít mè trắng và rong biển sấy khô cắt nhỏ vào là hoàn tất.
3
Thành phẩm
Mì cay samyang phô mai sau khi hoàn tất với màu cam đẹp mắt nổi bật. Khi ăn ta sẽ cảm nhận được vị béo ngậy thơm phức của phô mai hà cùng với sợi mì dai mềm cay cay được thấm đều gia vị.
Đảm bảo sẽ khiến bạn thích mê ngay lần đầu thưởng thức. Để ngon hơn bạn nên dùng khi mì còn nóng nhé!
Thơm ngon sữa đậu nành tự chế
Sữa đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao nhưng rất dễ chế biến. Hướng dẫn của chuyên gia Rosa dưới đây sẽ giúp bạn làm món sữa này.
Nguyên liệu
Đậu nành 500 g (tỉ lệ 1 đậu /8 nước)
Mè trắng 50 g (tỉ lệ 1/10 đậu)
Lá dứa: 1 bó
Nước: 4 lít
Cách làm
1. Đậu nành ngâm nước khoảng 8 - 10 giờ, rửa sạch, để ráo
2. Mè rửa sạch, để ráo. Lá dứa rửa sạch để ráo, cột lại thành bó
3. Đậu nành đã rửa sạch, xay từng ít một với lượng nước vừa đủ cho máy hoạt động được, xay nát cho đến khi hết lượng đậu và lượng nước
4. Cho đậu nành vừa xay lên bếp nấu cho đến khi sờ vào thấy nóng tay là được. Tắt bếp, để khoảng 15- 30 phút
5. Cho đậu vừa nấu vào túi vải nhồi và vắt lọc lấy phần nước
6. Cho sữa đậu nành vừa vắt vào nồi cùng với bó lá dứa, đun sữa vừa sôi, hạ nhỏ lửa cho sữa không bị trào ra ngoài. Nấu khoảng 20 phút thì tắt bếp, vớt bọt, bỏ xác lá dứa.
7. Có thể uống sữa nóng hoặc để nguội chiết vào chai đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh. Tuỳ theo ý thích uống ngọt hay nhạt của mỗi người mà cho thêm đường nhiều hay ít.
Yêu cầu: Sữa có màu trắng đục nhưng không vàng. Sữa có mùi thơm thoang thoảng của lá dứa nhưng vẫn giữ được mùi vị đặc trưng của đậu nành.
Lưu ý: Không được dùng chung sữa đậu nành với trứng gà bởi abumin có tính nhờn dính trong trứng gà rất dễ kết hợp với men phân giải protein đậu tương (nguyên liệu để làm sữa đậu nành) khiến cơ thể không hấp thu được giá trị dinh dưỡng.
Không nên pha sữa đậu nành với đường đỏ bởi axit hữu cơ có trong đường đỏ có thể kết hợp với protein trong đậu tương. Các thí nghiệm đã cho thấy khi pha sữa đậu nành với đường trằng thì không xảy ra hiện tượng này.
Cách làm ruốc cá hồi Nhật thơm ngon giàu đạm bổ sung dưỡng chất cho cả nhà Cá hồi Nhật là loại cá ăn rất ngon và tốt cho sức khỏe. Bạn có thể tự làm ruốc cá hồi thành món khô để ăn kèm với cơm hoặc với những món khác cũng đều đầy đủ dưỡng chất lại thơm ngon. 1. Ruốc cá hồi truyền thống Nguyên liệu làm Ruốc cá hồi truyền thống Cá hồi 200 gr Sữa...