Cách nấu lẩu cua đồng thơm ngon chuẩn vị, dễ làm tại nhà
Là một món lẩu có vị ngọt thanh, lẩu cua đồng đậm đà hương vị, ăn hoài không ngán.
Rất thích hợp để cả nhà cùng thưởng thức trong những ngày hè nóng bức. Cùng vào bếp trổ tài nấu món lẩu cua đồng mời gia đình cùng thưởng thức.
1. Lẩu cua đồng
Nguyên liệu làm Lẩu cua đồng
Cua đồng 1 kg
Xương ống 500 gr
Thịt bò 200 gr
Đậu hũ 3 miếng
Bún tươi 1 kg
Rau ăn kèm 200 gr (Mồng tơi/mướp/rau chuối bào/rau muống bào)
Sả 2 cây Hành tím 5 củ
Tỏi băm 1 muỗng canh
Cà chua 3 trái
Gia vị thông dụng 1 ít (đường/ muối/ hạt nêm) Dầu ăn 2 muỗng canh
Hình nguyên liệu
Dụng cụ thực hiện
Bếp, nồi lẩu điện hoặc nồi, đũa, chảo,…
1
Sơ chế nguyên liệu
Rau mồng tơi lặt lá rửa sạch, mướp gọt vỏ, rửa sạch, cắt xéo. Cà chua rửa sạch, cắt múi cau.
Xương ống rửa sạch để ráo, để làm sạch bạn chần sơ xương ống qua nước sôi khoảng 5 phút.
Cua đồng rửa sạch, để ráo. Sau đó bạn gỡ mai lấy gạch bỏ ra chén riêng, phần cua đem xay hoặc giã nhuyễn.
2
Nấu nước dùng xương ống và làm gạch cua
Nấu nước dùng xương ống:
Bạn bắc nồi lên bếp, cho 2 lít nước và xương ống, 2 củ hành tím vào nồi, hầm lửa nhỏ 3 tiếng. Để lấy nước dùng.
Làm gạch cua:
Bạn bắc chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn đợi nóng, thêm 1 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng canh hành tím băm, đảo đều phi thơm vàng.
Sau khi hành tỏi đã thơm, bạn thêm phần gạch cua vào xào khoảng 5 phút.
Nấu nước dùng thịt cua:
Phần cua bạn đã xay, thêm 700 ml nước dùng xương ống, rồi ray nước cho vào nồi.
Thêm 1 muỗng cà phê muối đun sôi, khi thấy nước sôi, trên bề mặt có 1 lớp riêu cua, bạn vớt lớp riêu cua để riêng.
Video đang HOT
3
Nấu lẩu cua
Bắc nồi lên bếp, nếu dùng lẩu điện thì bạn cắm điện, sau đó cho 1 muỗng canh dầu ăn vào, thêm 1 muỗng canh hành tím băm phi thơm vàng.
Thêm cà chua vào xào khoảng 2 phút, sau đó 1 muỗng canh đường, 2 nhánh sả vào xào.
Thêm nước hầm xương và nước riêu cua vào nấu sôi, thêm 2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, phần gạch cua, đợi sôi. Nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn là hoàn tất.
4
Thành phẩm
Đặt bếp lẩu hoặc nồi lẩu điện ra bàn ăn, bày rau, bún tươi hoặc bánh đa ra tô, nấu lẩu sôi nhẹ để nhúng rau, ăn tới đâu nhúng tới đó, ăn đến đâu cho thịt bò, riêu vào đến đó.
Bạn đã có món lẩu cua đồng thơm ngon nứt mũi chẳng khác nào ngoài hàng để chiêu đãi cho cả nhà bữa ngon vào cuối tuần này rồi!
2. Lẩu cua đồng (công thức được chia sẻ từ người dùng)
Nguyên liệu làm Lẩu cua đồng (công thức được chia sẻ từ người dùng)
Cua đồng 500 gr
Xương 500 gr
Gạch cua 30 gr
Chả cá thác lác 200 gr
Nấm 200 gr (nấm rơm hoặc các loại nấm tùy thích)
Đậu hủ 3 miếng
Cà chua 4 trái
Rau ăn lẩu 300 gr (mồng tơi/ mướp/ cải/ rau muống)
Tỏi băm 1 muỗng canh
Hành tím băm 2 muỗng canh
Hành lá cắt nhuyễn 1 muỗng canh
Nước mắm 1 muỗng canh
Dầu ăn 4 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ bột ngọt/ hạt nêm/ tiêu xay)
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua xương tươi ngon
Nếu bạn chọn mua xương ống thì chú ý đến màu sắc của xương. Xương ngon sẽ có màu tươi, không tái, không có mùi lạ.Chọn mua xương to khoảng từ 2 đến 3 đốt ngón tay là hợp lí.Nếu chọn mua thịt sườn thì nên chọn miếng sườn có xương dẹp.Thịt sườn phải có màu hồng và không có mùi lạ.Khi ấn vào sườn, miếng thịt vẫn có độ đàn hồi tốt, bề mặt thịt khô không bị dính tay.Với món ăn này bạn nên chọn xương ống hoặc xương sườn cũng rất ngon.
Cách chọn mua chả cá thác lác tươi ngon
Chả cá thác lác tươi ngon sẽ có màu thịt đỏ hồng.Phần chả không có mùi lạ, không chuyển sang màu xám hoặc trắng bệch.Bạn nên mua chả cá ở những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng.Nếu mua chả cá đông lạnh hoặc đóng gói thì nên chú ý đến hạn sử dụng và kiểm tra các thông tin liên quan trên bao bì.
Cách chế biến Lẩu cua đồng (công thức được chia sẻ từ người dùng)
1
Sơ chế cua
Cua sau khi mua về bỏ yếm, gỡ mai, tách lấy phần gạch bỏ qua một cái chén riêng.
Cua sau khi làm sạch thì đem đi xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn, sau đó lọc lấy nước cua. Sau khi lọc sẽ được khoảng 2 lít nước.
Mách nhỏ: Bạn có thể nhờ người bán xay cua sẵn để rút ngắn thời gian chế biến
2
Sơ chế các nguyên liệu khác
Xương sau khi chặt khúc vừa ăn thì bạn đem đi rửa sạch.
Nhặt sạch và rửa nấm, sau đó cắt nấm làm đôi hoặc làm tư tùy sở thích. Cà chua bạn cắt múi cau.
Đậu hũ cắt miếng vừa ăn và mang đi chiên vàng. Nếu bạn mua đậu hũ chiên sẵn thì cũng nên chiên sơ lại cho đậu hũ được giòn và ngon hơn.
Chả cá thác lác đem ướp với nửa muỗng cà phê muối, nửa muỗng canh đường, nửa muỗng canh hạt nêm, nửa muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng canh hành lá cắt nhuyễn. Trộn đều các nguyên liệu lại với nhau.
Ướp cá trong khoảng 10 đến 15 phút rồi tiến hành vo viên.
3
Nấu nước dùng
Cho vào nồi 2 muỗng canh dầu ăn và 1 muỗng canh hành tím băm. Phi thơm hành tím và cho 500gr xương vào đảo đều.
Sau đó cho tiếp khoảng 2 lít nước và hầm trong khoảng 1 giờ đồng hồ để lấy nước dùng.
Mách bạn: Trong quá trình hầm xương bạn nên thường xuyên hớt bọt để nước dùng được trong và ngon hơn.
4
Xào cà chua với gạch cua
Cho vào chảo 2 muỗng canh dầu ăn và 1 muỗng canh hành tím băm. Phi thơm hành tím và cho gạch cua vào xào.
Tiếp theo cho hết phần cà chua vào luôn, trong lúc xào nên dầm cà chua ra cho mềm để khi nấu lẩu có màu nước dùng đẹp.
5
Nấu riêu cua
Chuẩn bị 1 cái nồi và cho hết 2 lít nước cua đã lọc vào, cho thêm 1/2 muỗng cà phê muối.
Nấu đến khi riêu cua nổi lên bề mặt thì khuấy cho riêu cua tơi ra, không bị đóng cục.
6
Nấu nước lẩu
Cho nước hầm xương vào phần riêu cua tổng cộng khoảng 3.5 – 4lít nước. Tiếp theo bạn cho hết phần cà chua và gạch cua đã xào trước đó vào.
Nêm thêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, nửa muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh hạt nêm, nửa muỗng cà phê tiêu xay. Trong khi nêm nếm bạn có thể tăng giảm các gia vị để phù hợp với khẩu vị của gia đình.
Sau đó cho tiếp đậu hũ, nấm và chả cá thác lác đã vò viên vào. Để nước sôi bùng trong khoảng 7 phút cho cá chín là được.
Lưu ý nhỏ:
Bạn nên đợi cho nước sôi bùng lên thì hẳn cho cá vào để cá không bị tanh.Nếu muốn cho cá dai hơn bạn có thể giã sơ hoặc quết cá trong khoảng 10 phút trước khi vò viên.
7
Thành phẩm
Một bước cuối cùng không thể thiếu để hoàn thành món ăn đó chính là bày ra và thưởng thức thôi. Nước lẩu cua đậm đà với riêu cua béo ngậy, chả cá thác lác dai, mềm ăn kèm với rau và bún tươi thì ngon quên lối về. Mau mau “bỏ túi” công thức này và thực hiện ngay nào!
Món lẩu cua đồng dân dã gợi nhớ quê hương
Món lẩu cua đồng có xuất xứ từ các làng quê dân dã của Việt Nam. Tuy giản dị là vậy nhưng món ăn này lại mang một vị ngon khó cưỡng, khiến ai từng một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi và muốn thưởng thức thêm cả lần thứ hai, thứ ba...
Món lẩu cua đồng dân dã gợi nhớ quê hương
Nguyên liệu nấu món lẩu cua đồng dân dã mà ngon tuyệt:
700g cua đồng
500g xương ống
500g thịt bắp bò.
4 miếng đậu phụ
4 - 5 quả cà chua.
5 - 6 quả sấu xanh.
1/2 chén dấm bỗng
2 củ gừng lớn.
10 củ hành khô.
Rau dùng nhúng lẩu: xà lách, rau diếp, kinh giới, tía tô, hoa chuối... tùy ý thích.
Dầu ăn, các loại gia vị thông thường.
Cách nấu món lẩu cua đồng dân dã mà ngon tuyệt:
Bước 1:
Nướng thơm gừng, hành tím (khoảng 4 củ) trên bếp lửa đỏ. Đến khi xém vỏ là được.Xong xuôi bạn bóc vỏ, rửa sạch và đập dập, để ra chén
Rửa sạch xương ống, đem chần qua nước sôi rồi lại rửa thêm lần nữa. Cho lượng xương này cùng gừng, hành khô khi nãy vào nồi, chế thêm nước, nêm chút gia vị rồi đem ninh.
Trong quá trình ninh, nhớ để lửa vừa hoặc nhỏ. Nếu sôi quá mạnh thì nước dùng sẽ bị giảm độ trong, kém đẹp mắt hơn.
Bước 2:
Đổ cua đồng còn sống vào trong nồi. Xóc đều cua với muối rồi rửa qua nhiều lần cho cua được sạch. Bắt từng con, bỏ mai, gạch gạt để riêng.Thịt cua bỏ cối giã hoặc dùng máy xay xay nhuyễn.
Nếu ngại làm thì bạn cũng có thể bỏ qua bước này bằng cách mua sản phẩm bán sẵn nhé!Hòa cua xay với tầm 1 - 1,5l nước sạch. Bóp nhuyễn cua trong nước thêm 5-10 phút cho nước sánh lại.Lọc hỗn hợp trên bằng rây để lấy nước cua.
Bước 3:
Đậu phụ sau khi rửa sạch, bạn để ráo rồi hẵng cắt miếng đem chiên nhé.
Bước 4:
thịt bắp bò cố gắng thái bản to, lát mỏng nhất có thể. Nếu vậy miếng thịt sẽ vừa ngon mà còn vừa đẹp mắt nữa.Ướp bò với gừng và các loại gia vị, để trong 20 phút cho bò được ngấm. Bạn cũng đừng ướp quá lâu. Bởi để lâu ngoài không khí sẽ khiến bò thâm lại.
Bước 5:
Đổ chung nước dùng ninh xương và nước cua lọc được ban nãy vào một chiếc nồi lớn.Cho thêm cà chua thái múi cau, sấu cạo vỏ, dấm bỗng và các loại gia vị. Đem đun với lửa nhỏ.
Nếu đun lửa lớn gạch cua sẽ tan đều với nước lẩu ngay, không đóng thành mảng riêu được.Trong thời gian chờ sôi, ta phi vàng hành khô. Cho thêm gạch cua vào chảo, đảo qua rồi tắt bếp, đổ vào nồi lẩu lúc đang sôi lăn tăn.
Vớt các miếng riêu cua ra bát. Cho đậu chiên vào đun sôi. Lúc ăn ta thả lại gạch cua và thịt bò, rau các loại vào nồi và món ăn đã hoàn thành.
Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!
Ăn hết nồi cơm với món canh chuối, cá kho rặc miền Tây Miền Tây sông nước, nơi mảnh đất cực Nam của Tổ quốc được biết đến với những con sông đỏ nặng phù sa mùa nước nổi, với những ruộng lúa trĩu nặng bông, với con người đầy hào sảng. Và thật thiếu sót biết bao khi nhắc đến cái tên Miền Tây thân thương mà không nhắc đến tô canh chuối, chảo cá...