Cách nấu lẩu cá kèo lá giang
Là món ăn mang hương vị miền Tây Nam Bộ đặc trưng, lẩu cá kèo lá giang mang đến cho bạn một cảm giác hấp dẫn, dân dã bất cứ khi nào thưởng thức.
Hương vị đặc trưng của lẩu cá kèo lá giang là vị chua nhẹ của lá giang, cá kèo béo ngậy giờ đây trở thành món đặc sản ngon trong thực đơn của nhiều nhà hàng. Nhưng cũng không cần đến các nhà hàng hay đến miền Tây Nam Bộ xa xôi bạn vẫn có thể tự tay làm món lẩu cá kèo lá giang thơm ngon ngay tại nhà với công thức nấu lẩu cá kèo lá giang dưới đây.
Nguyên liệu nấu lẩu cá kèo lá giang cho 4 người:
- 1/2 kg cá kèo
- 1/2 kg rau đắng
- 300g lá giang hoặc lá me chua
- 4 quả cà chua
- 3 nhánh tỏi
- 3 củ hành tím
- 1kg bún
- 1 quả chanh, 2 quả ớt
- Một chút rau muống, giá, hoa chuối bảo, lá ngổ, ngò gai
Video đang HOT
- Dầu ăn, nước mắm
Cách làm lẩu cá kèo lá giang cho 4 người:
Sơ chế nguyên liệu làm lẩu cá kèo lá giang:
- Cá kèo mua về, xóc muối và lá nước cốt chanh cho hết nhớt, sau đó rửa sạch, cho cá vào bát lớn.
- Lá giang bỏ phần dây, rửa sạch, để ráo nước. Vò nát lá hoặc dã sơ qua.
- Rau đắng nhặt lấy phần lá non, rửa sạch, để ráo nước.
- Ngò gai, giá và lá ngổ nhặt rửa sạch.
- Rau muốn nhặt lất phần lá non và phần cọng, rửa sạch, ngâm nước muối, chẻ nhỏ phần cọng.
- Dùng dao bào, bào hoa chuối, ngâm vào nước pha giấm, gần lúc ăn thì vớt ra ngoài cho ráo nước.
- Cà chua rửa sạch, để ráo nước, bổ múi cau.
- Hành, tỏi nhặt vỏ, băm nhuyễn.
Các bước nấu lẩu cá kèo lá giang:
- Đặt nồi sạch lên bếp, cho thêm 2 thìa canh dầu ăn vào, cho hành tỏi vào phi thơm, sau đó đổ 1.5 lít nước vào nồi, đun sôi lên.
- Cho cà chua, lá giang vào, thêm 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt và một muỗng nước mắm.
- Đợi nước sôi lại, nêm nếm gia vị xem vừa khẩu vị chưa, nêm nếm cho vừa miệng, tắt bếp.
- Múc từng riêng từng phần nước lèo ra nồi lẩu nhỏ, cắt rau ngổ và ngò gai vào nồi, cho thêm 1 ít ớt hoặc sa tế, nấu sôi nước, cho cá kèo vào nhúng, cá chín gắp ra chấm nước mắm.
- Dùng cá kèo kèm bún, rau sống.
Lưu ý khi nấu lẩu cá kèo lá giang:
- Lá giang là một loại cây mọc hoang, thường được dùng để nấu canh chua có vị chua dịu nhẹ hơn lá me.
- Khi nấu canh cá kèo lá giang khong nên sử dụng các loại nồi inox, tráng men không gỉ và nồi nhôm bởi món cá kèo lá giang có vị chua nấu lâu dễ gây ngộ độc.
- Để tiết kiệm thời gian bạn có thể nhờ người bán sơ chế sẵn cá kèo và mua hoa chuối sơ chế sẵn ở chợ.
Với nồi lẩu cá kèo lá giang vào những ngày mát trời bạn có thể mời bạn bè cùng đến tụ họp thưởng thức món ăn tuyệt ngon này. Vị chua chua hấp dẫn cùng những con cá kèo ngọt thịt, ngậy ngậy từ món lẩu cá kèo lá giang chắc chắc sẽ giúp bữa ăn của bạn trở nên ngon miệng, vui vẻ hơn nhiều.
3 món lẩu đặc trưng miền Tây ăn một lần nhớ mãi
Ẩm thực miền Tây sông nước mang vị đậm đà, độc đáo riêng biệt nên được lòng thực khách mọi độ tuổi.
Lẩu mắm
Lẩu mắm là món mắm được nhiều người yêu thích vào ngày mưa, tiết trời se lạnh. Người miền Tây thường chuẩn bị món ăn này để tiếp đãi khách quý đến chơi nhà. Mắm cá sặc hoặc cá linh là 2 nguyên liệu ưa dùng khi chế biến nước lẩu bởi vị đậm, thơm nồng.
Nước lẩu mắm phải được ninh từ xương heo. Để tăng vị thơm, ngậy, người miền Tây thường cho thêm nước dừa tươi khi ninh. Ngoài ra, nước dùng còn có cà tím, mướp đắng... Khi ăn, thực khách sẽ nhúng thịt ba chỉ, tôm, mực, cá... cùng nhiều loại rau như cải, bông súng, điên điển... vào nồi lẩu đang sôi. Hương vị của lẩu miền Tây là sự hòa quyện giữa vị đắng của rau, béo bùi từ thịt, cá và cay nồng, đậm đà bởi ớt, mắm.
Lẩu cá linh bông điên điển
Bước vào mùa nước nổi khoảng tháng 9 - tháng 11 hàng năm là thời điểm xuất hiện nhiều cá linh tươi ngon nhất. Vào mùa này, bông điên điển cũng đua nhau nở rộ khắp các mé sông. Chính vì lẽ đó, người miền Tây đã kết hợp hai món này lại với nhau để tạo nên món lẩu cá linh bông điên điển đặc trưng của mùa nước nổi.
Món lẩu này quan trọng nhất ở khâu nguyên liệu, đặc biệt cá linh phải là loại tươi ngon, chắc thịt, rau ăn kèm cần đúng loại của người miền Tây và nhất định phải có bông điên điển. Cá linh tươi sẽ được làm sạch, ướp gia vị đậm đà, hòa thêm nước dừa vào nồi lẩu để nấu cùng. Sau đó, người miền Tây dầm thêm chút me để lấy vị chua rồi nêm nếm cho vừa miệng.
Khi thưởng thức, trên mặt lẩu sẽ cho vào tỏi phi và rau ngò gai nhưng không cho cá linh vào nước lẩu ngay. Bởi loại cá này vốn nhỏ và nhanh chín nên chỉ khi nào đã thật sẵn sàng thưởng thức thì người ta mới trút cá linh vào nồi lẩu, sau đó cho thêm bông điên điển.
Lẩu cá linh bông điên điển là sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt đậm của cá linh với vị chua thơm của bông điên điển. Một số nơi còn ăn kèm cùng bông súng tùy theo từng mùa.
Lẩu cá kèo lá giang
Quả thật người dân miền Tây sông nước rất biết tận dụng các loại cá để tạo nên những món lẩu đặc trưng ở nơi họ sống. Với món lẩu này, nguyên liệu chính chỉ gồm có cá kèo và lá giang, nhưng bảo đảm ai ăn thử một lần sẽ rất là "ghiền".
Cá kèo ăn lẩu phải là loại tươi, ngọt, đi kèm cùng lá giang chua thanh hợp vị. Tất nhiên sẽ không thể thiếu các loại rau ăn kèm đặc trưng như rau muống, rau đắng, rau nhút, bắp chuối, giá...
Khi ăn món lẩu này chắc chắn sẽ không thể thiếu bát nước mắm ớt để chấm cá. Vào những ngày tiết trời se lạnh hơn thì đây chính là món lẩu được người miền Tây vô cùng ưa chuộng vì nó ít gây ngán và đủ làm ấm người khi thưởng thức.
Hướng dẫn cách nấu lẩu cá kèo lá giang vừa ngon vừa đơn giản Lẩu cá kèo lá giang có lẽ đã là món ăn quen thuộc của người miền Tây Nam Bộ. Cách nấu lẩu cá kèo lá giang thì cực kì nhanh gọn, đơn giản. Những dịp cuối tuần tụ tập bạn bè và gia đình thì đây là món lẩu khá phù hợp đấy. Học cách nấu lẩu cá kèo lá giang dưới đây...