Cách nấu hủ tiếu bò viên ngon đơn giản chuẩn vị người Hoa
Hủ tiếu bò viên là món ăn có nguồn gốc từ Trung Hoa, sau đó người Hoa sinh sống ở miền Nam nước ta bán món ăn này.
Từ đó ta thấy có món ăn ngon và hấp dẫn này. Vậy làm thế nào để có hủ tiếu bò viên ngon, đúng chuẩn người Hoa thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay cách nấu hủ tiếu bò viên nhé!Nguyên liệu nấu món hủ tiếu bò viên
Để tạo nên món hủ tiếu bò viên ngon thì nguyên liệu cũng cần chuẩn bị tỉ mỉ và cẩn thận. Bởi gia vị đúng chuẩn cũng cần mua hợp lí.
Xương ống lợn (có thể thay thế bằng xương bò): 1kg
Bò viên: 500 gram
Hủ tiếu: 500 gram
Thịt bò: 500 gram
Lạc rang: 100 gram
Mực khô: 50 gram
Tôm khô: 50 gram
Đường phèn: 20 gram
Củ cải: 1 củHành tây: 1 củ nhỏ
Gia vị: Nước mắm, muối, ớt bột, tương, đường, dầu ăn, hạt nêm, mì chính,…Các loại rau: Giá đỗ, rau mùi, hành hoa, hành khô, tỏi, sả, rau diếp…
Video đang HOT
Để có món hủ tiếu bò viên ngon và chuẩn vị nhất thì phải trải qua các bước làm dưới đây. Cùng theo dõi cách làm này nhé!
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Khâu đầu tiên trong cách nấu hủ tiếu bò viên là sơ chế nguyên liệu, xương ống mua về rửa sạch sau đó trần qua nước, vớt ra sau đó rửa sạch lại với nước lạnh. Xương ống sau khi làm sạch cho vào hầm để làm nước dùng. Củ cải chọn loại tươi, sau đó cắt bỏ đầu lá, gọt vỏ và rửa sạch. Tiếp đến bạn cắt thành miếng vừa ăn rồi cho vào nồi nước xương.
Xương ống cho vào luộc qua sau đó cho vào ninh
Mực khô và tôm khô rửa sạch, mực xé nhỏ thành miếng vừa ăn, cũng cho mực vào nồi nước xương hầm. Sả đem cắt bỏ gốc, bỏ phần vỏ già sau đó rửa sạch, đập dập và băm nhuyễn. Tỏi và hành khô bóc bỏ vỏ, đập dập và băm nhỏ. Lạc rang chín vàng và thơm, sau đó lấy khoảng 1/3 lạc giã dập, phần còn lại xay thật mịn.
Thịt bò thái mỏng, sau đó ướp với một chút dầu ăn, nước tương và hạt tiêu để gia vị ngấm vào thịt bò. Hành tây bỏ vỏ và rễ, rửa sạch và thái mỏng. Các loại rau ăn kèm nhặt bỏ gốc và lá già, rửa sạch và để ráo.
Bước 2: Nấu hủ tiếu bò viên
Sau khi sơ chế các nguyên liệu xong thì ta thực hiện bước tiếp theo, đó là nấu hủ tiếu bò viên. Bạn cho chảo nóng, cho dầu ăn rồi cho lần lượt hành và tỏi vào phi vàng thơm rồi cho sả băm nhuyễn vào đảo cùng. Cho thêm lạc xay mịn vào đảo đều tay sau đó cho tương, muối, đường và nước mắm vào cho vừa ăn. Thêm một chút nước và đun sôi khoảng 15 phút để làm sốt.
Hành tỏi phi vàng thơm
Tiếp đến cho hành tỏi phi vàng thơm rồi cho hành tây vào xào chín rồi thêm 2 thìa tương đen vào để nấu cùng. Khi nước dùng đã được thì bạn vớt hết mực, tôm khô và củ cải ra rồi cho 2 thìa tương đen đã làm vào nồi, đun thêm 5 phút cho nước sôi lại rồi nêm nếm gia vị vừa ăn.
Chuẩn bị nồi nước sôi sau đó cho hủ tiếu vào trần, khi thấy hủ tiếu chín thì chia ra từng bát. Thịt bò đã ướp và bò viên cho vào từng bát đã có hủ tiếu, cho lạc đã giã dập, hành lá, rau mùi và rau thơm lên rồi chan nước dùng vào bát.
Bước 3: Trình bày và thưởng thức
Bát hủ tiếu đã được bày ra với thịt bò và bò viên, rau thơm ở bên trên, nước dùng thanh, ngọt vị xương hầm. Bạn có thể dùng kèm với các loại rau như giá đỗ, rau diếp, tương ớt, chanh…
Ngoài cách nấu hủ tiếu bò viên thì các món nấu đối với thịt bò cũng đơn giản lại rất ngon như thịt bò xào khoai tây và cách làm bò viên ngon. Bạn hãy tham khảo các cách nấu và làm các món ăn này để làm phong phú hơn thực đơn nhà mình nhé!
Trình bày và thưởng thức hủ tiếu bò viên đậm đà
Cách nấu nước lèo hủ tiếu bò viên
Nước lèo hủ tiếu bò viên cũng khá giống nước lèo của phở bò tuy nhiên vẫn mang hương vị riêng của nó, đặc biệt trong cách nấu hủ tiếu bò viên người Hoa thì nước lèo rất đặc biệt. Ngoài cách nấu nước lèo mà chúng tôi vừa giới thiệu bên trên thì còn có cách nấu nước lèo hủ tiếu viên.
Xương ống bò: 500 gramHành tây nướng vàng: 1 củĐại hồi: 6 cánhHành khô: 2 củBò viên: 300 gramTôm, mực khô: 100 gramGừng nướng đập dập: 1 củQuế: 2 khúc nhỏTương đỏ, tương đenRau mùi, ngò: Mỗi loại 1 mớGia vị: Hạt nêm, bột ngọt,…
Một số nguyên liệu nấu nước lèo
Để nước lèo ngọt và trong thì trần qua xương ống bò, sau đó cho hành, gừng nướng, hồi, quế vào nồi và hầm xương. Chú ý hớt bọt và váng mỡ thưỡng xuyên trong quá trình nấu để nước ngọt hơn. Sau đó cho mì chính, hạt nêm sao cho nước ngọt đậm đà. Sau đó khoảng 4 giờ sau vớt bỏ đại hồi và quế. Nước ngọt thanh, có mùi thơm thoang thoảng của các gia vị.
Yêu cầu thành phẩm
Mỗi món ăn được tạo ra cần phải đảm bảo về sắc, hương, vị để xem tay nghề của ta đã hoàn thiện được món ăn đến mức độ nào. Hủ tiếu bò viên có một số yêu cầu thành phẩm sau:
Hủ tiếu bò viên khi thưởng thức có vị ngọt thanh của nước dùng, thoang thoảng mùi thơm của quế và hồi.Sợi hủ tiếu chín vừa phải, không quá nhũn hay quá sống, sợi hủ tiếu không bị trương nếu để lâu không ăn ngay thì sẽ mất đi vị ngon của hủ tiếu.Lạc rang cho lên bát hủ tiếu thơm, không quá bị ỉu.
Cách nấu hủ tiếu bò viên đơn giản này đã làm bạn hoàn toàn yên tâm chưa nào? Đây là cách thức đơn giản và dễ làm, hơn nữa cũng không mất nhiều thời gian để bạn có thể thay đổi món ăn trong thực đơn gia đình mình. Đừng quên chia sẻ cách nấu hủ tiếu bò viên ngon với bạn bè của bạn nhé. Chúc bạn thành công với món hủ tiếu bò viên thơm ngon này!
Theo Giadinh
7 món ngon phải thử ở Châu Đốc
Bún cá, cơm tấm hay tung lò mò là ba trong số món ngon du khách nên tìm thử khi có dịp đến Châu Đốc.
7 món ngon phải thử trong chuyến du lịch Châu Đốc
Bún cá: Là món ăn nổi tiếng ở An Giang, bún cá Châu Đốc không do người Việt sáng tạo mà du nhập từ nước láng giềng Campuchia. "Linh hồn" của món này nằm ở vị nước lèo được nêm nếm từ mắm cá linh và mắm ruốc. Đây là một trong số món ăn bày bán khá phổ biến ở trung tâm Châu Đốc, bạn có thể dùng vào bữa sáng. Nước lèo có màu vàng nhạt do còn có thêm củ nghệ giã nát. Bắc trên bếp lửa riu riu, cá hoà cùng nước hầm xương tạo nên độ hấp dẫn. Ngày nay, nhiều nơi còn hầm thêm xương ống để nước ngọt hơn và phục vụ kèm thịt heo quay. Trong tô bún có các loại rau ở dưới cùng như bông điên điển, một đặc sản từ những cánh đồng miền Tây. Giá mỗi suất ăn trung bình 20.000 đồng, có quán xa trung tâm bán tô bún cá chỉ 10.000 đồng.
Cơm tấm: Du lịch Châu Đốc, đi dọc các trục đường Lê Lợi, Thủ Khoa Huân hay quanh chợ Châu Đốc, du khách sẽ dễ tìm thấy một quán cơm tấm thơm ngon. Món ăn quen thuộc ở miền Tây, khiến khách thòm thèm bởi vị nước mắm chua ngọt kèm miếng thịt nướng mềm, nêm nếm vừa miệng. Khác với thông thường, đồ ăn kèm của cơm tấm ngoài củ cải ngâm chua, ở Châu Đốc còn có cải ngâm chua, khiến hương vị món trở nên mới mẻ. Cơm ăn chắc bụng nên bạn có thể dùng vào bữa sáng để nạp năng lượng cho ngày mới. Giá mỗi đĩa cơm tấm sườn bì chả khoảng 25.000 - 30.000 đồng.
Các loại mắm: Châu Đốc còn được mệnh danh là "vương quốc mắm" của miền Tây. Đến chợ Châu Đốc hoặc chân núi Sam, du khách sẽ thấy hàng chục loại mắm khác nhau như mắm Thái, cá lóc, cá linh, ba khía, cá sặc, cá trèn... Mắm ở Châu Đốc thiên vị ngọt nhưng dư vị lại mặn, ăn đưa cơm. Bạn có thể thưởng thức hương vị ngay tại chỗ, trong các nhà hàng hoặc mua mang về làm quà. Giá từ vài chục đến hơn trăm nghìn đồng cho mỗi kg mắm.
Bánh hỏi thịt nướng: Bánh hỏi là món dễ thấy ở miền Tây, đặc trưng là tơi và mềm. Bánh hỏi ăn cùng thịt nướng lại càng thơm ngon khi những miếng thịt đã được ướp kỹ đem nướng trên than hồng, thơm phức và đậm đà. Bánh hỏi sẽ không ngon nếu thiếu chút mỡ hành và đậu phộng giã nhỏ. Chén nước mắm pha chua ngọt được phục vụ kèm làm tăng vị món ăn. Bạn có thể chan trực tiếp hoặc để chấm riêng. Nhiều quán còn cho thêm chả giò, chả cá. Giá mỗi suất 25.000 đồng.
Hủ tiếu bò viên: Các quán hủ tiếu nằm nhiều ở trung tâm thành phố. Món ăn phù hợp cho bữa sáng hoặc xế chiều. Món ăn bình dân nhưng hấp dẫn nhờ sợi hủ tiếu không giống ở Sài Gòn. Sợi hủ tiếu ở đây vừa mềm vừa dai, cọng nhỏ. Nước lèo được nấu từ xương giò heo nên thơm ngọt tự nhiên. Bò viên vừa giòn vừa dai, và thơm nức mùi bò. Mỗi bát có khoảng 5-6 miếng nhỏ. Giá mỗi tô 20.000 đồng.
Tung lò mò: Tung lò mò là một đặc sản của người Chăm ở Châu Đốc, thoạt nhìn khá giống với lạp xưởng. Dạo quanh các con đường xa trung tâm, bạn sẽ không khó để bắt gặp cảnh những sâu tung lò mò đã được chế biến, phơi trước cửa nhà. Tên của món ăn được đọc lệch từ tiếng Chăm là "tung lamow", có nghĩa là ruột bò. Người Chăm Islam theo đạo nên kiêng thịt heo, chính vì thế mà món ăn càng trở nên phổ biến trong các dịp đặc biệt trong nghi thức tôn giáo. Du khách đến du lịch Châu Đốc có thể tìm thử tung lò mò loại chua và không chua. Những miếng tung lò mò được cắt khoanh rồi đem nướng trên bếp than là cách làm khá phổ biến. Khi chín tới, hương thơm từ bếp toả ra ngào ngạt, tung lò mò được đem xuống rồi cắt khoanh nhỏ vừa ăn. Món này ăn rất đưa cơm. Giá mỗi kg khoảng 150.000 - 250.000 đồng.
Bún mắm: Bún mắm gây ấn tượng bởi nước lèo có màu nâu bắt mắt của mắm nhưng lại trong và thơm ngọt vị cá. Không chỉ riêng Châu Đốc mà nhiều nơi ở miền Tây, du khách vẫn có thể tìm ăn món này. Món ăn có gốc từ Campuchia, rồi được biến tấu theo cách nấu của người Việt. Thay vì dùng mắm bò hóc (prohok), bún mắm ở miền Tây nấu bằng cá linh, ăn kèm với thịt heo quay và trứng vịt lộn. Nhiều tô bún mắm còn có thêm tôm, chả cá, thịt heo làm phong phú hương vị. Rau muống chẻ ngọn, bắp chuối, giá đỗ và rau diếp cá là các loại thường dùng chung. Món ăn có giá khoảng 25.000 - 35.000 đồng một tô. Ảnh: Liam Luu.
Theo Ivivu
Quán hủ tiếu Sài Gòn nổi tiếng nhờ miếng bò viên nhỏ xíu Khách tới quán chú Tư ở quận 1 thường gọi thêm bát bò viên dai, giòn sần sật và thơm nức. Quán hủ tiếu Sài Gòn nổi tiếng nhờ miếng bò viên nhỏ xíu Quán hủ tiếu bò viên của chú Tư, quê gốc miền Tây, mở từ năm 1996. Hiện quán đã có nhiều cơ sở ở Sài Gòn nhưng không gian...