Cách nấu gạo Nhật làm sushi mềm dẻo, kết dính ngon đúng chuẩn
Cách nấu gạo Nhật làm sushi tuy không quá phức tạp nhưng bạn cần biết lựa chọn nguyên liệu sao cho thật phù hợp.
Đặc biệt là gạo. Để có được món sushi ngon đúng điệu thì gạo là nguyên liệu quan trọng hàng đầu, quyết định đến hương vị món ăn. Vậy để biết dùng gạo gì nấu sushi và cách nấu như thế nào thì tham khảo ngay bài viết của nhé.
Cách nấu gạo Nhật làm sushi cũng có những nét tương đồng với các cách nấu cơm thông thường trong gia đình. Thế nhưng làm cách nào để những hạt cơm kết dính được với nhau khi cuộn thì cần có nguyên liệu gạo phù hợp cũng như một vài bí quyết nhỏ lúc nấu. Để xem đó là những mẹo nào thì theo chân vào bếp nhé.
1. Hướng dẫn cách nấu gạo Nhật làm sushi dẻo mềm ngon đúng chuẩn
1.1. Cách chọn gạo Nhật chất lượng tốt làm sushi
Khi nhắc đến ẩm thực Nhật Bản , người ta sẽ nói ngay đến món sushi. Món ăn ngon này không chỉ phổ biến ở Nhật mà còn rất rất quen thuộc ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nguyên liệu chính để làm sushi là cơm trộn dấm, đường, muối, cá sống cùng các loại hải sản khác.
Gạo Nhật làm sushi thường có hạt tròn, trắng, khi nấu phảng phất mùi thơm. Ảnh: Internet
Một số người chưa biết, thường dùng gạo ăn để nấu cơm làm sushi. Mặc dù là loại gạo hạt dẻo hay gạo nếp đều không mang lại hiệu quả cao. Bởi lẽ gạo dùng làm sushi phải là loại gạo Nhật đặc trưng. Chúng có dạng hạt tròn, khi nấu sẽ phảng phất mùi thơm. Dù gạo Nhật cũng rất dẻo, nhưng khi nấu lại không nhão và độ kết dính rất cao. Vì thế mà hương vị sushi làm ra mới đúng và chuẩn.
1.2. Hướng dẫn cách nấu gạo Nhật làm sushi dẻo mềm ngon
Cách nấu gạo làm cơm cuộn sushi chuẩn vị Nhật cũng có vài phần tương tự như nấu cơm gia đình. Các bước thực hiện gồm:
Trước hết bạn cũng chuẩn bị một lượng gạo Nhật làm sushi vừa đủ. Cho gạo vào nước và vo từ 2 đến 3 lần. Khi vo, không nên chà sát mạnh làm hạt gạo mất hết chất dinh dưỡng. Bạn chỉ cần dùng tay khuấy đều nước tạo thành vòng tròn. Ngâm gạo trong khoảng 20 phút. Sau đó đổ nước vo gạo ra ngoài, cho nước mới vào và bật bếp nấu.
Gạo khi vo không chà xát quá mạnh tay, sẽ làm mất nhiều dưỡng chất. Ảnh: Internet
Gạo Nhật dùng làm sushi thông thường cứ 100 gram thì đổ khoảng 100 ml nước. Vì thế, tùy thuộc vào số gạo nấu mà đổ lượng nước cho phù hợp. Cho thêm ít lá tảo biển để tăng hương vị.
Canh lượng nước vừa đủ để cơm nấu ra không quá khô hoặc quá nhão. Ảnh: Internet
Thời gian chờ đợi cơm chín, bạn đun sôi giấm gạo cùng ít muối và đường. Vặn lửa nhỏ đến khi hỗn hợp giấm tan đều gia vị. Tắt bếp, để nguội.Cơm chín, lấy miếng tảo biển ra ngoài. Múc cơm vào tô hoặc khay cho nguội. Rưới hỗn hợp giấm lên và trộn đều. Lưu ý, không dùng đồ kim loại để trộn cơm. Phản ứng giữa kim loại và giấm sẽ làm hỏng mùi vị món sushi.
Rưới hỗn hợp giấm vào khay cơm chín, trộn nhẹ tay để hạt cơm không bị nát. Ảnh: Internet
Video đang HOT
Dùng đĩa nhựa hoặc quạt tay, quạt bay hơi nóng của cơm và giấm. Sau đó, dùng miếng vải sạch, đặt lên khay ủ để cơm không bị khô và đảm bảo vệ sinh.2. Hướng dẫn cách làm sushi từ cơm gạo Nhật đơn giản tại nhà
Sau khi đã biết cách nấu cơm gạo Nhật thì việc làm sushi đã trở nên đơn giản hơn. Bạn chỉ cần chuẩn bị một số nguyên liệu phổ biến trong món sushi cùng vài dụng cụ cần thiết là có thể thực hiện ngay món ăn này.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu nấu sushi: cơm gạo Nhật làm sushi, giấm rượu gạo, đường cát, muối, tảo bẹ Nhật, dưa chuột, cá ngừ, đậu nành lên men, rong biển khô, sốt đậu nành, nước tương, mù tạt, gừng ngâm, nước lạnh.
Một lưu ý nhỏ: Gạo dùng để nấu cơm nên dùng gạo Nhật làm sushi. Nếu dùng các loại gạo thông thường khác, hạt cơm nấu ra sẽ rất khô và không có độ kết dính với nhau. Nhân sushi có thể linh hoạt thay đổi tùy vào sở thích cá nhân.
Dụng cụ làm sushi: mành tre, dao, thớt, hộp đựng.
Cơm gạo Nhật sau khi nấu chín và trộn với hỗn hợp giấm sẽ có màu hơi đục và thơm. Ảnh: Internet
2.2. Cách sơ chế nguyên liệu làm sushi nấu từ cơm gạo Nhật
Dưa chuột rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút. Vớt ra bổ dọc, bỏ ruột và thái thành miếng dài mỏng.Cá ngừ cắt thành thanh dài, mỏng. Đậu nành lên men cho ra chén nhỏ, trộn thêm ít sốt đậu nành, mù tạt, đường, muối theo khẩu vị.Chuẩn bị một chén nước lạnh, cho giấm gạo vào cùng. Chén hỗn hợp này dùng để nhúng tay giúp cuộn sushi không bị dính cơm.
2.3. Cách cuộn sushi nấu từ gạo Nhật
Cuộn sushi rất đơn giản. Tuy nhiên với những ai chưa quen tay hoặc lần đầu làm món này thì nên sử dụng mành tre. Công cụ này giúp bạn cuộn chắc tay và đẹp hơn. Với người đã quen và thành thục thì không cần dùng đến mành tre.Đặt mành tre lên bàn, tiếp theo là rong biển. Lưu ý, nếu rong biển quá to, bạn có thể cắt đôi chúng để dễ cuốn và tiết kiệm cho cái sau.
Đặt rong biển lên mành tre, sau đó trải đều cơm lên trên. Ảnh: Internet
Nhúng tay vào hỗn hợp giấm. Múc cơm vào giữa miếng rong biển. Bạn có thể sử dụng môi để lượng cơm đều nhau. Dàn cơm đều ra và chừa lại 2 cm cách mép rong biển.Lần lượt xếp cá ngừ, dưa chuột vào giữa. Dùng tay cuộn chặt sushi. Bạn có thể tạo dáng vuông hoặc tròn tùy thích. Lưu ý cuộn thật chặt để nguyên liệu kết dính vào nhau, không bị rơi ra.
Dùng mành tre, cuộn chặt tay để nguyên liệu kết dính với nhau. Ảnh: Internet
Từ cái thứ 2 trở đi đều làm tương tự như thế. Nếu muốn bạn có thể cho đủ loại nhân vào 1 cuộn sushi hoặc tách riêng ra. Nếu không có dụng cụ cuộn sushi chuyên nghiệp này, bạn có thể tham khảo cách làm kimbap không cần mành tre để chọn vật dụng cuốn cơm phù hợp nhé.
2.4. Cách cắt sushi nấu từ gạo Nhật
Trước khi tiến hành cắt sushi, bạn nên lăn sơ qua với ít dầu vừng. Bước này giúp cuộn sushi có độ bóng nhẹ đẹp mắt.Chọn con dao có độ sắc và mỏng, nhúng sơ qua dầu ăn. Sau đó cắt sushi thành miếng có độ dày từ 1 đến 2 cm. Không nên cắt quá mỏng, phần nhân sẽ rơi ra ngoài.
Trước khi cắt sushi, bạn nên đem dao nhúng sơ vào dầu ăn để không bị dính. Ảnh: Internet
Xếp sushi vừa cắt ra đĩa, rắc thêm ít vừng cho đẹp mắt. Với cách làm sushi này, bạn nên ăn kèm với nước tương, gừng ngâm và mù tạt. Vị ngọt dẻo của cơm trắng, đậm đà của rong biển, giòn sật của hải sản hòa quyện với chút chua của giấm, thêm chút cay của mù tạt thật khiến người ta vừa lòng. Hoặc, bạn có thể tham khảo những cách làm nước chấm sushi chuẩn vị của người Nhật cho phù hợp sở thích mình nhé!
Sushi ăn kèm với hỗn hợp sốt đậu nành hoặc mù tạt đều ngon. Ảnh: Internet
Cách nấu gạo Nhật làm sushi đơn giản quá, phải không nào! Bên cạnh việc bắt buộc dùng gạo Nhật làm sushi, thì việc lựa chọn nhân làm sushi cũng có thể thay đổi linh hoạt tùy sở thích. Cuối tuần, làm món cơm ngon này cho gia đình để cung cấp thêm nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe cả nhà mình nhé.
10 món ăn ngon khó cưỡng, rất nên thử khi ghé thăm Hàn Quốc xinh đẹp
Không chỉ nổi tiếng với kim chi, nhiều du khách khi ghé thăm Hàn quốc đã không thể cầm lòng trước những món ăn tuyệt vời của đất nước này.
1. Hoeddeok (bánh kếp siro ngọt ngào)
Được biết đến như một phiên bản ngọt ngào của bánh kếp phương Tây, hoeddeok là món ăn đường phố phổ biến ở Hàn Quốc, đặc biệt là trong mùa đông. Về cơ bản, nó có hình tròn và dẹt, trộn với hỗn hợp quế, mật ong, đường nâu, đậu phộng và được nướng chín trên bếp lò. Món ăn này sau khi hoàn thành sẽ có lớp vỏ ngoài giòn, bên trong mềm thơm khó cưỡng.
2. Bulgogi (Thịt bò nướng)
Bulgogi là một trong những món thịt Hàn Quốc đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Thịt bò Bulgogi được nướng với tỏi và hành tây thái mỏng để tăng thêm hương vị. Khi ăn, thịt bò được gói trong rau xà lách và ăn chung với ssamjang (bột ớt).
3. Samgyeopsal (thịt lợn dải)
Samgyeopsal là dải thịt ba chỉ nướng, không tẩm hoặc ướp gia vị. Sau khi chín trên bếp, thực khách có thể cuốn với rau xà lách, bên trong còn có tỏi nướng, hành tây nướng, hành lá thái nhỏ và kim chi. Cuộn thịt có thể được chấm vào hỗn hợp muối, hạt tiêu trộn cùng dầu mè để thêm phần dậy vị.
4. Japchae (Mì xào)
Thường được phục vụ vào bữa trưa và bữa tối, japchae là món mì truyền thống của Hàn Quốc gồm các nguyên liệu: khoai lang, rau, thịt bò, mì, một chút đường và nước tương. Tùy thuộc vào cách chế biến của từng vùng mà món mì này có thể được bổ sung thêm nấm. Japchae có hương vị ngọt ngào, thịt mềm và sợi mì dai tạo nên một cảm giác thú vị khi nhai.
5. Ddukbokki (Bánh gạo cay)
Ddukbokki còn được gọi là tteokbokki là món ăn cay phổ biến của Hàn Quốc. Bánh gạo này có nhiều hình thù độc đáo, nấu cùng với chả cá, rau cải thảo và tương ớt. Món ăn này được bán rất nhiều trên đường phố Hàn Quốc, được nhiều người ưa thích đặc biệt là các bạn thanh thiếu niên.
6. Bibimbap (Cơm trộn)
Bibimbap được làm từ những nguyên liệu vô cùng đơn giản và quen thuộc như: cơm, nấm, thịt bò, nước tương, tương ớt và một quả trứng rán. Thay vì ăn cơm cùng với những món bày riêng trên đĩa thông thường thì bibimbap là sự kết hợp của tất cả những nguyên liệu trên, đặt chung vào một bát tô rồi trộn đều. Nếu có dịp ghé thăm Hàn Quốc, bạn có thể tìm đến jeonju, Tongyeong và Jinju để thưởng thức những phiên bản bibimbap ngon nhất.
7. Seolleongtang (Súp xương bò)
Đây là món súp nóng truyền thống của Hàn Quốc được làm từ xương bò và thịt phần ức bò. Khi nấu, đầu bếp sẽ nêm vào súp những gia vị như muối, tiêu đen xay, hành lá hoặc tỏi băm tùy theo yêu cầu của thực khách. Nước dùng khi hoàn thiện sẽ có màu trắng sữa, đục và ăn kèm với cơm nóng thì vô cùng ngon.
8. Samgyetang (Súp gà nhân sâm)
Là một món ăn giải nhiệt mùa hè, Samgyetang được làm từ những nguyên liệu có tác dụng làm mát cơ thể như: thịt gà, táo tàu, nhân sâm và các loại gia vị khác. Món ăn này có giá trị dinh dưỡng cao và được người dân nơi đây rất ưa thích.
9. Namengmyeon (Mì lạnh)
Naengmyeon là món mì lạnh của Hàn Quốc với nguyên liệu là những sợi mì mảnh, dài ăn cùng dưa chuột, thịt bò và trứng luộc. Mì thường được làm từ kiều mạch, khoai tây, khoai lang, cây dong hoặc sắn dây. Sau khi nấu sẽ được bỏ đá vào trong để giữ độ dai giòn và có tác dụng ướp lạnh.
10. Hobakjuk (Cháo bí đỏ)
Hobakjuk là món cháo truyền thống được làm từ bí đỏ hấp và gạo nếp đã ngâm qua đêm. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng nó lại có vị ngọt rất lạ do bí đỏ Hàn Quốc mang lại. Đây là món ăn được dùng nhiều vào bữa sáng, được phục vụ cả nóng và lạnh nhưng ngon nhất vẫn là ăn khi cháo còn nóng.
Ăn sushi, có 5 điều bạn cần nhớ để thưởng thức trọn vẹn nhất mà không phí hoài hương vị Ăn sushi là một nghệ thuật. Và đây là điều nên làm và không nên làm khi ăn sushi mà bạn cần biết.Thưởng thức trọn vẹn nhất mà không phí hoài hương vị nhé , Sử dụng wasabi cẩn thận Wasabi (hay còn gọi là sốt mù tạt) có thể tăng thêm vị ngon cho món ăn nhưng bạn cần phải hết sức...