Cách nấu cơm đậu Hàn Quốc thơm ngon, bổ dưỡng
Cách nấu cơm đậu Hàn Quốc được xem là một món ăn đặc biệt, người ta nấu cơm ngũ cốc vào ngày rằm sau đó chia sẻ cho những người hàng xóm với niềm hy vọng về hòa bình và một vụ mùa thuận lợi.
Cách nấu cơm đậu Hàn Quốc cần có những nguyên liệu chính :
Nguyên liệu chính gạo nếp, đậu đen, hạt kê, hạt kê Châu Phi, đậu đỏ
180 gram gạo tẻ
140 gram gạo nếp
80 gram đậu đỏ
60 gram đậu nành đen
40 gram hạt kê đã sát vỏ
40 gram ngô nếp
3 gram muối
2 cốc nước luộc đậu đỏ
2 cốc nước thường
Các gia vị cần thiết thường dùng.
Cách nấu cơm đậu Hàn Quốc được thực hiện:
- Vo sạch đậu nành đen rồi ngâm bằng nước lạnh khoảng nửa ngày.
- Cho đậu đỏ vào nồi nước sao cho ngập đậu, bật bếp lên và luộc đậu đỏ trong khoảng 10 phút rồi vớt đậu đỏ ra đổ nước luộc lần một đi, tiếp tục cho nước khác vào luộc thêm 10 phút nữa. Sau đó, vớt đậu đỏ ra rửa lại đậu bằng nước sạch và giữ lại nước luộc đậu đỏ lần hai để làm nước nấu cơm ngũ cốc.
Lọc nước và đậu đỏ
- Vo sạch gạo tẻ, gạo nếp, ngô và kê.
Xoa và rửa sạch các loại đậu
Video đang HOT
- Dùng 180 gram gạo tẻ, tương đương với khoảng chừng 1 cốc, 140 gram gạo nếp và định lượng đậu đỏ, đậu nành đen, ngô và kê đã sơ chế vào nồi xóc đều.
- Cho nước nấu cơm là 2 cốc nước đậu đỏ luộc khi nãy pha với 2 cốc nước thường vào nồi. Để cơm có vị đậm ngọt và ngon thì ta cho vào cỡ 3 gram muối hạt.
- Trước tiên nấu ở mức lửa to cho đến khi nước trong nồi sôi bùng lên, rồi ta chỉnh xuống mức lửa trung bình và đun sôi tiếp 15 phút, cuối cùng thì vặn hẳn xuống mức lửa nhỏ nhất, tiếp tục đun thêm 5 phút nữa cho các loại ngũ cốc thật sự chín.
Cách nấu cơm:
- Vo gạo cho thật sạch rồi cho gạo vào nước ngâm. Nếu là mùa hè thì chỉ cần ngâm gạo khoảng 30 phút nhưng nếu là mùa đông thì nên ngâm trong cỡ 1 tiếng đồng hồ.
- Xóc gạo cho sạch nước rồi cho lại vào nồi, để ước lượng lượng nước vừa phải khi nấu cơm, các bạn xọc thẳng ngón tay vào nồi qua lớp gạo cho tới khi chạm vào đáy nồi, mực nước nấu cơm dâng cao hơn mực gạo khoảng 1 đốt ngón tay là phù hợp nhất.
- Khi nấu cơm, lúc đầu đun ở mức lửa lớn cho tới khi nước trong nồi sôi bùng lên, thì hạ xuống mức lửa trung bình đun sôi tiếp và cuối cùng là đun thêm 5 phút bằng lửa nhỏ.
Chén cơm đậu bổ dưỡng ngon lành
Những điều cần lưu ý khi nấu cơm đậu Hàn Quốc là:
- Pha gạo tẻ và gạo nếp theo tỉ lệ ngang nhau và pha các loại hạt khác bằng khoảng 1/3 lượng gạo. Nếu các bạn không thích ăn cơm dẻo, thì có thể bớt gạo nếp đi và thay thế nó bằng gạo tẻ.
- Nếu cho một chút muối vào cơm ngũ cốc thì khi ăn bạn không cần phải ăn kèm các món phụ khác, mà cơm vẫn vừa miệng, thơm ngon.
Mời bạn cùng thưởng thức ngay
Chỉ với vài bước đơn giản mà cách nấu cơm đậu Hàn Quốc đã thực hiện xong rồi đấy, bạn cũng vào bếp và thực hiện ngay hôm nay nhé!
Chúc bạn thành công!
Bánh đập Nha Trang - món ăn đặc biệt của thành phố biển khiến nhiều du khách phải mê mẩn
Một trong những món ăn mà ai đến với Nha Trang cũng nên thử đó là bánh đập. Món ăn này không chỉ thu hút thực khách bởi tên gọi mà còn ở cách ăn hết sức độc đáo.
Không chỉ được biết đến như 1 địa điểm du lịch nổi tiếng với cảnh đẹp, biển xanh mà Nha Trang còn thu hút nhiều du khách bởi vô số món ăn dân dã, mang hương vị rất riêng. Ngoài các món đã quá đình đám như bánh căn hải sản, bánh canh chả cá, nem nướng, bún sứa,... thì ở Nha Trang còn có món đặc sản cũng đáng thử không kém, đó là bánh đập. Món ăn này luôn nằm trong danh sách những món nhất-định-phải-thử khi du hí miền Trung, đặc biệt là Nha Trang vì sự độc đáo từ khâu chế biến cho đến cách ăn. Vậy nên, bạn đừng bỏ qua món bánh đập nếu có dịp đến miền Trung nhé!
BÁNH ĐẬP NHA TRANG - MÓN ĂN ĐÌNH ĐÁM CỦA THÀNH PHỐ BIỂN
Bánh đập là 1 trong những món ăn dân dã và phổ biến tại tỉnh Khánh Hoà, đặc biệt là thành phố Nha Trang. Món ăn này kết hợp bánh phần bánh ướt hấp bằng bột gạo bên trong và phần bánh tráng nướng giòn bọc bên ngoài. Bánh thường ăn kèm với tôm khô, mỡ hành, ruốc xay, chấm với nước mắm hoặc mắm nêm ớt cay. Trước khi ăn, bạn sẽ phải dùng tay đập lên lớp bánh tráng nướng bên ngoài để bánh vỡ ra và dính vào lớp bánh ướt bên trong. Như vậy thì khi ăn, vị mặn ngọt của các loại topping sẽ hoà quyện cùng vị béo bùi của bánh ướt, bánh tráng, tạo nên 1 món ăn khó có thể chối từ.
Ảnh: Nguyễn Thanh Tâm
Tuy đơn giản nhưng quá trình chế biến món ăn này khá công phu và đòi hỏi sự khéo léo. Đầu tiên là phần bánh ướt được làm từ bột gạo, gạo phải được ngâm qua đêm rồi xay nhuyễn, pha với chút nước lọc. Sau đó, người ta sẽ tráng đều và hấp chín để tạo thành từng miếng bánh mỏng, dai. Phần bánh tráng thì sẽ được tráng dày hơn rồi đem phơi thật khô và nướng vàng giòn. Cuối cùng là phần nước chấm, bánh đập Nha Trang sẽ ăn cùng 2 loại nước chấm là mắm nêm hoặc mắm pha. Đây cũng là phần quyết định hương vị của món bánh đập. Mỗi loại nước chấm đều có hương vị riêng và mỗi quán bánh đập sẽ có công thức pha chế không thể tiết lộ.
Ảnh: Nguyễn Thành Đạt, bánh đập Bình Minh
BÁNH ĐẬP NHA TRANG CÓ GÌ KHÁC BIỆT SO VỚI NHỮNG NƠI KHÁC?
Điều khác biệt lớn nhất của bánh đập Nha Trang so với những nơi khác chính là phần topping ăn kèm. Nếu như bánh đập Hội An ăn cùng hến xào, bánh đập Đà Nẵng ăn cùng với thịt luộc, lòng lợn,... thì bánh đập Nha Trang lại ăn cùng các loại chả, thịt xiên nướng và xoài non bào sợi. Đặc biệt hơn, bên trên lớp bánh ướt mỏng còn được rắc thêm mỡ hành, hành phi, tôm khô, ruốc xay và đôi khi là chà bông. Nói không ngoa, chỉ cần ăn bánh không chấm cùng mắm nêm mỡ hành thì cũng đã ngon "nuốt lưỡi" rồi.
Bánh đập Nha Trang có thêm thịt xiên nướng, các loại chả và ăn cùng mắm nêm mỡ hành (Ảnh: Nguyễn Thành Đạt, @vietnamesegod)
NHỮNG QUÁN BÁNH ĐẬP "CHUẨN VỊ" NHA TRANG
Tuy bánh đập Nha Trang hiện tại đã được bán ở khắp mọi nơi với nhiều biến tấu khác nhau. Nhưng về độ chuẩn thì bạn phải lưu lại 3 địa chỉ dưới đây, đảm bảo thơm ngon "số dzách" luôn.
Bánh đập Loan
Địa chỉ: 16A Hồng Lĩnh, P. Phước Hoà, TP. Nha Trang
Giờ mở cửa: 6h - 11h và 14h - 20h
Quán bánh đập Loan nằm trên trục đường chính Hồng Lĩnh là 1 địa chỉ "chuẩn chỉnh" nhất cho những ai muốn ăn bánh đập đúng vị Nha Trang. Hiện tại, quán đã bán được gần 20 năm. Không chỉ là địa điểm ăn sáng quen thuộc của người dân địa phương mà quán còn thu hút nhiều khách du lịch ghé đến. Vì lượng khách mỗi ngày khá đông nên bánh thường hết sớm, bạn muốn thưởng thức thì phải tranh thủ ghé qua nhé.
Ảnh: @pe0z, @rose.huynh
Phần bánh ướt luôn được tráng nóng tại quán, mỗi khi khách đến mua thì cô chủ mới bắt đầu khuấy đều bột và tráng trên nồi. Nhiều thực khách đánh giá phần bánh ướt có độ dày vừa phải, mềm dai, ăn kèm với bánh tráng nướng giòn rất vừa miệng. Ngoài ra, bạn có thể gọi thêm bánh ướt trứng để đổi vị. Mỗi phần bánh đập sẽ được rắc thêm mỡ hành, chà bông, ruốc xay, đi kèm với 1 đĩa chả và thịt xiên nướng. Khi ăn, bạn lấy 1 miếng bánh chấm vào nước mắm pha đậm đà, thêm chút sa tế nữa thì ngon không tả được.
Ảnh: @vietnamesegod
Bánh đập Bình Minh
Địa chỉ: 139 Ngô Gia Tự, P. Tân Lập, TP. Nha Trang
Mở cửa: 6h - 21h
Bánh đập Bình Minh cũng là 1 trong những quán bánh đập lâu đời ở Nha Trang. Không chỉ sở hữu bánh ngon, nước chấm đặc biệt mà không gian quán cũng thoáng mát, sạch sẽ. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành địa chỉ bánh đập nổi tiếng nhất nhì thành phố Nha Trang.
Ảnh: Nguyễn Tường Vy, bánh đập Bình Minh
Quán phục vụ chủ yếu 3 món: bánh đập, bánh ướt, bánh cuốn. Hương vị ăn rất vừa miệng và kích thích vị giác. Bánh ướt ở đây đổ mỏng, khá dẻo mịn, được rắc thêm nhiều mỡ hành và tôm khô xay, ăn cùng lớp bánh tráng mè đen giòn giòn bọc bên ngoài. Mỗi phần bánh đập sẽ đi kèm chả lụa, xoài bào sợi, dưa chua. Bạn cũng có thể gọi thêm thịt ba rọi nướng để ăn. Ở bánh đập Bình Minh sẽ có 2 loại nước chấm cho bạn lựa chọn, đó là nước mắm pha và mắm nêm. Chỉ cần lấy 1 miếng bánh đập, kẹp thêm chả hoặc thịt nướng, chấm cùng mắm nêm vừa vị hoặc nước mắm chua ngọt thì quá hoàn hảo cho 1 bữa ăn.
Ảnh: Nguyễn Tường Vy, bánh đập Bình Minh
Bánh đập Ngô Đức Kế
Địa chỉ: 8 Ngô Đức Kế, P. Tân Lập, TP. Nha Trang
Mở cửa: 6h - 10h
Dù chỉ mới mở bán cách đây vài năm nhưng quán bánh đập Ngô Đức Kế lại thu hút rất đông du khách và người dân địa phương. Điểm tạo nên sự khác biệt của quán chính là phần bánh tráng nướng khi ăn có độ dai và mùi thơm rất đặc trưng. Không những vậy, phần bánh ướt bên trong còn có thêm đậu phộng rang giã nhỏ rắc lên. Mỗi phần bánh có từ 2 - 3 bánh, được cắt sẵn rất dễ ăn, chả và thịt nướng đi kèm cũng khá to và nhiều. Khi ăn, chấm bánh cùng với nước mắm mỡ hành chua ngọt vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, quán chỉ bán vào buổi sáng nên bạn nhớ lưu ý để ghé qua ăn thử nhé.
Ảnh: @mia, @ngocanhhai
Bánh đập Nha Trang tuy dân dã, đơn giản nhưng lại là 1 niềm tự hào lớn của ẩm thực Nha Trang. Nếu có dịp du hí miền Trung, nhớ ghé qua Nha Trang để làm ngay 1 phần bánh đập thơm ngon nhé!
Bánh rán: Món ăn đơn giản chinh phục thế giới hiện đại Bánh rán (doughnut) phiên bản cũ đến Mỹ cùng những người định cư Hà Lan và dần trở thành món ăn nhẹ được nhiều người yêu thích nhờ cấu trúc mềm mại, lớp áo tráng men giòn, vị ngọt ngào. Nguyên thủy, bánh rán là loại thực phẩm "chống đói", dễ phân phát, dễ sử dụng và nhất là rẻ. Xuất xứ từ...