Cách nấu chè viên thanh long bọc nhãn cực đẹp mắt, lạ miệng
Vào những ngày cuối tuần được cùng gia đình thưởng thức những bát chè ngon thì còn gì bằng đúng không nào? Các bạn cùng vào bếp để làm thử món chè thanh long bọc nhãn vô cùng lạ miệng và hấp dẫn nhé!
Nguyên liệu làm Chè viên thanh long bọc nhãn
Thanh long 2 trái (ruột đỏ)
Nhãn ngâm 1 hộp
Bột nếp 300 gr
Lá dứa 300 gr
Đường trắng 150 gr Gừng 1 củ
Lưu ý: bạn có thể sử dụng nhãn tươi thay cho nhãn hộp vì nhãn tươi sẽ ngon và có độ ngọt tự nhiên hơn.
Cách chọn mua thanh long ruột đỏ ngon, ngọt:
Vỏ thanh long: khi đạt đến độ chín 3 lần, vỏ thanh long sẽ có màu đỏ sẫm, trái căng mọng, núm quả vẫn còn tươi, quả vẫn còn cứngHình dáng: hình dáng căng tròn, mọng nước, ăn rất ngon và ngọt, dễ bày ra dĩa thưởng thứcPhần tai: những trái mới thu hoạch thì phần tai quả vẫn còn xanh, không bị héo hay quăn queo.
Dụng cụ thực hiện
Bếp ga, nồi, máy xay sinh tố, tô, muỗng, khay,…
Cách chế biến Chè viên thanh long bọc nhãn
1
Sơ chế các nguyên liệu
Lá dứa rửa sạch, buộc gúc lại. Gừng để nguyên củ, đập dập sơ.
Nhãn cắt nhỏ để làm nhân bên trong.
Thanh long lột vỏ, cắt hạt lựu. Cho thanh long vào máy xay sinh tốt cùng với 1 muỗng canh đường trắng, xay nhuyễn hỗn hợp rồi đổ thanh long ra tô để chuẩn bị trộn bột.
2
Trộn và nhồi bột
Sử dụng 150gr bột nếp để trộn bột. Cho 1/2 phần bột vào phần thanh long xay nhuyễn, dùng muỗng trộn đều đến khi trên mặt không còn thấy bột thì rây tiếp phần còn lại, trộn đều cho hỗn hỗn mịn và quến đặc lại với nhau.
Cho một ít bột áo ra khay rồi cho thanh long lên trên, thêm 2 – 3 muỗng canh bột bếp vào, trộn và nhồi đều tay đến khi phần bột mịn và không bị dính vào tay.
Dàn bột ra khay sau đó cho vào ngăn đông tủ lạnh khoảng 10 phút để bột đông lại sẽ dễ nặn viên hơn.
Mách bạn: trong giai đoạn trộn và nhồi bột, bạn không áo lớp bột quá nhiều vì sẽ làm tăng lượng bột trong bánh, khi đó phần bột sẽ bị khô, khó dính vào nhau. Nếu như phần bột bị khô bạn có thể cho thêm ít nước vào để bột được mềm ra.
3
Nấu nước đường
Bắc nồi lên bếp, lửa vừa, cho vào khoảng 1.5 lít nước, nước sôi thì cho lá dứa và gừng vào nấu khoảng 10 phút để nước có độ thơm.
Cho đường và phần nước đường của hộp nhãn vào, khuấy đều cho đường tan thì nấu nước đường trên lửa nhỏ khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Video đang HOT
4
Làm viên thanh long bọc nhãn
Lấy khay thanh long ra khỏi tủ lạnh, xắt phần bột thành những khúc nhỏ cỡ 3 – 5cm
Vo trò viên bột và dùng ngón tay ấn một lõm nhẹ ở giữa, cho phần thịt nhãn vào sau đó vo tron lại. Làm lần lượt đến khi hết bột.
Cho viên bột vào một nồi nước, nấu đến khi bột nổi lên tức là bột đã chín thì vớt ra tô nước lạnh để các viên bột không dính vào nhau.
5
Hoàn thành
Cho viên chè ra chén, múc nước đường vào chén. Hoặc bạn có thể thả trực tiếp vào nồi nước đường đã đun sôi và múc ra dùng ngay sau đó nhé.
Mách bạn: bạn có thể cho nước đường ra một nồi nhỏ, dùng tới đâu thì cho viên chè vào nồi nước hâm lại khoảng 10 phút là có thể dùng được. Phần còn lại thì cho vào tủ lạnh bảo quản.
6
Thành phẩm
Chén chè nóng hỏi với màu hồng đỏ vô cùng bắt mắt. Nước dùng thơm nồng mùi của gừng và mùi lá dứa thoang thoảng. Viên chè dai dai bên trong có nhân nhãn ăn cực lạ miệng. Món chè không những ngon lại còn ấm bụng trong những ngày trời se lạnh.
2 cách nấu chè hột gà trà tàu, chè heo quay lạ miệng, thơm ngon đơn giản
Tiết trời đang oi ả, những món chè ngon sẽ giúp vơi đi bớt cái nóng ngoài trời. Với 2 công thức đơn giản, thật dễ làm, hãy cùng vào bếp thực hiện ngay món chè ngon từ trứng và heo quay lạ miệng cho gia đình bạn nhé!
1. Chè hột gà trà tàu
Nguyên liệu làm Chè hột gà trà tàu
Trứng gà ta 5 quả
Đường phèn 80 g
Trà đen 20 g
Nước 1.5 lít
Táo tàu 30 g
Hạt kỷ tử 10 gr
Long nhãn 30 g
Dụng cụ: Nồi, tô, muỗng,...
Cách chế biến Chè hột gà trà tàu
1
Luộc hột gà
Cho nồi lên bếp, cho nước đủ ngập trứng, đun sôi nồi nước, cho 5 quả trứng gà vào luộc lửa vừa cho chín trong khoảng 10 phút, sau đó tắt bếp.
Khi trứng chín, bạn vớt trứng gà ra rồi cho vào thau nước lạnh để dễ bóc vỏ trứng.
Khi trứng nguội bớt thì bạn bóc vỏ, trứng để riêng ra.
Lưu ý nhỏ : Bạn nên luộc trứng vừa chín, nếu không trứng sẽ bị cứng trong lúc nấu với trà.
2
Nấu nước trà
Cho 1.5 lít nước vào nồi và đun sôi trong lửa lớn, nước sôi thì cho vào 20g trà đen vào, hạ lửa nhỏ đun cho sôi, nấu nước trà thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. Tiếp tục ủ trà thêm 20 phút nữa để nước trà được đậm vị hơn.
Lọc nước trà qua rây, bỏ xác trà.
3
Nấu chè hột gà
Nước trà cho vào nồi lớn, thêm 80g đường phèn. Dùng muỗng khuấy cho tan đường, sau đó cho 5 quả trứng gà đã lột vỏ vào.
Bật bếp, đun ở lửa nhỏ trong khoảng 1 tiếng.
Sau khi nấu với nước trà đen 1 tiếng, trứng có màu nâu đen hấp dẫn, bạn tiếp tục cho vào nồi 30g táo tàu, 30g long nhãn và 10g hạt kỷ tử.
Đậy nắp nồi và đun ở lửa nhỏ thêm 30 phút.
4
Thành phẩm
Chè hột gà không chỉ thơm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Chè hột gà không những thơm ngon mà còn có tác dụng bổ phổi, giọng nói trong trẻo, thần sắc tươi tắn.
Chè hột gà ăn nóng hoặc ăn lạnh đều rất ngon. Vị nhẫn đắng và mùi thơm của trà hòa quyện vị béo ngậy của trứng gà thật là một sự kết hợp mới lạ, hấp dẫn đúng không nào?
2. Chè bột lọc heo quay
Nguyên liệu làm Chè bột lọc heo quay
Bột năn g 150 g (Vỏ bột lọc)
Đường trắng 1 muỗng cà phê (Vỏ bột lọc)
Nước sôi 80 ml (Vỏ bột lọc)
Dầu ăn 1 muỗng canh (Vỏ bột lọc)
Heo quay 150 g (Nhân heo quay)
Đường trắng 50 g (Nhân heo quay)
Nước chè 600 ml (Nước chè)
Muối 1 muỗng cà phê (Nước chè)
Đường phèn 100 g (Nước chè)
Lá dứa 30 g (Nước chè)
Gừng 20 gr (Nước chè)
Dụng cụ: Chảo chống dính, tô, nồi
Cách chế biến Chè bột lọc heo quay
1
Sơ chế heo quay
Heo quay mua về bạn cắt hạt lựu nhỏ, chuẩn bị thêm 1 nồi nước sôi, cho heo quay vào luộc trong lửa vừa khoảng 5 phút để khử mùi.
Sau khi luộc vớt ra để thật ráo nước.
2
Xào heo quay
Bắc chảo lên bếp, cho phần heo quay đã sơ chế vào chảo, thêm 50g đường trắng rồi đảo đều tay trong lửa nhỏ cho đường tan.
Để lửa nhỏ rim từ từ cho đến khi đường keo vào thịt heo quay, phần thịt khô ráo, nước keo lại thì tắt bếp.
3
Làm bột lọc
Cho vào tô 150g bột năng, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường và 1 muỗng cà phê dầu ăn, trộn đều tô bột.
Chuẩn bị 1 ít nước sôi, cho từ từ 80ml nước sôi vào tô bột ở trên, vừa cho nước vừa khuấy đều đến khi không còn bột khô. Dùng tay nhào đến khi tạo thành một khối bột mịn, dẻo, không dính tay.
Sau khi bột đã thành một khối dẻo mịn, bạn chia bột ra thành 4 phần nhỏ, se từng phần bột thành khối dài có bề ngang to cỡ ngón tay trỏ rồi cắt ra thành những miếng nhỏ. Vo viên tròn từng miếng bột sau đó ấn dẹt.
Múc 1 phần nhân heo quay vừa đủ nằm gọn trong vỏ bánh, cho vào giữa phần bột vỏ bánh rồi gói lại chặt tay thành viên tròn đều. Bột bao kín hết phần nhân.
4
Nấu chín bột lọc
Đun sôi 1 nồi nước, cho những viên bột lọc bọc heo quay vào luộc 30 phút trong lửa vừa, nấu cho bột lọc trong và nổi lên, sau đó bạn tắt bếp, đậy nắp nồi và ủ thêm 15 phút nữa thì vớt ra.
Bột lọc vớt ra thì ngâm vào tô nước lạnh cho bột lọc khỏi dính vào nhau.
5
Nấu chè
Gừng cạo sạch lớp vỏ bên ngoài, đem rửa sạch rồi thái sợi.
Lá dứa làm sạch, để ráo.
Cho 600ml nước vào nồi, 1/2 muỗng cà phê muối, 100g đường phèn, 30g lá dứa, nấu lửa lớn cho nước sôi. Khi đường tan hết, nước chè sôi lên thì bạn cho bột lọc cùng 20g gừng thái sợi vào nồi, khuấy đều và đun thêm 10 phút nữa rồi tắt bếp.
6
Thành phẩm
Chè bột lọc heo quay thơm ngon với những viên bột lọc dai dai bọc lấy nhân heo quay beo béo, ngấm trong nước đường phèn ngọt thanh, thơm thơm mùi gừng cay và thoang thoảng mùi lá dứa. Bạn có thể ăn nóng hoặc lạnh đều được. Trước khi ăn hãy rắc thêm một ít mè rang để tăng thêm hương vị cho chén chè nhé!
Cách nấu chè đậu đỏ nước dừa bằng nồi áp suất Chè đậu đỏ nước cốt dừa hấp dẫn với màu sắc bắt mắt, vị ngọt bùi của đậu đỏ và béo thơm của nước cốt dừa, không chỉ là một món ăn ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Hãy vào bếp cùng tham khảo cách làm chè đậu đỏ nhanh chóng bằng nồi áp suất. Nguyên liệu làm chè đậu đỏ...