Cách nấu chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa sánh mịn, thơm béo
Chỉ với các bước vô cùng đơn giản bạn có thể dễ dàng thực hiện được món chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa ngọt lịm, thơm ngon. Cùng vào bếp và thực hiện ngay món chè hấp dẫn này thôi nào!
Nguyên liệu làm Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa
Dừa sáp 1/2 quả
Cơm dừa 500 gr ( dùng để vắt lấy nước cốt)
Lá dứa 1 bó
Bột gạo 70 gr
Bột năng 180 gr
Nước sôi 150 ml
Đường 5 muỗng canh
Muối 3/2 muỗng cà phê
Cách chọn mua dừa sáp
Bạn có thể chọn mua dừa sáp ngon tại các chợ bán đặc sản vùng miền, chợ miền Tây. Bạn cũng có thể xuống khu vực Trà Vinh để chính tay chọn mua những trái dừa sáp chất lượng nhất nhé.Dừa sáp ngon thường có cơm dày, mềm, dẻo và nước dừa bên trong hơi sánh, sệt và có rất ít nước.Bạn có thể lắc thử trái dừa sáp, không nghe thấy âm thanh gì hoặc nghe tiếng “ục ục” rất nhỏ thì có thể chọn mua.Ngược lại không nên chọn mua những trái dừa sáp nặng trĩu, lắc thấy nước dừa anh ách, chúng thường chưa tạo sáp, sáp mỏng mà không dẻo bằng.Thông tin về dừa sáp
Dừa sáp còn được gọi là dừa kem, dừa đặc ruột hay còn gọi là makapuno, là loại dừa có cơm dày, mềm dẻo hơn trái dừa thường rất nhiều và gần như đặc ruột.Phần nước dừa bên trong có độ sánh, hơi sệt, có màu trắng trong.Dừa sáp được biết đến như đặc sản riêng biệt chỉ có tại Trà Vinh, đặc biệt là khu vực huyện Cầu Kè.Vì tần suất ra trái thấp ( 1 buồng thường kết từ 1 – 2 quả dừa sáp), nên giá dừa sáp trên thị trường là khá cao. Nhìn chung gia dao động trung bình khoảng 200.000 đồng/ trái, tùy khối lượng và giống loại.
Dụng cụ thực hiện
Nồi, máy xay sinh tố, rây lọc, muỗng, dao,..
Cách chế biến Chè dừa sáp lá dứa nước cốt dừa
1
Lấy nước cốt lá dứa
Lá dứa mua về sau khi rửa sạch, bạn dùng dao cắt thành từng đoạn ngắn. Cho vào máy xay nhuyễn.
Dùng rây lọc lấy phần nước cốt lá dứa và loại bỏ phần xác lá dứa còn thừa đi.
Mách bạn: Bạn có thể cho một ít nước vào máy xay chung với lá dứa, giúp lá dứa dễ xay hơn.
2
Trộn bột bọc dừa sáp
Trộn hỗn hợp bột với 150gr bột năng, 70gr bột gạo, thêm 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng canh đường, trộn đều.
Dùng 150ml nước sôi pha loãng phần nước cốt lá dừa vừa lọc được trước đó, dùng muỗng khuấy đều giúp màu hòa tan nhanh hơn.
Cho từ từ ly nước lá dứa vào bột, dùng tay nhào bột thật đều và mạnh tay. Nhào đến khi bột nở đều, dẻo mịn và kết thành một khối, sau đó bọc kín bằng màng bọc thực phẩm.
Video đang HOT
Lưu ý: Vì nước được sử dụng yêu cầu phải là nước sôi già, nên khi dùng tay trộn bột bạn có thể sử dụng bao tay hoặc dùng muỗng trộn đều, chờ đến khi bột nguội bớt nhé.
3
Tách vỏ dừa sáp
Dùng sống lưng của dao đập mạnh một cách dứt khoác vào giữa trái dừa, nhanh tay tách vỏ dừa làm đôi.
Vì phần cơm dừa tiếp giáp với nước dừa rất mềm nên bạn có thể dùng muỗng nhẹ nhàng nạo hết phần nước dừa và một ít cơm dừa mềm trên bề mặt, rồi cho vào chén riêng.
Phần cơm dừa còn lại bạn cũng nạo hết ra, dùng dao cắt thành từng miếng nhỏ dạng hạt lựu là được.
4
Nặn viên dừa sáp
Lấy phần bột được ủ trong màng bọc thực phẩm ra, lấy một lượng bột vừa đủ ăn cho lên tay. Đặt một miếng dừa sáp nhỏ lên trên bột, rồi từ từ vo đều để tạo dáng tròn cho viên chè. Tương tự cho đến khi hết bột.
Mách bạn:
Nên đảm bảo bột bọc kín viên dừa sáp để khi nấu viên chè được nguyên vẹn, tròn mà không vị vở.Bạn nên đặt những viên chè cách nhau 1 khoảng nhỏ, tránh khiến chúng bị dính vào nhau.
5
Đun nước cốt dừa
Thêm 1 lít nước vào phần cơm dừa, dùng tay vừa trộn vừa bóp đều nhiều lần. Bạn sử dụng 1 cái khăn mềm lót vào trong 1 cái tô, rồi từ từ cho hết phần cơm dừa và nước vào trong tô.
Sau khi túm miệng khăn lại, bạn dùng sức bóp thật mạnh giúp nước cốt dừa chảy hết vào tô.
Bắc nồi lên bếp, cho hết phần nước cốt dừa, nước dừa và phần sáp dừa mềm vào nồi, đun với mức lửa vừa. Nêm với 4 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê muối, trộn đều đến khi hỗn hợp sôi.
Thêm vào nồi 2 muỗng canh bột năng, dùng muỗng khuấy đều giúp phần nước cốt dừa sánh hơn.
6
Nấu viên dừa sáp
Bắc lên bếp 1 nồi nước đun đến khi nước sôi thì thả hết viên chè dừa sáp vào nồi, nấu đến khi tất cả nổi lên mặt nước.
Khuấy đều nhẹ nhàng, rồi nấu trong khoảng 15 phút. Sau đó đậy kín nắp, tắt lửa và ủ thêm khoảng 20 phút nữa cho viên chè chín hoàn toàn.
7
Hoàn thành
Bạn có thể tận dụng phần vỏ dừa còn lại thay cho chén thông thường giúp món chè trông đẹp mắt hơn nhé.
Bạn cần cho một vài viên chè dừa sáp vào vỏ dừa, rưới nước cốt dừa nóng lên trên và rắc thêm 1 ít đậu phộng rang lên trên là hoàn thành.
8
Thành phẩm
Viên chè mềm mại bao bọc bên trong là viên dừa sáp dẻo dẻo, mềm ngon. Ăn kèm với nước cốt dừa thơm nồng, béo béo và không thể thiếu vị ngọt lịm hấp dẫn. Chè nên được dùng nóng để có thể thưởng thức hương vị một cách trọn vẹn nhất nhé.
Cách nấu chè sake bạch quả thơm ngon đơn giản vô cùng bổ dưỡng
Trái sake được chế biến làm nhiều món chè hấp dẫn thơm ngon khác nhau, nếu kết hợp cùng bạch quả thì hương vị chè sẽ như thế nào? Hôm nay chuyên trang Vào bếp nấu món chè sake bạch quả lạ miệng này nhé.
Nguyên liệu làm Chè sake bạch quả
Trái sake 250 gr
Bạch quả 150 gr
Nước cốt dừa 400 ml
Bột báng 40 gr
Đậu phộng 1 ít (đã rang chín)
Đường trắng 200 gr
Muối 1 muỗng cà phê
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua sake ngon
Để món chè được ngon bạn nên chọn mua những trái sake có kích thước lớn, trọng lượng khoảng 700gr trở lên, vỏ ngả vàng và đã nở hết gai.Không nên mua những trái sake còn non, xanh, cứng vì có rất nhiều xơ, hoặc những trái có vết thâm đen, có các dấu hiệu chảy nhớt, hư thối.
Cách chọn mua bạch quả ngon
Bạn nên chọn mua bạch quả to, kích thước đều nhau, vẫn còn nguyên vỏ ngoài và vỏ lụa màu nâu bên trong.Lựa chọn những hạt bạch quả mới được thu hoạch, hạt còn căng mọng, không bị sâu đục hay mối mọt.Không nên mua bạch quả không còn mùi hôi đặc trưng vì đã qua xử lý hóa học, hoặc những hạt bạch quả đã tách vỏ, để lâu ngày.
Cách chế biến Chè sake bạch quả
1
Sơ chế và luộc sake
Sake mua về gọt vỏ bỏ cùi, cắt thành miếng nhỏ dày khoảng 1 lóng tay rồi mang ngâm vào thau nước có pha 1/2 muỗng cà phê muối khoảng 10 phút để loại bỏ mủ, sau đó vớt ra rửa lại với nước sạch rồi để ráo.
Bắc nồi nước lên bếp, cho 250gr sake đã rửa sạch vào nồi luộc khoảng 10 - 15 phút với lửa lớn để chín mềm. Sake đã luộc chín thì vớt ra rổ cho ráo nước.
2
Sơ chế và luộc bạch quả
150gr bạch quả mua về đập bể vỏ, lấy phần hạt bên trong.
Bắc nồi nước lên bếp, cho hạt bạch quả vào nấu khoảng 20 - 30 phút với lửa lớn để hạt bạch quả chín mềm.
Khi bạch quả đã chín thì vớt ra tô nước đá lạnh, lớp vỏ lụa màu nâu sẽ tự động tróc ra, bạn vớt phần hạt ra rổ để ráo nước.
3
Nấu bột báng
Bắc nồi nước lên bếp, cho 40gr bột báng vào nấu chín, khi nước sôi và bột báng trở nên trong thì bạn dùng rây vớt ra. Để bột báng không bị dính lại với nhau bạn ngâm vào tô nước đá lạnh sau đó vớt ra để ráo nước.
4
Nấu chè
Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi 200ml nước lọc, 400ml nước cốt dừa, 1/2 muỗng cà phê muối, 200gr đường trắng rồi đun sôi với lửa nhỏ.
Nước chè sôi thì cho sake, bạch quả, bột báng vào nấu khoảng 5 phút, khi nước chè sôi trở lại thì tắt bếp.
5
Hoàn thành
Múc chè ra chén rồi rắc thêm ít đậu phộng rang là thưởng thức được ngay, bạn có thể cho vào vài viên đá lạnh để món chè sake bạch quả thêm thanh mát vào những ngày nắng nóng.
Món chè sake bạch quả sau khi hoàn thành sẽ có vị thơm béo của nước cốt dừa và đậu phộng, sake mềmm bùi kết hợp cùng bạch quả có vị ngọt pha chút đắng nhẹ chắc chắn sẽ làm bạn thích mê cho mà xem.
Cách làm chè khoai môn bí đỏ ngọt béo lạ mà quen ăn là ghiền Món chè khoai môn bí đỏ không chỉ biết đến là món ăn vặt giải nhiệt mà còn bổ sung một lượng dinh dưỡng cao phù hợp cho cả gia đình. Hãy cùng vào bếp để chia sẻ bạn công thức làm món chè ngon này ngay nhé! Nguyên liệu làm chè khoai môn bí đỏ Khoai môn 300 g Bí đỏ 200...