Cách nấu chân dê hầm bổ dưỡng tốt cho bà bầu
Thịt dê là loại thịt lành ít bị nuôi tăng trọng và bổ dưỡng,tốt cho sức khoẻ mọi lứa tuổi.
Dê hầm thuốc bắc thêm ngải cứu rất thơm ngon, vị hôi của dê cũng ko còn. Mời cả nhà chúng ta cùng thử món này nhé
Thịt dê là loại thịt lành ít bị nuôi tăng trọng và bổ dưỡng,tốt cho sức khoẻ mọi lứa tuổi. Dê hầm thuốc bắc thêm ngải cứu rất thơm ngon,vị hôi của dê cũng ko còn.Mời cả nhà chúng ta cùng thử món này nhé
Bà bầu sau sinh bị ít sữa nên ăn gì? Ngoài những món ăn lợi sữa quen thuộc cho bà bầu như: Cháo chân chó, móng giò hầm đu đủ, cháo chân giò hạt sen, … thì còn một món ăn lợi sữa tuyệt vời mà các mẹ không nên bỏ qua đó là món cháo chân dê. Món ăn được chế biến khá đơn giản, tuy nhiên nếu bạn không chế biến đúng cách sẽ làm món cháo bị hôi, rất khó ăn, khó nuốt.
Thịt dê là thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, phong phú như: Các Vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B9, B12), Vitamin K, E, Protein, Acid Amin, các khoáng chất (Canxi, sắt, kẽm, Mangan,…), Axit béo Omega 3, Omega 6 và rất nhiều dưỡng chất có lợi khác cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Do đó mà có nhiều người thường xuyên sử dụng nguyên liệu thực phẩm này để chế biến các món ăn, bồi bổ dinh dưỡng khi mang thai.
Nguyên liệu
Chân dê: 3 – 4 cái
Gạo nếp: Khoảng 1/2 bát con
Thông thảo: 15g
Hạt sen: 25g
Ý dĩ: 25g
Gừng: 1 củ nhỏ
Chanh tươi: 2 quả để khử mùi hôi thịt dê
Gia vị đầy đủ: Dầu ăn, mắm, muối,…
Các bước thực hiện
Bước 1: Đầu tiên, để cách nấu cháo chân dê không bị hôi bạn cần phải biết cách sơ chế, khử mùi hôi của chân dê. Bạn có thể làm như sau:
- Chân dê bạn đem thui vàng, rồi dùng dao lam (Dao tem) làm sạch lông một lần nữa, chặt bỏ phần móng nhọn rồi rửa sạch.
- Sau đó cho chân dê vào bát 1 thìa dầu ăn, rồi vắt 2 quả chanh vào chung, dùng tay bóp, trộn thật đều và dùng túi nilon bọc kín miệng bát, cho vào tủ lạnh ngăn mát khoảng 3 – 4 tiếng trước khi chế biến.
Các bước nấu cháo chân dê
Bước 2: Trong khi đợi khử mùi hôi chân dê, bạn đem gạo vo sạch, rồi cho vào bát ngâm với nước sạch chừng 30 phút cho gạo mềm, nấu sẽ nhanh nhừ hơn.
Bước 3: Tiếp tục thực hiện cách nấu cháo chân dê cho bà bầu đơn giản:
- Lấy chân dê từ tủ lạnh ra, rồi rửa sạch một lần nữa, cho vào nồi 500ml nước sạch gừng đập dập, rồi luộc qua khoảng 3 – 5 phút, rồi đổ nước luộc đi.Bước 4: Bạn cho chân dê vào nồi cho nước ngập chân dê (Lượng nước nhiều hay ít tùy vào sở thích bạn muốn ăn cháo loãng hay đặc nhé), rồi bắc lên bếp ninh khoảng 60 phút cho chân dê chín mềm.
Video đang HOT
Bước 5: Hoàn thiện công thức cách nấu cháo chân dê tại nhà cho bà đẻ:
- Cuối cùng, khi chân dê chín, bạn cho các nguyên liệu còn lại vào nồi như: Thông thảo hạt sen ý dĩ gạo nếp, vào ninh đến khi tất cả các nguyên liệu chín mềm là xong. Nêm lại gia vị một lần nữa cho vừa miệng ăn rồi tắt bếp, múc cháo ra bát và thưởng thức thôi nào.
Các cách nấu món này kiểu khác
Không quá phức tạp như cách nấu lẩu dê hay các món cần tỷ mỉ, chi tiết khác… Cách nấu dê hầm thuốc bắc hay cụ thể là cách làm chân dê hầm thuốc bắc chế biến đơn giản, chỉ mất khoảng 30 phút nấu nướng là bạn đã có được một món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng cho cả gia đình.
Chân dê hầm thuốc bắc giúp mẹ nhiều sữa hơn
Nguyên liệu hầm:
- Chân dê 4 cái
- Câu kỷ tử,
- Hành tím : 5 củ
- Nước xương 2lit
- Gia Vị: Bột nêm, hành, gừng, muối, bột ngọt, đường
- Rau mồng tơi, cải xanh, mì tôm hay bún
Chân dê cạo sạch, đem trụng qua rồi chặt miếng vừa ăn
Nước xương đun sôi cho gói đồ tiềm, hành tím vào đun lửa nhỏ 5 phút cho chân Dê vào, tiếp tục bỏ gia vị vào nêm hơi nhạt hầm lửa nhỏ 30 phút thấy nước sắt lại còn tầm 1lit là được
Món này ăn kèm rau, chấm chao và bún.
Chúc mẹ có lượng sữa dồi dào nhờ món chân dê!
Chân dê hầm thuốc bắc có thể dùng với cơm hoặc bún và ngon nhất là thưởng thức khi vẫn còn nóng, bỏ lên một vài cọng rau mùi vừa làm tăng tính thẩm mỹ vừa làm dậy lên mùi thơm quện với mùi thuốc bắc thanh mát đặc trưng rất thích hợp cho mùa lạnh, vừa bổ dưỡng mà lại ấm người, khi ăn thịt dê có vị ngọt, săn chắc kết hợp với thuốc bắc sẽ rất tốt cho sức khỏe xương khớp, khí huyết, giúp an thần, tăng cường thể lực và lợi dương.
Nếu ăn liên tục 30 – 40g thịt dê mỗi ngày, cơ thể sẽ nhanh chóng hết gầy gò, ốm yếu, chứng đau lưng, ra nhiều mồ hôi được chữa khỏi. Đây không những là một món ăn ngon mà còn là một bài thuốc rất tốt cho sức khỏe người dùng.
Cách ăn món này
Lưu ý khi bà bầu ăn thịt dê
Tuy thịt dê là thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu, nhưng không phải vì thế mà các mẹ ăn một cách lạm dụng. Bởi nếu ăn quá nhiều thịt dê, có thể làm tăng nguy cơ mẹ bầu bị viêm nhiễm trong cơ thể. Theo các chuyên gia, đối với mẹ bầu, chỉ nên ăn 1 bữa thịt dê/tháng khi mang thai. Bên cạnh đó, khi chế biến cần tránh kết hợp với các thực phẩm như:
Ăn thịt dê xong uống trà dễ tạo ra chất Tannalbin gây táo bón cho mẹ bầu.
Thịt dê ăn cùng dưa hấu dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Bà bầu ăn thịt dê với bí đỏ dễ sinh ra nhiệt, gây nóng bức, khó chịu trong người.
Không ăn thịt dê với dưa hấu. Do dưa hấu có tính hàn, còn thịt dê lại thuộc tính nhiệt. Nếu sau khi ăn thịt dê ăn dưa hấu tráng miệng dễ “sang nguyên khí”, sau khi ăn vào không những giảm thấp tác dụng bổ dưỡng của thịt dê mà còn gây trở ngại cho tì vị, dạ dày.
Không nên ăn thịt dê cùng với bí đỏ. Trong sách Đông y từ xưa đã ghi chép: thịt dê không nên ăn cùng với bí đỏ, điều này chủ yếu là do thịt dê và bí đỏ đều là thực phẩm nóng, nếu ăn cùng với nhau dễ bị nóng, nhiệt trong người. Cũng với lý do đó, khi hấp, nấu thịt dê cũng không nên cho nhiều thực phẩm điều vị và tính nóng như ớt cay, hạt tiêu, gừng, đinh hương, hồi hương.
Không nên ăn thịt dê cùng với dấm. Vị chua của dấm có tác dụng thu co, không có lợi cho dương khí trong cơ thể phát tác, khi ăn cùng với dấm sẽ làm cho tác dụng giữ ấm cho cơ thể giảm đi rất nhiều.
Trà với thịt dê là một chất dễ gây ngộ độc. Nước trà là ” khắc tinh” của thịt dê, đó là do hàm lượng protein trong thịt dê rất phong phú, còn trong trà lại hàm chứa khá nhiều chất acid tannic, khi ăn thịt dê uống trà sẽ sinh ra chất protein acid tannic, làm cho nhu động của đường ruột yếu hơn, đi ngoài lượng nước giảm đi, từ đó gây ra táo bón.
Không ăn quá nhiều thịt dê. Thịt dê có tính nóng, ngọt, nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trong cơ thể. Đặc biệt, nếu cơ thể có sẵn một số vùng nhiễm bệnh thì ăn thịt dê sẽ khiến cho bệnh phát triển trầm trọng thêm.
Chân dê hầm ngải cứu: Ngoài tác dụng chữa bệnh liệt dương và xuất tinh sớm (ở nam giới), kinh nguyệt không điều hòa, ham muốn tình dục giảm sút (ở nữ giới), món ăn này còn có công dụng ích tinh, sáng mắt, bổ thận, mạnh gân cốt. Đối với những phụ nữ ít sữa hoặc không có sữa, có thể áp dụng những bài thuốc từ chân dê giúp cải thiện nguồn sữa mẹ: – Chân dê: Lấy từ móng lên khoảng 10 – 15cm đốt sạch lông, đập bỏ móng rồi đem hầm với gạo nếp cùng 10gr thông thảo, 20gr hạt sen, 15 – 20gr ý dĩ cho sản phụ dùng. Ngoài ra chân dê hầm ngải cứu hay hầm thuốc bắc cũng là món khoái khẩu để anh em nhậu.
Chỉ với 15 phút mỗi ngày bạn đã có thể tự chế biến món cháo thơm ngon, lợi sữa, vô cùng bổ dưỡng rồi. Nếu có gặp khó khăn gì trong quá trình chế biến, đừng quên để lại bình luận để được chúng tôi giải đáp nhé. Chúc các bạn thành công.
Hướng dẫn làm món gan gà xào chua ngọt đơn giản
Nếu như bạn đang quá nhàm chán với những món ăn thông thường trong bữa ăn hàng ngày, vậy sao bạn không bắt tay vào làm ngay cho gia đình mình thưởng thức món gan gà xào chua ngọt đầy mới lạ.
Gan gà xào chua ngọt vừa thơm ngon lại rất bổ dưỡng bởi theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng, trong 100g gan gà có tới 6.960mcg vitamin A đấy. Món ăn này chế biến rất đơn giản lại rẻ tiền nữa, bạn hãy thử làm đi nhé.
Nguyên liệu món gan gà xào chua ngọt cho 4 người ăn.
- Gan gà: 150g
- Dưa leo: 2 trái ( khoảng 200g- 300g)
- Cà rốt: 50g
- Hành lá: 3 nhánh
- Ớt sừng: 1 trái
- Tỏi : 1 củ
- Hành tím : 3 củ
- Bột năng: 1muỗng canh
- Rau mùi: 1 bó
- Nước mắm, đường, hạt tiêu, hạt nêm, bột ngọt (mỗi thứ 2 thìa cà phê)
- Muối: 3 muỗng canh
- Dầu ăn
- Giấm gạo lên men: 1 chai
Cách làm món gan gà xào chua ngọt cho 4 người ăn.
Bước 1: sơ chế món gan gà xào chua ngọt.
- Tỏi bóc sạch vỏ,băm nhỏ
- Gan gà rửa sạch, sát muối sau đó sả sạch với nước. Ướp gan gà với phần tỏi băm, tiêu, giấm, đường, nước mắm.
- Cà rốt bỏ vỏ, thái miếng hạt lựu. Dưa leo chẻ đôi, bỏ ruột, dùng dao răng cưa xắn miếng dày 0,5cm.
- Ớt bỏ hạt, thái nhỏ.
- Pha sốt xào: giấm - đường theo tỷ lệ 2-1 trộn thêm 1 muỗng bột năng và một chút nước lọc
- Rau mùi, hành lá nhặt sạch và rửa với nước, để ráo.
Bước 2: các bước thực hiện món gan gà xào chua ngọt.
- Đầu tiên các bạn đun nóng chảo, cho dầu vào, phi thơm hành tím và tỏi, sau đó cho gan gà vào xào to lửa.
- Gan gà chín tái thì bắt đầu cho cà rốt vào xào, khi cà rốt gần được tiếp tục cho dưa chuột vào. Nêm nước mắm, cho ớt vào cùng với sốt xào và đảo đều đến khi các nguyên liệu chín hoàn toàn, cho hành lá thái nhỏ vào đảo đều rồi tắt bếp.
- Cho gan gà xào ra đĩa, bày rau mùi lên, ăn nóng với cơm.
Lưu ý khi nấu món gan gà xào chua ngọt.
- Khi chọn mua gan gà, các bạn chú ý mua gan mới, không bị nát và có mùi như vậy mới đảm bảo chất lượng món ăn, gan sẽ không có vị đắng cũng như đảm bảo cho sức khỏe của bạn.
- Một số bạn không thích vị hăng nồng của ớt sừng thì các bạn có thể thay bằng dứa xanh hoặc bỏ nguyên liệu này đi cũng được.
- Món này các bạn nên ăn vào lúc nóng thì mới ngon không nên ăn vào lúc món ăn đã nguội.
Gan xào chua ngọt với vị lạ miệng sẽ khiến cho bữa cơm gia đình bạn thêm ngon hơn. Bạn hãy bổ sung ngay món này vào thực đơn nhà bạn để bữa ăn thêm phong phú và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Chúc các bạn thành công và ăn ngon miệng với gan gà xào chua ngọt!
Cách làm xoài ngâm chua ngọt Trong xoài có rất nhiều vitamin C giúp cơ thể tăng hệ miễn dịch và ngăn chặn cảm, say nắng mùa hè. Với những hiệu quả đem lại như thế, mình xin hướng dẫn các bạn cách làm xoài ngâm chua ngọt đơn giản làm món đồ ăn vặt cho cả nhà ngon bổ và rẻ, hãy cùng nhau vào bếp và bắt...