Cách nấu canh xương khoai sọ ngon ngọt
Thời tiết mưa lạnh những ngày đầu đông, món canh xương khoai sọ ngon lành là một lựa chọn hoàn hảo cho bữa cơm gia đình.
Nguyên liệu nấu canh xương khoai sọ
Xương heo hoặc sườn non: 300g
Khoai sọ: 5 – 8 củ tùy kích cỡ lớn nhỏ
Hành lá, rau mùi, tỏi băm
Gia vị có sẵn trong căn bếp gồm dầu ăn, muối, tiêu xay, hạt nêm.
Canh xương khoai sọ (Ảnh: RoseTruong)
Cách nấu canh xương khoai sọ
Video đang HOT
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Khoai sọ đem cạo sạch vỏ, thả vào thau nước muối để khoai sạch nhớt và không bị thâm. Sau đó, cắt khoai thành từng miếng vừa ăn và rửa lại với nước sạch lần nữa. Vớt ra rổ để ráo nước. Bạn cần lưu ý là khoai sọ có thể gây ngứa nên bạn đeo bao tay hoặc luộc sơ khoai sọ trước khi bào vỏ.
Nhặt bỏ lá già úa của hành lá và rau mùi nhặt rồi rửa sạch, cắt nhỏ.
Xương heo sau khi rửa sạch tiếp tục rửa qua một lần với nước muối để khử mùi hôi của thịt, chặt thành các miếng vừa ăn, rửa sạch với nước và để ráo.
Bước 2: Nấu xương khoai sọ
Canh xương khoai sọ đơn giản hấp dẫn ngày mưa lạnh (Ảnh minh họa)
Bắc nồi lên bếp, cho một ít dầu ăn vào đun nóng để phi tỏi băm lên cho thơm. Tiếp theo, bạn cho phần xương heo vào xào sơ. Sau đó cho vào nồi một lượng nước vừa phải với ít muối, điều chỉnh lửa nhỏ để ninh cho đến khi nước sôi. Bạn dùng muỗng múc canh liên tục vớt bọt trên bề mặt để cho nước canh trong.
Cho tiếp phần khoai sọ vào ninh cho đến chín. Tiến hành nêm nếm lại các gia vị cho vừa ăn. Bạn có thể ninh lâu một chút cho khoai hơi nhừ nếu muốn ăn khoai mềm hơn.
Tắt bếp và múc canh ra tô. Thêm vào một ít hành lá, rau mùi và tiêu xay lên để tăng hương vị và màu sắc cho món ăn thêm hấp dẫn. Như vậy là bạn đã hoàn thành món canh xương nóng hổi, hấp dẫn, ngon từ thịt ngọt từ xương cho bữa cơm gia đình.
3 sai lầm khiến nước dùng đục, kém hấp dẫn
Dưới đây là 3 sai lầm các bà mẹ nội trợ nên tránh để nước dùng bị đục, lại kém thơm lại nhìn mất hấp dẫn món ăn.
Nước dùng được hầm từ xương để nấu canh, nấu cháo, nấu súp... là việc nhiều người vẫn thường làm trong các bữa ăn hàng ngày. Nước xương vốn ngọt, thơm nên luôn khiến các món ăn trở nên ngon và hấp dẫn hơn.
Xương được rửa rồi chần luôn
(Ảnh minh họa)
Hầu hết mọi người sau khi mua xương về, đều chỉ rửa sạch trực tiếp rồi cho vào nồi chần sơ qua.
Nhưng thực cách làm chuẩn là phải rửa sạch xương rồi ngâm với nước trong trước 30 phút, ngâm xương để giúp máu thừa bên trong ra hết, như vậy giảm được mùi tanh hiệu quả khi nấu, nước xương hầm chúng ta làm sẽ trong hơn. Hương vị nước xương thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, không có mùi tanh.
Cho trực tiếp hành lá, gừng vào nồi hầm cùng xương
Thông thường khi hầm xương, nhiều người thường cho hành lá và gừng vào để xương và nước thơm hơn tuy nhiên lại không biết rằng, cần phải lưu ý thời điểm cho hai loại nguyên liệu này. Nếu cho cùng xương là chưa đúng.
(Ảnh minh họa)
Cách làm đúng của chúng ta là chuẩn bị một nồi nước, cho hành lá và gừng thái chỉ vào đun sôi rồi cho xương heo đã chần sơ vào nồi ninh cùng để xương chín.
Cho muối quá sớm
(Ảnh minh họa)
Nhiều người có thói quen, cứ cho xương vào nồi hầm là nêm muối vào luôn. Căn bản mọi người đều nghĩ, cho muối sớm như vậy sẽ giúp xương đậm đà hơn, không bị nhạt, nước xương như vậy sẽ vừa miệng. Hoặc có người đợi đến lúc nước xương chuyển sang màu trắng đục thì cũng cho muối.
Tuy nhiên hai thời điểm này bạn cho muối là không đúng vì còn quá sớm. Cho muối phải là lúc bạn đã hầm gần xong, chuẩn bị tắt bếp rồi. Lúc này, xương hầm giữ được hương vị nguyên bản nhất. Giá trị dinh dưỡng của món xương hầm sẽ cao.
Cho muối sớm sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng này, do đó, cho muối vào nồi sau cùng vừa để có tác dụng tăng vị nhất định, vừa để giữ dưỡng chất của xương hầm.
Mèn mén - ẩm thực độc đáo của đồng bào Mông Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Mông thường canh tác ở những vùng núi cao, giữa rừng đá trập trùng, do đó, cây ngô luôn là nguồn lương thực chính của họ. Người Mông không chỉ giỏi về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngô mà còn khéo léo trong việc chế biến nhiều món ăn độc đáo, hấp dẫn...