Cách nấu bún ốc đơn giản, nhanh gọn nhưng ngon bất ngờ
Bún ốc Hà Nội là ẩm thực đường phố nổi tiếng và được chế biến từ các nguyên liệu giản đơn vô cùng nhưng vẫn mang lại hương vị thơm ngon đến lạ kỳ.
2kg ốc nhồi con cỡ vừa
1kg bún sợi nhỏ
300g cà chua chín nhiều
4 quả khế chua
1/2 muỗng cà phê bột nghệ khô
1/2 lít giấm nuôi
1/2 kg xương heo (loại xương sườn và xương bánh chè)
Chanh, ớt sừng cay
Tiêu, muối, đường cát
50g hành tím bào mỏng cà ít dầu ăn
Video đang HOT
Rau ăn kèm: Hành lá, ngò, rau thơm, rau tía tô, rau xà lách, rau muống chẻ hoặc bào mỏng
Nguyên liệu làm bún ốc Hà Nội đậm đà (Ảnh: Ameovat)
Cách làm bún ốc ngon chuẩn vị Hà Thành
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên ốc mua về nếu có thời gian các bạn nên ngâm với nước gạo qua đêm cho ốc nhả bớt chất nhớt đi. Nếu không có thời gian các bạn có thể ngâm ốc vào trong nước săm sắp với 2 đến 3 quả ớt sừng cay băm nhuyễn khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch đem ốc luộc chín vớt ra khều lấy phần thịt ốc.
Phần nước luộc ốc các bạn để lóng trong lược lại, dùng để nấu nước bún ốc. Ốc sau khi khều các bạn nhồi ốc với giấm và xả lại nước lạnh như vậy 3 lần để cho ốc trắng ra, rồi để ra rổ cho ráo nước, nếu có con ốc nào lớn các bạn cắt làm đôi. Ướp vào phần ốc này: ít nước mắm ngon, bột nghệ khô, hành tím băm, tỏi băm, để 30 phút cho thấm đều gia vị. Cà chua: rửa sạch cắt múi cao làm 6 hay 8 theo bề đứng trái cà.
Cách làm bún ốc chuẩn vị Hà Thành (Ảnh: Hoidaubepaau)
Khế chua: Bạn rửa sạch cắt lát mỏng, luộc chín mềm cùng nước ốc, sau đó vớt ra vắt ráo lược lấy nước bỏ đi phần xác khế.
Xương heo: Bạn rửa sạch cho vào nồi với 2 lít nước lã 1/4 muỗng cà phê muối ăn 1/4 muỗng cà phê tiêu xay 1 muỗng súp hành tím bào mỏng, đặt nồi lên bếp nấu ở lửa nhỏ không đậy vung và hớt bỏ bọt thường xuyên cho phần nước dùng trong. Hầm xương cho đến khi xương mềm lược lấy nước bỏ xương. Ớt: loại bỏ hột băm nhuyễn. Hành tím: lột bỏ vỏ, bào mỏng phi vàng lên.
Các loại rau: Bạn nhặt bỏ lá vàng rửa sạch, để ráo cắt nhỏ vừa ăn. Hành lá ngò: rửa sạch cắt nhỏ.
Bước 2: Cách chế biến cách nấu bún ốc Hà Nội
Đặt nồi lớn lên bếp với 2 muỗng súp dầu ăn chờ cho nóng phi thơm hành tím băm, tỏi băm nhuyễn rồi cho ốc vào xào chín, đảo nhanh tay ở lửa lớn. Khi ốc chín tắt bếp trộn ốc vào một ít lá tía tô cắt nhuyễn, rồi vớt ốc vào tô để nguội, phần nước xào ốc để riêng ra.
Cho tiếp vào nồi này 4 muỗng súp dầu ăn phi thơm hành tỏi, cho tiếp cà chua vào xào chín rồi cho phần nước luộc ốc, nước xào ốc, nước dùng xương hầm vào nấu sôi, nêm nếm lại ít gia vị cho vừa ăn. Hạ lửa nhỏ lại để giữ nóng cho đến khi ăn.
Hoàn thành bún ốc thơm ngon, chuẩn vị ăn hoài không chán (Ảnh: Cet)
Dùng chảo nhỏ cho vào 5 muỗng súp dầu ăn vào để nóng, cho ớt sừng băm vào xào chín và cạn bớt nước rồi thì cho tiếp giấm vào săm sắp đun sôi lại thì nhắc xuống múc vào chén.
Trình bày: Bún bạn trụng vào nước nóng rồi để vào tô, bày ốc lên mặt, rắc thêm ít hành lá, ngò rồi chan phần nước dùng nóng lên bún. Dọn lên dùng kèm với rau thơm, chanh, ớt vừa xào.
Hoàng Ly
Ẩm thực Hà Nội
Thăng Long Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội mà còn là trung tâm của các món ăn, nghệ thuật ẩm thực.
Nấu và thưởng thức các món ăn là cả một nghệ thuật của người Hà Nội, chẳng thế mà cho đến tận bây giờ thói quen ấy vẫn tồn tại và trở thành một nét văn hoá riêng độc đáo, hấp dẫn bất cứ ai khi mới đặt chân đến nơi này.
Chỉ nghe qua những câu ca dao "bánh cuốn Thanh Trì, bánh gì (giầy) Quán Gánh"; "bánh đúc làng Kẻ, bánh tẻ làng Diễn", "giò Chèm, nem Vẽ";... đã cho thấy sự phong phú của các món ăn và sự sành ăn của người Hà Nội từ xa xưa.
Cái tinh tế của ẩm thực Hà Nội thể hiện ở cách chế biến, cách thưởng thức và cả ở tấm lòng người trao, kẻ nhận. Mỗi món ăn Hà Nội đều có hương vị, nét đẹp riêng và đặc biệt là có truyền thống, cách thưởng thức truyền đời, chẳng thế mà nó không chỉ là những thức ăn thông thường mà được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực...
Trước đây, nhắc tới bún ốc Hà Nội người ta nhớ ngay tới hai làng nổi tiếng Tây Hồ và Pháp Vân - Thanh Trì. Bún ốc chỉ nên ăn từ sáng đến trưa. Bún ốc ngon trước hết phải có vị cay chua của ớt, của bỗng rượu. Bún ốc có 2 - 3 cách ăn: có thể chan, có thể chấm, có thể ăn nóng hoặc ăn nguội. Bún ốc không thay đổi nhiều lắm như các món ăn Hà Nội khác: vẫn là ớt chưng, vẫn là tía tô. Bát bún ốc của Hà Nội rất đẹp vì nó có màu đỏ của ớt chưng, màu tím của tía tô và sợi bún trắng...
Bún ốc Hà Nội (Ảnh: TL)
Nhắc tới quà Hà Nội không thể không nói tới phở. Nổi tiếng từ đầu thế kỷ XX với những cái tên phở Thìn, phở Giảng, phở Lông Mỹ... và được bán ở những gánh hàng, ngày nay phở đã trở thành một trong những món đặc trưng nhất của Hà Nội, được người ta thưởng thức ở cả những quán hàng nhỏ nơi góc phố và những nhà hàng sang trọng. Riêng phở bò ông Thìn giữ được hơn 50 năm và mở rộng tới 7 cửa hàng ở Hà Nội. Người Hà Nội nay ăn cả phở gà, nhưng theo nhiều người sành ăn chỉ có phở bò chín mới đúng là Hà Nội. Không chỉ thế, phở còn là tinh tuý của ẩm thực Việt Nam "mang chuông đi gióng xứ người" với chuỗi cửa hàng Phở 24 - món phở tích hợp 24 thứ gia vị được chắt lọc tinh tế từ khẩu vị ẩm thực ba miền. Thông qua phương thức nhượng quyền thương mại, Phở 24 đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước và nhiều nước trong khu vực như Inđônêxia, Philippines, Hàn Quốc, Xanhgapore.
Phở - đặc trưng ẩm thực của người Hà Nội
Cùng với phở và bún chả, người Hà Nội còn chế biến nhiều món ăn ngon từ tôm, cá. Điều đáng chú ý nhất là bánh tôm và chả cá. Bánh tôm Hồ Tây cho đến nay vẫn là món ăn ngon, nổi tiếng. Chả cá Lã Vọng là một đặc sản nổi tiếng của Hà Nội từ hàng trăm năm nay. Đây cũng là món ăn duy nhất được dùng để đặt tên cho một con phố trong Khu Phố cổ Hà Nội, phố Chả Cá.
Không chỉ có vậy, nét duyên dáng của món ăn Hà Nội còn hiện diện trong từng giọt cà cuống thơm lừng nước chấm, trong hào xôi sáng nóng sực ủ hương lá gói, trong những sợi trà tẩm ướp cơm sen. Món ăn Hà Nội là lát chả quế vàng óng, là dăm xu cốm dẻo (tiền ngày xưa), là đĩa bánh cuốn Thanh Trì... Mỗi món ăn chỉ chấm phá một nét riêng, thế mà đủ làm nên một nỗi nhớ không thể nào quên được. Mùa đông lạnh giá, bát bún thang đủ vị làm ấm dạ. Mùa hè, hay ngay sau Tết, là bún ốc-mà phải là bún ốc Tây Hồ, Pháp Vân (Thanh Trì) thì mới ngon. Ở đâu, những món ăn Hà Nội cũng mang được phong vị đặc biệt của mình: chân tình, ấm cúng mà cầu kỳ, tinh tế.
Bún chả Hà Nội (Ảnh: TL)
Đến nay, cái tinh tế trong ẩm thực còn được thể hiện ở bữa ăn của từng gia đình Hà Nội. Bữa cơm gia đình của người Hà Nội mang một phong cách riêng: từ bày đặt mâm cỗ đến các món ăn thanh tịnh, đơn giản nhưng được bày đẹp mắt thanh lịch và cao quý.
Để phát triển và gìn giữ những món ăn truyền thống của Hà Nội, ngày nay, Hà Nội đã có riêng một con phố văn hóa ẩm thực đó là phố Tống Duy Tân và ngõ Hàng Bông hay còn gọi là ngõ Cấm Chỉ. Thời Pháp thuộc, phố này mang tên Brusseaux, sau đổi thành phố Kỳ Đồng, đến năm 1964 được đổi thành phố Tống Duy Tân. Đến đây, thực khách có thể dừng chân thưởng thức những món ngon Hà Nội. Riêng món bánh cuốn Kỳ Đồng gia truyền vẫn được ưa chuộng đến tận bây giờ. Nhiều người Hà Nội sành ăn thường gọi phố này là phố Gà tần, bởi lẽ cả phố có tới 10 nhà hàng bán gà tần thuốc bắc. Gà tần ở đây nổi tiếng không chỉ bởi hương vị đặc trưng của nó mà còn hợp khẩu vị của nhiều người sành ăn.
Chả cá Lã Vọng (Ảnh: TL)
Ngoài gà tần, thực khách còn được thưởng thức món xôi. Những ai đã từng ăn xôi ở đây đều không thể quên được hương vị đậm đà của những hạt nếp cái được lựa chọn kỹ càng, đồ lên hạt xôi căng dẻo, mỡ màng ngọt và bùi. Đến nay, khu phố Tống Duy Tân không chỉ bán gà tần và xôi mà còn bán nhiều món ăn dân tộc đặc trưng của Hà Nội như phở, bún thang, bánh cuốn và các món ăn mang đậm hương vị đồng quê khác. Bất kể giờ nào đến khu phố này, thực khách cũng có rất nhiều sự lựa chọn trong số nào gà tần, bánh cuốn, phở, bún thang, xôi và nhiều món ăn khác mang đậm hương vị Hà Nội. v
Hồng Phượng
Những món ăn sẽ trở nên vô vị nếu thiếu... mắm tôm Mắm tôm - thứ sền sệt nâu tím, với một mùi hương nồng đượm. Đây có thể coi là một thứ đồ chấm gây mâu thuẫn nhất trong nền ẩm thực Việt Nam. Khác với những gia vị nêm chấm khác, với những người không quen họ thật sự không ấn tượng với mắm tôm vì mùi vị quá nồng mà chỉ ngửi...