Cách nào để bệnh nhân tiểu đường, béo phì không lo lắng khi ăn cơm?
Việc giảm lượng đường trong cơm như một giải pháp hữu ích hỗ trợ dinh dưỡng cho người ăn kiêng liên quan đến các bệnh tiểu đường, tim mạch, …
GS.TS. Chu Kỳ Sơn, Viện trưởng Viện CN Sinh học và CN thực phẩm – ĐHBK HN phát biểu khai mạc Lễ báo cáo đề tài.
Ngày 12/7/2019, tại Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tổ chức công bố kết quả của nhóm nghiên cứu đề tài đánh giá tính năng của “Nồi cơm điện tách đường Homely” sản phẩm của Công ty CP Homely Thái Lan trong việc giảm lượng đường trong cơm, một giải pháp hỗ trợ dinh dưỡng cho người ăn kiêng liên quan đến các bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp, béo phì.
Theo các nhà nghiên cứu tại Việt Nam, ăn gạo trắng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, thậm chí còn cao hơn rất nhiều so với đồ uống có ga. Cụ thể, người ăn một bát cơm trắng một ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 11%. Điều này được lý giải là do tinh bột của gạo trắng có thể làm quá tải lượng đường trong máu ở các cơ quan trong cơ thể.
Thông thường, tuyến lụy sản xuất insulin để cung cấp đường cho các cơ bắp. Nhưng khi ăn gạo trắng, đường được hấp thụ vào máu nhanh chóng, khiến tuyến lụy phải làm việc vất vả hơn. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, việc sản xuất insulin và hấp thụ đường sẽ giảm hiệu quả.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu đề tài – Viện CN sinh học & CN thực phẩm, chụp ảnh lưu niệm cùng với các chuyên gia và khách mời.
Trong lễ báo cáo, nhóm nghiên cứu đề tài chỉ ra rằng tinh bột nói chung có 3 loại gồm: Tinh bột nhanh, tinh bột chậm và tinh bột kháng đường đều được cấu tạo từ amylose và amylopectin. Tinh bột nhanh có tỷ lệ amylopectin cao nên dễ hấp thụ, rất phù hợp để mang năng lượng sau khi vận động nhưng bù lại làm đường huyết gia tăng rất nhanh.
Tinh bột chậm chứa nhiều amylose hơn, và cần nhiều thời gian để cơ thể phân giải được, nhờ vào cấu trúc bán tinh thể trong đó làm giảm sự tiếp xúc với các enzyme. Cũng nhờ vậy, lượng đường trong máu tăng ở mức độ vừa phải và ổn định.
Theo đánh giá của Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm – Đại học Bách khoa Hà Nội, nồi cơm điện tách đường Homely với khả năng tách đường trong gạo, cơm nấu từ nồi cơm điện tách đường sẽ cho tỷ lệ amylose cao hơn nhiều so với amylopectin. Từ đó, giúp kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể, ngăn ngừa biến chứng gây ra cho các bệnh tiểu đường.
Đồng thời còn phù hợp sử dụng trong việc giảm cân ở người béo phì, thừa cân, hỗ trợ phòng bệnh tiểu đường ở người bình thường.
Theo baogiaothong
Khát nước liên tục dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Thói quen ăn uống thiếu hợp lý, lối sống tĩnh tại khiến độ tuổi mắc bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa, thậm chí có bé mới chỉ 9 tuổi.
Dấu hiệu đái tháo đường như thế nào?
Chị Nguyễn Thị T. đến khám bệnh vì thời gian gần đây chị T. thấy mệt mỏi, 3 tháng sụt 6kg. Sau khi được các bác sỹ chuyên khoa thăm khám và đưa ra kết quả, chị T. không khỏi giật mình khi biết mắc bệnh đái tháo đường.
Theo lời kể của bệnh nhân, thời gian gần đây cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, người gầy hẳn đi, đi tiểu thấy kiến bâu. Nhận thấy sự bất thường, đi khám bệnh và kết quả xét nghiệm máu tĩnh mạch cho thấy: Glucose: 16,5 mmol/l (bình thường từ 3,9 - 6,4 mmol/l lúc đói); HbA1c: 13,4% (bình thường 4,2 - 6,4%). Đây là 2 chỉ số quan trọng giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường. Sau khi làm thêm 1 số xét nghiệm, bệnh nhân T. đã được đái tháo đường type 2 và phải nhập viện điều trị.
Theo BS.CKI Nguyễn Quang Minh - Trưởng Khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, đái tháo đường type 2 trước kia thường gặp ở những người ngoài 40 tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, bệnh có xu hướng trẻ hóa, không hiếm bệnh nhân trong độ tuổi 20 - 30 tuổi.
Người bệnh đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, thần kinh, mắt, giảm sức đề kháng dễ nhiễm trùng...
Bác sĩ Minh khuyến cáo: Những người có nguy cơ mắc bệnh cao gồm người làm việc văn phòng, lối sống ít vận động, thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, béo phì, tiền sử đã có bệnh tăng huyết áp và/hoặc rối loạn chuyển hóa lipid, tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường.
Theo bác sĩ Minh, các dấu hiệu bất thường saulà các triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường:
- Liên tục thấy khát nước:Người bệnh luôn cảm thấy khát nước, uống nhiều;
- Đi tiểu nhiều, thấy kiến bâu quanh nước tiểu: Người bệnh đi tiểu nhiều hơn bình thường 3 - 5 lần vào ban ngày và ban đêm;
- Sụt cân bất thường: Người bệnh sụt cân nhiều trong thời gian ngắn khi không áp dụng biện pháp giảm cân hay ăn kiêng;
- Đói và mệt mỏi: Thường xuyên cảm thấy đói, ăn nhiều nhưng cân giảm và mệt mỏi.
Tuy nhiên cần xét nghiệm máu để chẩn đoán xác định bệnh đái tháo đường và mọi người cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện nguy cơ bệnh để có thể phòng bệnh, phát hiện sớm bệnh để có thể điều trị sớm.
Những người có tiền sử rối loạn mỡ máu, gia đình có người bị đái tháo đường, trên 40 tuổi, người béo phì cần có các biện pháp kiểm tra đái tháo đường.
Khánh Chi
Theo infonet
Phát hiện sớm ung thư vùng đầu, mặt, cổ có tỷ lệ chữa khỏi rất cao Ung thư vùng đầu, mặt, cổ, đặc biệt là ung thư vòm họng hiện đang gia tăng nhanh, nhưng đây lại là những loại ung thư có tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao hơn hẳn các loại ung thư ở các vùng khác trên cơ thể nếu được phát hiện sớm. Đây là thông tin được BSCKII Trần Thị Hợp, nguyên giảng viên...