Cách mạng công nghiệp 4.0: Những mặt lợi hại ai cũng cần phải biết
Cách mạng công nghiệp 4.0 hay còn gọi là cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang diễn ra hứa hẹn sẽ tạo ra những bước ngoặt lịch sử trên toàn thế giới, buộc chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức để hiểu và thích nghi với mọi biến đổi trong cả đời sống kinh tế lẫn văn hóa, xã hội…
Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?
Trong lịch sử, con người đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu từ năm 1784 về sản xuất cơ khí với máy chạy bằng hơi nước và thủy lực.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 2 bắt đầu từ năm 1870 về sản xuất hàng loạt với máy chạy bằng điện.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 bắt đầu từ năm 1969 về sản xuất tự động, đánh dấu kỷ nguyên máy tính, điện toán và số hóa. Những công nghệ hiện nay chúng ta thụ hưởng như vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là thành quả của cuộc cách mạng này.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng công nghiệp 4.0) diễn ra từ những năm 2000 về sản xuất thông minh dựa trên những đột phá trong công nghệ số. Làn sóng công nghệ số đã tạo ra những đột phá trong thời gian gần đây như điện toán đám mây, thiết bị di động thông minh, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, vạn vật kết nối Internet (IoT)…
Tất cả những thành tựu trên đang tạo điều kiện cho sản xuất thông minh ngày càng phát triển và lan rộng. Với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo, người máy làm việc càng thông minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở con người càng già càng yếu đi.
Trong môi trường làm việc nguy hiểm, khi robot được đưa vào thay thế cho con người, thì sức khỏe và sự an toàn của người lao động sẽ được cải thiện đáng kể.
Video đang HOT
Các chuỗi cung ứng có thể được kiểm soát dễ dàng hơn khi có dữ liệu ở mọi cấp trong quá trình sản xuất và cung ứng. Kiểm soát trên máy tính có thể tạo ra năng suất và sản lượng đáng tin cậy và nhất quán hơn. Kết quả là, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu, thị phần và lợi nhuận nhiều hơn.
Ngoài ra, những đột phá trong công nghệ số còn giúp kết nối hàng tỷ người trên thế giới, giúp tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay thậm chí là khôi phục lại những tổn thất mà các cuộc cách mạng công nghiệp trước gây ra.
Cách mạng công nghiệp 4.0 có hạn chế gì không?
Theo Forbes, mặc dù cách mạng công nghiệp 4.0 vẽ ra một viễn cảnh tuyệt vời, nhưng không phải là nó không kèm theo một số rủi ro. Giáo sư Klaus Schwab, sáng lập viên kiêm chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới, tác giả cuốn sách “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” cho biết, ông lo ngại rằng, sẽ có những tổ chức, doanh nghiệp và thậm chí chính phủ có thể chưa sẵn sàng đón nhận các công nghệ quá mới và hiện đại. Các chính phủ sẽ gặp khó trong việc tuyển dụng người cũng như quản lý các công nghệ này một cách toàn diện.
Ông cũng đề cập đến việc các công nghệ mới sẽ dẫn đến những thay đổi về quyền lực, gây ra những lo ngại về an ninh cũng như về khoảng cách giàu nghèo. Khoảng cách này có nguy cơ sẽ chỉ bị nới rộng thêm nếu không được kiểm soát tốt.
Khi robot và tự động hóa lên ngôi, hàng triệu người sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp, đặc biệt là những nhân công trong ngành vận tải, kế toán, môi giới bất động sản hay bảo hiểm. Theo một con số ước tính, khoảng 47% các công việc hiện tại ở Mỹ có thể sẽ biến mất vì tự động hóa.
Theo đó, nhiều quan ngại cho rằng cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có lợi cho tầng lớp giàu có hơn là người nghèo, đặc biệt là những lao động trình độ thấp.
“Những thay đổi này sẽ sâu sắc đến mức chưa bao giờ trong lịch sử lại có một thời điểm con người đứng trước cùng lúc nhiều cơ hội lẫn rủi ro như thế. Mối quan ngại của tôi là các lãnh đạo chính trị và kinh doanh có thể sẽ giữ lối tư duy quá cổ hủ hoặc quá ám ảnh với việc các đột phá công nghệ sẽ thay đổi tương lai loài người như thế nào”, Giáo sư Schwab nhấn mạnh.
Đối với Việt Nam, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 rõ ràng là xu hướng của thế giới mà chúng ta sẽ bị cuốn vào. Nó mở ra nhiều triển vọng nhưng cũng đặt ra những thách thức khi các yếu tố mà Việt Nam đã và đang xem là có ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự phát triển của công nghệ robot.
Trong tương lai, nhiều người có thể mất việc làm khi các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các doanh nghiệp lớn trong nước đổ tiền đầu tư vào robot thay cho người lao động.
Theo Danviet
Cảnh sát dùng "trí tuệ nhân tạo" ngừa tội phạm
Theo công ty SIME, công nghệ này có thể cảnh báo cho các đội tuần tra ở những nơi mà hệ thống cho rằng, cần nhiều hơn sự chú ý của cảnh sát trong việc ngăn chặn tội phạm.
"Đây là phần mềm duy nhất có khả năng phân biệt chính xác các mô hình của các hành vi tội phạm ngay cả khi chúng gần như không có liên hệ tới các sự kiện và sau đó dự đoán khả năng tái diễn của chúng", Spandan Kar, Giám đốc của SIME's GIS Division cho hay.
"Chúng tôi tin đây là những phân tích chính xác, khi kết hợp chúng với kiến thức và năng lực kinh nghiệm của nhân viên cảnh sát, sẽ tạo ra một lực lượng đáng gờm để ngăn chặn tội phạm" - Spandan Kar nhấn mạnh.
Phần mềm là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời đối với cảnh sát, nhưng nó cũng có thể dẫn đến lạm quyền. Báo cáo thiểu số - phương pháp dự báo tội phạm đã tiến gần hơn đến thực tế với một phần mềm Trí tuệ nhân tạo (AI) mới được triển khai ở Dubai.
Space Imaging Middle East thông báo rằng, lực lượng cảnh sát ở Dubai đã triển khai phần mềm Dự báo tội phạm, nó sẽ phân tích các mô hình từ cơ sở dữ liệu của cảnh sát và cố gắng để phát hiện khi nào và ở đâu một sự việc sẽ xảy ra. Phần mềm sử dụng "thuật toán phức tạp" để đưa ra dự đoán, và theo như công ty, dữ liệu mà nó tạo ra có "tính chính xác cao".
Ý tưởng sử dụng trí tuệ nhân tạo này đã gây ra tranh cãi trong những tháng gần đây. Bởi một số người tuyên bố rằng, hệ thống có thể đem đến những hậu quả ngoài ý muốn, thậm chí tạo ra thành kiến gây chia rẽ và phân biệt đối xử. Mới đây, các nhà nghiên cứu đã công bố một báo cáo cho rằng, kỹ thuật này sẽ có tác động tích cực trong việc phòng chống tội phạm. Nhưng họ cũng cảnh báo rằng, nó có thể đẩy hàng triệu việc làm vào nguy cơ bị mất đi.
Hệ thống dự đoán này là một phần quan trọng trong một nghiên cứu lớn có tên "Trí tuệ nhân tạo và Cuộc sống năm 2030 bởi các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Stanford, Anh.
Họ nói rằng "hệ thống tiên đoán" sẽ là công cụ đắc lực vào năm 2030. Báo cáo chỉ ra việc học tập của máy móc sẽ cho phép máy tính có thể tự học và sẵn sàng để sử dụng, điều đó sẽ tác động lớn trong cuộc chiến chống tội phạm. Trong khi cảnh sát có thể sử dụng phương pháp này để bắt tội phạm, nó cũng có thể dẫn đến tình trạng lạm quyền, các nhà nghiên cứu cảnh báo.
Phần mềm dự báo tội phạm trong phim "Báo cáo Thiểu số".
Các nhà nghiên cứu nói rằng: Các cơ quan hành pháp đang ngày càng quan tâm đến việc phát hiện những kế hoạch từ truyền thông xã hội, và cũng để giám sát các hoạt động tụ tập đông người và phân tích an ninh. Đây là một công việc quan trọng để mô phỏng đám đông, từ đó có biện pháp kiểm soát đám đông. Đồng thời, những mối quan tâm chính đáng đã được nêu lên về việc các cơ quan hành pháp có thể lạm quyền trong việc tiếp cận thông tin cá nhân của người dân.
Khi đọc về phần mềm này, chắc hẳn các bạn cũng liên tưởng đến bộ phim "Bản Báo cáo thiểu số" năm 2002, trong đó cảnh sát đã sử dụng một công nghệ tâm linh để bắt và kết án những kẻ giết người trước khi họ phạm tội. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nói rằng, công cụ dự đoán này sẽ không quyết định tất cả, bởi nó chỉ làm công việc xác định các xu hướng phạm tội để từ đó cảnh sát có thể ngăn chặn.
Ví dụ: camera giám sát gửi thông báo cho cảnh sát khi ghi lại hình ảnh một người đang lén lút đi xuống một hẻm tối, điều này có thể là dấu hiệu của tội phạm. Nhóm nghiên cứu cho biết: "Máy móc học tập đã làm tăng đáng kể khả năng dự đoán thời gian và địa điểm có thể xảy ra các sự kiện phạm tội và ai là người phải chịu trách nhiệm.
"Tuy nhiên, cũng phải nói rằng sự thành công của công nghệ AI sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào thái độ của xã hội. AI cũng có thể sẽ làm mất đi hàng triệu việc làm, mặc dù các nhà nghiên cứu nói rằng nó sẽ tạo ra những loại việc làm mới. Hiện nay, AI đã và đang được sử dụng trong việc thăm dò phương tiện truyền thông để "ngăn chặn những nguy cơ từ IS và các nhóm cực đoan khác". Bên cạnh đó, nó cũng được sử dụng để chống lại tội phạm có động cơ về tài chính, chẳng hạn như gian lận thương mại.
Theo Công An Nhân Dân
Robot nổi loạn: Loài người đã sẵn sàng cho Cách mạng công nghiệp 4.0? Tất cả những cuộc cách mạng đều tạo nên những thay đổi lớn lao, nhưng đằng sau đó là những cái giá không hề nhỏ. Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, người ta đang chờ đợi những người máy sẽ làm thay công việc của con người, nhưng liệu cả người và máy đã sẵn sàng? Một cảnh trong phim Chappie,...