Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức của Việt Nam
Trang mạng của Trường Nghiên cứu Quốc tế RSIS (Singapore) mới đây đăng bài viết, trong đó đánh giá về những cơ hội và thách thức đối với Cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam.
Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức của Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Theo nội dung bài viết, Việt Nam đang phát triển một chiến lược về khoa học, công nghệ và đổi mới được định hướng bởi “tầm nhìn Việt Nam 2035″, nơi công nghệ sẽ được áp dụng cho tất cả các ngành và lĩnh vực. Việt Nam cũng đang khai thác những lợi ích tiềm năng của Vạn vật kết nối (IoT). Việt Nam có một lực lượng lao động trẻ thích nghi công nghệ mới rất nhanh.
Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) để xây dựng một Việt Nam thịnh vượng. Sáng kiến AI sẽ là toàn diện, một mô hình cho các quốc gia khác học tập. Ví dụ, một phái đoàn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đến Mỹ vào tháng 4/ 2018 để làm việc với Viện Michael Dukakis (MDI) và Diễn đàn Toàn cầu Boston (BGF) để thảo luận về việc hỗ trợ của họ trong việc phát triển một chiến lược kinh tế AI cho Việt Nam.
Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện các kỹ năng để thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ đang phát triển của mình. Xuất khẩu phần mềm của Việt Nam đạt 2,5 tỷ USD trong năm 2017. Được biết, đã có 291 triệu USD được đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam trong năm 2017, tăng 42% so với năm 2016.
Năm 2012, Việt Nam khởi động Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020, trong đó nhấn mạnh khoa học và công nghệ đóng một vai trò quan trọng và quyết định để đổi mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Theo chiến lược này, các sản phẩm và ứng dụng công nghệ cao dự sẽ chiếm 45% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam vào năm 2020.
Video đang HOT
Năm 2018, Việt Nam đưa ra “Kế hoạch hành động quốc gia về việc thực hiện Chương trình 2030 vì sự phát triển bền vững”, nhắc lại rằng khoa học và công nghệ là nền tảng, động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh một chiến lược tốt về khoa học và công nghệ và mong muốn tận dụng cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Về nguồn nhân lực, mặc dù Việt Nam có một số lượng lớn các nhà khoa học và kỹ sư, song chất lượng vẫn là một vấn đề. Việt Nam đang tụt hậu so với các nước ASEAN khác trong Bảng xếp hạng các tổ chức nghiên cứu và trường đại học. Các nhà khoa học và kỹ sư Việt Nam có xu hướng nổi trội trong các lĩnh vực toán học và khoa học máy tính, nơi đòi hỏi ít vốn để thành lập phòng thí nghiệm.
Các tổ chức nghiên cứu có xu hướng tiến hành nghiên cứu độc lập với rất ít hoặc không có sự hợp tác với các tổ chức trong nước khác. Các giáo sư đại học không có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp.
Về mặt quản lý, Việt Nam không có một chính sách hay ưu tiên rõ ràng nào để định hướng cho khoa học và công nghệ. Ví dụ, sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học máy tính không đủ để đáp ứng nhu cầu trong các lĩnh vực công nghệ cao như Phân tích dữ liệu, Vạn vật kết nối hoặc AI, trong khi Việt Nam có nhiều kỹ sư, nhà khoa học trong các lĩnh vực khác.
Sự mất cân đối trong cung-cầu có thể thúc đẩy sinh viên trẻ học bất cứ thứ gì khác ngoài lĩnh vực kỹ thuật. Việc chuyển giao công nghệ giữa các nhà nghiên cứu và nhà đầu tư là yếu và các cơ chế để thúc đẩy mối liên kết là rất cần thiết.
Việt Nam cần thiết lập một tầm nhìn rõ ràng cho Công nghiệp 4.0 và xây dựng chiến lược để thực hiện và hiện thực hóa tầm nhìn đó. Minh bạch là điều phải làm. Khi Việt Nam nhận ra tầm quan trọng của Công nghiệp 4.0, nước này phải hồi sinh giáo dục và đào tạo kết hợp với phát triển kinh doanh.
Ngoài ra, Việt Nam phải cung cấp đủ nguồn lực và tài chính để đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu và tạo môi trường khuyến khích sự đổi mới. Điều này có nghĩa là tăng mức độ linh hoạt trong nghiên cứu, tự chủ và minh bạch trong phát triển nghề nghiệp.
Hơn nữa, Việt Nam cần tận dụng các học viện quốc tế và các tổ chức đa phương để chuyển giao kiến thức tiên tiến cho các tổ chức nghiên trong nước. Việt Nam nên tiếp cận để nhận được hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế đa phương như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Liên hợp quốc (UN), Liên minh châu Âu (EU) cũng như các tập đoàn đa quốc gia./.
Theo bnews
CEO Nokia nhìn thấy lợi ích trong vụ việc Mỹ 'cấm cửa' Huawei
Sự thất bại của Huawei sẽ là cơ hội của rất nhiều hãng khác, trong đó có Nokia!
CEO của Nokia là ông Rajeev Suri đã có một bài phát biểu vào thứ 3, nói rằng hãng này sẽ hưởng lợi từ việc Mỹ cấm vận với công ty công nghệ Trung Quốc Huawei, cụ thể hơn là ở cuộc đua về mạng 5G.
Rajeev Suri - CEO của Nokia tại MWC 2019
Khi được hỏi về các vấn đề mà Huawei đang gặp phải, ông nói: "Có lẽ Nokia sẽ có những cơ hội về lâu dài, nhưng hiện tại còn quá sớm để khẳng định chắc chắn."
Các nhà phân tích cho rằng Nokia cùng với hãng Ericsson của Thụy Điển sẽ hưởng lợi lớn từ việc Mỹ cấm vận Huawei, khi 2 hãng này cũng đang muốn phát triển công nghệ 5G. Nokia hiện nay vẫn đang tụt lại phía sau trong cuộc đua này, nên trong tương lai họ sẽ phải hoàn thiện công nghệ nhanh hơn nữa nếu muốn bắt kịp.
"Nokia đã lỡ hẹn với công nghệ 5G một vài tuần tới một vài tháng. Nhưng ngược lại, chúng tôi đã giành được tới 37 thỏa thuận 5G, trong đó có 20 hợp đồng với các nhà mạng lớn như T-Mobile, AT&T, STC và Telia, và nửa trong số đó có các yếu tố danh mục đầu tư rộng mà các đối thủ của chúng tôi không để sánh được."
Ông cũng đảm bảo các nhà đầu tư rằng hãng đã đạt chỉ tiêu tài chính trong năm nay. Nokia cũng đã nhắc lại chỉ tiêu này vào tháng 4 năm nay, nói rằng cổ phiếu của hãng sẽ tăng 25 - 29 cents (Euro) và lợi nhuận hoạt động tăng từ 9 - 12%.
Theo GenK
Lời khuyên đắt giá từ tỷ phú Jack Ma để học cách đối mặt với lời từ chối: Hãy coi đó là cơ hội giúp bạn phát triển! Khi nói đến việc xây dựng một doanh nghiệp từ con số 0, mọi doanh nhân nhất định phải đối mặt với những lời từ chối bằng cách này hay cách khác trên con đường phát triển. Và nếu họ muốn tiếp tục tiến về phía trước, các doanh nhân sẽ phải làm quen với việc nhận được những phản hồi tiêu cực....