“Cách mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến bất động sản Việt Nam”
Những nội dung đáng chú ý tại hội thảo “Phát triển bất động sản Việt Nam: Tầm nhìn và Triển vọng”, do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức tại Tp.HCM sáng 11/8…
“Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ đã và đang tác động mạnh mẽ đến hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, thị trường và cuộc sống hàng ngày của con người. Trên nền tảng số hóa và trí tuệ nhân tạo, đô thị thông minh (smartcity) cũng đang trở thành một xu hướng mới”.
Ông Vũ Đình Hoè, Phó tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam nhấn mạnh như trên trong phát biểu khai mạc hội thảo “Phát triển bất động sản Việt Nam: Tầm nhìn và Triển vọng”, do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức tại Tp.HCM sáng 11/8.
Hội thảo có sự tham dự của đại diện các cơ quan quản lý, các tổ chức, các chuyên gia trong nước và quốc tế, các cơ quan thông tấn báo chí và hơn 300 đại biểu đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
VnEconomy xin tường thuật những nội dung đáng chú ý tại sự kiện này.
Ông Vũ Đình Hoè (Phó tổng biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam):
Thị trường bất động sản là một trong những thị trường có giá trị tạo động lực, kéo theo và gia tăng sự đóng góp của các thị trường khác vào nền kinh tế, có quan hệ trực tiếp với các thị trường tài chính – tiền tệ, thị trường xây dựng, vật liệu xây dựng, thị trường lao động và nhiều năm trở lại đây đã thể hiện rất rõ trong thị trường du lịch.
Có thể nói, xoay quanh bất động sản là một hệ sinh thái kinh tế liên quan và cộng hưởng lẫn nhau.
Video đang HOT
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng, tích cực thực thi các hiệp định thương mại thế hệ mới song phương và đa phương, trong bối cảnh đó đã thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng “toàn cầu hóa bất động sản”, mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư trong nước ra mua nhà nước ngoài và người nước ngoài vào mua nhà và đầu tư tại Việt Nam.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, tỷ trọng nguồn vốn rót vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản hiện đứng thứ hai, chiếm hơn 27% tổng dư lượng FDI đầu tư vào Việt Nam. Nhiều chuyên gia nhận định, việc bất động sản Việt Nam hút được đầu tư nước ngoài được kỳ vọng sẽ giúp chuẩn hóa thị trường bất động sản Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang chứng kiến sự đô thị hóa mạnh mẽ tại các đô thị lớn, đặc biệt ở hai thành phố lớn nhất, sôi động nhất là Hà Nội và Tp.HCM và các khu kinh tế trọng điểm. Dự báo đến năm 2020, dân số thành thị sẽ lên đến 46 triệu, tương đương khoảng 45% dân số cả nước.
Tỷ lệ đô thị hóa dự kiến tăng lên 46% vào năm 2025. Ước tính trong vòng 10 năm tới, tổng nhu cầu nhà mới có thể lên đến 5,1 triệu căn trong phân khúc nhà giá thấp và trung bình. Tốc độ đô thị hóa không chỉ khiến nhu cầu về nhà ở tăng mà còn kích cầu bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng. Điều này đã đặt ra những nhiệm vụ và giải pháp cấp thiết để có thể cấu trúc phù hợp và hiệu quả trước áp lực mật độ dân cư tại các khu đô thị.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ đã và đang tác động mạnh mẽ đến hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, thị trường và cuộc sống hàng ngày của con người. Trên nền tảng số hóa và trí tuệ nhân tạo, đô thị thông minh (smartcity) đang trở thành một xu hướng mới thể hiện những đột phá về giải pháp.
Tại Việt Nam, Chính phủ và các địa phương cũng đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cũng như cân nhắc phù hợp với điều kiện thực tế, xây dựng đề án smartcity.
Nhiều tỉnh, thành phố đã công bố nghiên cứu và phê duyệt đề án này, và mới đây nhất Thủ tướng cũng đã phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2030. Đây là những định hướng quan trọng, có tác động cơ bản và mạnh mẽ đến xu hướng phát triển của thị trường bất động sản.
Đón bắt xu hướng smartcity, các chủ đầu tư bất động sản đã nhanh chóng phát triển các dự án bất động sản gắn với tính năng “smart” và phân khúc này, sản phẩm này đang tạo thêm cho bức tranh thị trường bất động sản Việt Nam có những mảng màu ấn tượng.
Tuy nhiên, bất động sản thông minh đang là một sản phẩm rất mới trên thị trường, khởi đầu đã tạo được sự thu hút và quan tâm của các nhà đầu tư, song, có trở thành một sản phẩm có sức hút cao và bền vững như kỳ vọng hay không, câu trả lời còn ở phía trước.
(Tiếp tục cập nhật)
Theo PV
Vneconomy
Mỗi năm có trên 1 tỉ USD kiều hối đổ vào bất động sản TP HCM
Nguồn vốn lớn từ Trung Quốc sẽ ảnh hưởng lớn tới xu hướng phát triển của bất động sản Việt Nam.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo "Phát triển bất động sản Việt Nam: Tầm nhìn và triển vọng" do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng 11-8 tại TP HCM.
Hội thảo dẫn thông tin thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy tỉ trọng nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) rót vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản hiện đứng thứ hai, chiếm hơn 27% vốn FDI đầu tư vào Việt Nam.
Nhiều chuyên gia nhận định việc bất động sản hút được đầu tư nước ngoài kỳ vọng sẽ giúp chuẩn hóa thị trường bất động sản Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP HCM, nhu cầu vốn cho bất động sản là rất lớn. Việc tham gia của vốn FDI, vốn kiều hối đóng góp tích cực vào nguồn vốn, giảm áp lực cho ngân hàng.
"Kiều hối bình quân trong 3 năm trở lại đây khoảng 5 tỉ USD, trong đó, đổ vào bất động sản trên 21%, tức trên 1 tỉ USD mỗi năm. Đây là sự hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp, chủ đầu tư, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế TP HCM nói riêng và cả nước nói chung" - ông Minh dẫn chứng.
Vốn FDI đổ vào kinh doanh bất động sản hiện đứng thứ hai, chiếm hơn 27% vốn FDI đầu tư vào Việt Nam.
Để hạn chế rủi ro trong lĩnh vực bất động sản, ông Minh cho hay cơ quan quản lý đã có chính sách chỉ cấp phép cho những nhà đầu tư có năng lực tài chính, năng lực triển khai dự án. Ngoài ra, Luật Đất đai còn yêu cầu nhà đầu tư khi bán dự án hình thành trong tương lai phải có ngân hàng bảo lãnh cho người mua nhà.
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Vũ Tiến Lộc bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp FDI bắt tay với doanh nghiệp trong nước trên lĩnh bất động sản. "Nếu doanh nghiệp FDI có lợi thế về vốn và công nghệ thì doanh nghiệp trong nước có sự am hiểu về thị trường, văn hoá. Do vậy, sự bắt tay, cộng sinh giữa 2 khối doanh nghiệp rất cần thiết" - Chủ tịch VCCI lý giải.
Ông Lộc cũng nêu thêm trên thế giới, bất động sản chiếm tới 60% tổng tài sản kinh tế toàn cầu và là nguồn lực lớn của nền kinh tế. Trong các dòng vốn đầu tư hiện nay trên thị trường bất động sản toàn cầu, có nguồn rất đáng lưu ý từ Trung Quốc. Nguồn vốn dồi dào này sẽ ảnh hưởng lớn tới xu hướng phát triển của bất động sản Việt Nam.
Ông Phan Trường Sơn, Trưởng phòng Quản lý Bất động sản - Sở Xây dựng TP HCM, nhận định thị trường bất động sản chịu ảnh hưởng của nhiều ngành nghề, trong đó có đầu tư nước ngoài. Theo ông Sơn, trong 5 năm trở lại đây, nguồn vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu vào bất động sản theo hình thức gián tiếp. Nguyên nhân là do đặc thù sở hữu đất đai tại Việt Nam.
Theo Th.Dương
Người Lao động
Bất động sản khởi sắc nhưng vẫn còn nỗi lo Nhiều chuyên gia đánh giá thị trường bất động sản cuối năm 2018 sẽ còn nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất vẫn là những nỗi lo "mang tính truyền thống" của người mua bất động sản. Thị trường trường bất động sản Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường hấp dẫn nhất tại châu Á. Cũng...