Cách ly xã hội: Ở nhà vẫn vui
Khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, thực hiện cách ly xã hội thì hầu như nhà ai ở nhà nấy. Để việc ở nhà không nhàm chán, nhiều bạn trẻ và gia đình trẻ đã sáng tạo những cách thức để ở nhà vẫn vui.
Cả gia đình chị Mai Trâm cùng vui vẻ tập thể dục mỗi ngày – Ảnh: NVCC
Những ngày này, không khó để nhận ra được thế giới mạng đang rất sinh động, nhưng sự sinh động ấy khác hẳn với ngày thường. Đó là nhiều món ăn mới các bạn trẻ sáng tạo ra, những thử thách cùng nhau rèn luyện sức khỏe, cùng nhau học một kỹ năng mới… Bạn trẻ mang những thành quả ngoài đời thực mà mình và gia đình làm được để cùng khoe, cùng lan tỏa trên mạng xã hội để những ngày cách ly xã hội ở nhà vẫn vui..
Phố cổ Hà Nội buồn tênh, đàn ông đi chợ giúp vợ rồi về nhà tránh dịch
Cả nhà cùng thách nhau khỏe
Câu chuyện của gia đình chị Trần Xuân Mai Trâm (công tác tại Phòng Văn hóa nghệ thuật, Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM) là một minh chứng của việc ở nhà vẫn vui. Chị Mai Trâm thường xuyên chia sẻ những đoạn video ghi lại cảnh cả gia đình cùng nhau tập thể dục rất vui nhộn. Đó cũng là cách để chị Trâm tạo không khí vui vẻ cho gia đình, đồng thời cũng để khuyến khích và giới thiệu cho mọi người những cách thức cùng nhau tập thể dục, tăng cường sức khỏe vượt qua dịch bệnh.
Vì ở nhà con nít rất mau chán, nên phải tạo không khí hài hước cho con vui thì tụi nhỏ mới tập. Nên mình thiết kế lồng ghép những bài tập thật sinh động và trong cách trò chuyện qua lại, mình cũng phải tạo những tình huống hài hước
Trần Xuân Mai Trâm
“Ở nhà 24/24 nên mỗi ngày ngoài thời gian học bài thì vợ chồng mình phải bày đủ trò cho tụi nhỏ, chứ không là tụi nó sẽ ôm điện thoại chơi game. Với chút kinh nghiệm về dạy thể dục, nên ngày nào mình cũng bằng nhiều cách để dụ dỗ con tập thể dục. Tập nhiều nên giờ con cũng thành thói quen vừa để rèn luyện sức khỏe, vừa để con bớt nhàm chán”, chị Mai Trâm chia sẻ.
Theo đó, mỗi ngày cả gia đình chị Trâm đều tập cùng nhau, với nhiều bài tập khác nhau như nhảy dây, hít đất, plank, cardio (bài tập cường độ cao, tác dụng đốt mỡ và tăng sức bền)…
“Mỗi ngày cả nhà sẽ cùng nhau tập vào buổi chiều, mỗi lần khoảng 20 phút. Ngoài những bài tập chung thì mình hay ra bài và chỉ tiêu cho mỗi thành viên tập, như mỗi người phải hoàn thành 500 cái nhảy dây để thi và thử thách với nhau”, chị Trâm kể.
Cũng theo chị Trâm, để tạo và duy trì được thói quen này cho con nhỏ là điều hoàn toàn không dễ: “Vì ở nhà con nít rất mau chán, nên phải tạo không khí hài hước cho con vui thì tụi nhỏ mới tập. Nên mình thiết kế lồng ghép những bài tập thật sinh động và trong cách trò chuyện qua lại, mình cũng phải tạo những tình huống hài hước. Hoặc là chơi chiêu dụ dỗ, như con lên sân thượng tập xong sẽ cho con xịt nước rửa sân (nói chung đánh vào những việc con thích) hoặc thậm chí là khích để 2 đứa con thách đấu với nhau…”.
Bé Nhật Minh (con chị Trâm), phấn khích chia sẻ: “Con thấy rất vui khi được ba mẹ tập chung. Ở nhà tập với ba mẹ đổ rất nhiều mồ hôi hơn ở trường vì mẹ bày ra rất nhiều trò thay đổi liên tục. Hy vọng sau 15 ngày cách ly xã hội, con sẽ giảm được 2 kg, đạt được giải thưởng ba mẹ treo là 1 chuyến đi săn bắt hái lượm ở Vũng Tàu sau khi hết dịch”.
Sáng 5.4, Việt Nam không ghi nhận ca bệnh Covid-19 mới
Muôn kiểu bày trò
Chỉ có một đứa con nên chị Hoàng Kiều Oanh (ngụ tại chung cư Bắc Rạch Chiếc, Q.9, TP.HCM) phải bày đủ trò cho con có niềm vui trong những ngày này, do con không có anh chị em để chơi cùng.
6 điều nên làm
Theo thạc sĩ giáo dục, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo, giảng viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, để nhanh chóng cân bằng và có được niềm vui khi ở nhà, bạn trẻ nên thiết lập một số điều như sau:
1. Xây dựng một kế hoạch và thời gian biểu phù hợp khi sinh hoạt ở nhà, rảnh rỗi nhưng không nhàm chán. Lên danh sách những công việc hoặc đam mê cá nhân mà thường ngày chưa có đủ thời gian để làm, ví dụ như học đàn, thêu tranh, viết lách, vẽ…
2. Vạch ra những kỹ năng thường thức cần hoàn thiện như nấu ăn, trồng cây, trang trí nhà cửa…
3. Chọn một môn thể thao phù hợp yêu thích tại nhà, như yoga, nhảy, gym, cầu lông… có thể học qua online để đảm bảo sức khỏe.
4. Đưa ra mục tiêu và lên kế hoạch với người thân hoặc người chung sống để thực hiện vài thử thách lành mạnh vui vẻ, ví dụ như giảm cân, học ngoại ngữ…
5. Thiết lập phương thức kết nối với mọi người, con người cần được liên tục giao tiếp, nếu không giao tiếp trực tiếp để đảm bảo an toàn thì chúng ta lựa chọn các kênh giao tiếp gián tiếp online, điện thoại định kỳ theo từng khung giờ để tạo thói quen.
6. Đặt mục tiêu nâng cao sức khỏe và chăm sóc bản thân, chăm sóc sắc đẹp. Cuối cùng, sắp xếp tất cả những việc trên thành một thời gian biểu, bạn đã có một ngày bận rộn, hữu ích và có nhiều niềm vui.
“Mình thường chú trọng đến những chuyện như dạy con việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa. Nhưng để con làm thì mình cũng phải cùng làm và tạo nên trò chơi mang tên làm việc nhà. Như lau nhà thì chia phòng khách ra làm hai, con lau một bên, mẹ lau một bên, xong bố sẽ là người thẩm định bên nào sạch hơn và trao danh hiệu bé ngoan nhất nhà ngày hôm đó cho con. Tụi nhỏ thì khoái mấy trò được khen thưởng hay thi thố này lắm, nên nhìn chung ngày nào con cũng hào hứng”, chị Oanh kể.
Chị Oanh còn tổ chức cuộc thi trồng cây, mặc dù không có nhiều không gian, nhưng chị cũng thiết kế vài cái chậu nhỏ để cả gia đình cùng chơi. Mỗi thành viên sẽ phụ trách một cây, nếu sau 1 tuần, cây của ai lớn nhanh hơn sẽ có một phần quà.
Niềm vui bên nhau của gia đình chị Mai Trâm – NVCC
Với các bạn trẻ còn độc thân, để cuộc sống ở nhà một mình không buồn chán, nhiều bạn đã bắt trend (xu hướng) rất nhanh để cùng thực hiện những thử thách lành mạnh như thách nhau ai plank lâu hơn, và thử thách này được rất nhiều bạn trẻ hưởng ứng trên cộng đồng mạng.
“Mình đã thực hiện thử thách đến ngày thứ 4 và hiện tại mình đã plank được 2 phút 20 giây rồi, so với ngày đầu chỉ chưa đến 30 giây là gục ngay xuống sàn. Nói chung mình rất kiên trì với thử thách này, tất cả vì chiến dịch giảm mỡ bụng trong 2 tuần cách ly xã hội. Mỗi lần thực hiện xong mình đăng clip lên mạng xã hội, và được nhiều bạn bè cùng phản hồi thành quả của họ nên có cái để so sánh và có động lực hơn. Không những thế, mình còn đang thực hiện thử thách làm cà phê bọt biển đang “hót hòn họt” nữa đó, đã làm 2 lần rồi vẫn chưa lên bọt, nhưng bày ra làm cũng vui lắm”, Nguyễn Trần Mỹ Ngọc, sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, chia sẻ bí kíp để ở nhà vẫn vui.
Nữ Vương
Người trẻ thử thách thể thao tại nhà trong mùa dịch Covid-19
Chống đẩy, nhảy dây... là những thử thách thể thao tại nhà được nhiều người trẻ hưởng ứng để nâng cao sức khỏe trong mùa dịch Covid -19.
Nguyễn Lê Bảo Quang thực hiện động tác chống đẩy tại nhà - NVCC
Lượng s ứ c mà t ậ p
Nhiều ngày nay, vào mỗi buổi sáng là Nguyễn Lê Bảo Quang, 22 tuổi, SV Trường ĐH Hoa Sen, lại đăng trạng thái trên Facebook thử thách bản thân với trò chống đẩy. Cứ bao nhiêu bạn thả "ha ha" vào dòng trạng thái ấy là Bảo Quang quay clip chống đẩy bấy nhiều cái.
Bảo Quang cho biết thật ra trào lưu này mình vô tình lướt trên Facebook thấy và hưởng ứng theo. Thử thách khá đơn giản, bạn chỉ việc share (chia sẻ) 1 tấm hình với nội dung "1 haha = 1 chống đẩy", rồi sau 24 giờ bạn đợi xem có bao nhiêu người thả "ha ha" vào dòng trạng thái ấy thì bạn quay clip hoặc livestream trên mạng xã hội chống đẩy bấy nhiêu cái. Quang thấy dần dần ngày càng nhiều bạn bè của mình làm theo, kể cả những người không hay chơi thể thao. Có lẽ do ngày càng nhiều người nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 này.
"Thay vì nằm ù lì ở nhà luyện phim, ngủ cả ngày, khiến cơ thể suy yếu thì chúng ta có thể cố gắng làm cho khoảng thời gian ở nhà của mình có ý nghĩa hơn. Bản thân mình hưởng ứng rất tích cực, ngày cũng chống đẩy gần 100 cái...", Bảo Quang chia sẻ.
Bảo Quang bị "phạt" 56 cái chống đẩy trong một lần chơi thử thách thể thao online tại nhà trên Facebook - Ảnh: Chụp màn hình
Chọn thử thách là nhảy dây và được 305 cái "ha ha" từ bạn bè trên mạng xã hội, đồng nghĩa với việc anh Nguyễn Huỳnh Huy Hoàng, 28 tuổi, ngụ tại hẻm 132 Cây Sung, P.14, Q.8, TP.HCM, livestream nhảy dây 305 lần. Anh Hoàng cho biết đây là lần đầu tiên anh tham gia thử thách thể thao này, thật sự rất vui và tạo được động lực tập thể dục. Mình thấy nhiều bạn còn có các thử thách khác nữa như: gập bụng, kéo xà đơn...
"Đây là trào lưu kêu gọi mọi người tập thể dục tại nhà trong mùa dịch Covid-19. Và cũng là lần đầu mình thử thách nên thấy rất thú vị. Cố gắng nhắm chừng sức và tập trong khả năng của mình và điều quan trọng nhất ở đây là tinh thần tập thể dục. Nếu bạn nhảy dây không nổi thì bạn có thể đổi động tác khác nhẹ nhàng hơn", Huy Hoàng chia sẻ.
Kế t n ố i v ớ i m ọ i ng ườ i
Anh Nguyễn Minh Đạt, 27 tuổi, làm PT (huấn luyện viên tập thể hình) tự do tại TP.HCM cho biết đã làm thử thách đều đặn hơn một tuần qua. Lần đầu anh nhận được 75 cái "ha ha" trên dòng trạng thái Facebook thử thách về tập squat (động tác xoạc chân) nhưng anh "khuyến mãi" thêm cục tạ 40 kg trên vai nữa.
"Do dịch Covid-19, tất cả các phòng tập thể dục phải đóng cửa, nên ở nhà có cái nào thì sử dụng cái đó. Mình cảm thấy thú vị với trò thử thách này, giúp kết nối với mọi người mà còn khỏe hơn nữa. Hãy cố gắng hết mình, có thể bạn không hoàn thành thử thách từ các bạn trên mạng xã hội đưa ra nhưng cố thử vượt qua giới hạn bản thân. Thử lập lại lần 2, 3, 4 rồi lần 5 thì bạn sẽ bất ngờ khi sức khỏe và sự chịu đựng của bạn tiến bộ hơn. Đừng sợ thử thách mà hãy coi nó là cơ hội để rèn luyện thể thao", anh Minh Đạt cho hay.
Trong khi đó, anh Hồ Trần Thanh An, 36 tuổi, trú hẻm 154 Âu Dương Lân, Q.8, TP.HCM, cho biết bản thân chọn gập bụng để thách thức bản thân vì mình thường phải ngồi nhiều để làm việc, nên tập bụng cho nó săn chắc, tránh bị mỡ.
"Trò chơi này mang tính tích cực nên mình tham gia liền. Đối với mình thể thao là một việc rất tốt giúp mình nâng cao thể chất, khỏe mạnh, nhất là trong mùa dịch Covid-19. Cũng nhờ hưởng ứng việc thách thức nhau tập thể dục mà mới có mấy ngày thôi, Facebook của mình có cả trăm lượt tương tác, mình quen được nhiều bạn mới hơn", Thanh An chia sẻ.
Tấn Đạt
Bên cạnh người thân, đây là "kẻ" có thể vỗ về nỗi cô đơn của dân công sở khi làm việc tại nhà Làm việc ở nhà, dân công sở có cơ hội được sản xuất hàng chục tấm hình "sống ảo" từ nhiều góc độ để "giao lưu" từ xa với đồng nghiệp . Trong đó, ngoài máy tính thì "thứ" này xuất hiện với tần suất dày đặc hơn cả! Mùa dịch, bên cạnh một cơ số những dân công sở mất việc, đa...