Cách ly xã hội: Người Hà Nội đi mua thêm thực phẩm, siêu thị cam kết đủ hàng
Sau chỉ thị về việc cách ly toàn xã hội 15 ngày kể từ ngày mai 1.4 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều người Hà Nội đổ xô đến siêu thị mua thêm thực phẩm, rau củ quả. Siêu thị cam kết đủ hàng nên khuyến cáo mọi người ‘bình tĩnh’.
Người dân chen lấn mua đồ siêu thị dự trữ sau lệnh cách ly toàn xã hội 15 ngày .Ảnh Giang Ngọc
Thủ tướng vừa ban hành Chỉ thị 16 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19, trong đó yêu cầu cách ly toàn xã hội trong 15 ngày từ 0 giờ ngày 1.4 theo nguyên tắc “gia đình cách ly với gia đình, thôn cách ly thôn, xã cách ly xã”.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định, Chỉ thị 16 với nội dung cách ly toàn xã hội là biện pháp cao hơn, để chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp, nhưng đây không phải là yêu cầu phong toả đất nước như một số quốc gia đã và đang làm.
Sau khi có thông tin này nhiều người dân đã đi siêu thị để mua thêm đồ dự trữ. Mặt hàng mua nhiều nhất tại siêu thị Big C (Hà Nội) của người dân lúc 14 giờ 30 ngày 31.3 là bánh mì, trứng, thịt, đồ đông lạnh, rau củ quả, mì gói.
Tại siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội), một lượng lớn khách hàng đi mua đồ dự trữ.
Chị Thanh Nguyên, một khách hàng ở quận Cầu Giấy cho biết, đi mua đồ bây giờ thì vẫn còn sớm chứ để đến tối thì sợ quá tải hoặc hết hàng siêu thị chưa kịp nhập về. Hơn nữa, đi mua sớm thì yên tâm hơn. Nhà chị Nguyên chỉ mua thêm đồ đủ dùng cho 1 tuần vì trước đó, chị đã mua một ít.
Nhiều người mua bánh mì dự trữ
Có người mua cả xe bánh mì
Đại diện siêu thị Big C Thăng Long cho biết vẫn cam kết phục vụ đủ hàng cho người dân, người dân không cần tích trữ quá nhiều, các mặt hàng đều được giữ nguyên giá, cam kết không tăng.
Hầu hết khách hàng đến siêu thị đều đeo khẩu trang. Tuy nhiên, với một số lượng đông khách hàng thì khoảng cách quá gần giữa mọi người đều không đảm bảo 2 mét. Nhiều người cẩn thận đã đeo hẳn 2 lớp, khẩu trang bên trong, tấm chắn trong suốt bên ngoài.
Nhiều người che chắn cẩn thận lúc đi siêu thị mua đồ
Mỗi mặt hàng, người mua chọn một ít đủ dùng chứ không gom hàng dự trữ
Rau củ quả được ưu tiên lựa chọn
Nhiều kệ hàng đã bị mua sạch nhưng phía siêu thị cho biết vẫn đủ hàng cung ứng cho người dân
Thực phẩm đông lạnh cũng được ưa chuộng vì tiện bảo quản
Nhân viên siêu thị tiếp tục đưa đến nhiều mì gói để bổ sung lên kệ hàng
Chủ nhiệm Bộ trưởng Văn Phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng:
“Các cửa hàng bán đồ thiết yếu vẫn hoạt động. Các nhà máy vẫn sản xuất nhưng phải có phương án bảo vệ công nhân, người lao động. Xe cá nhân vẫn đi từ Hà Nội về các tỉnh lân cận nhưng phải thật cần thiết, nếu không, người dân không nên rời khỏi nhà, nơi đang cư trú. Những nhu cầu đi lại này Chỉ thị không cấm, nhưng nên hết sức hạn chế”.
Về danh mục các nhà máy, cửa hàng thiết yếu mở cửa, theo ông Dũng, sẽ do chủ tịch UBND tỉnh, thành phố lênh danh mục, nhưng tinh thần là bán hàng thiết yếu như xăng dầu, gạo, thực phẩm sẽ mở cửa liên tục.
Thủ tướng chỉ thị như vậy là muốn làm gắt để giảm tiếp xúc cộng đồng, tụ tập. Như vậy mới giảm được nguy cơ lây lan trong cộng đồng, nếu không sẽ mất thời cơ vàng. Cách ly là biện pháp quan trọng để chống lây chéo, lây lan trong cộng đồng”.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: 'Cách ly xã hội chưa phải là phong tỏa đất nước'
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định, Chỉ thị 16 với nội dung cách ly toàn xã hội là biện pháp cao hơn, để chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp, nhưng đây không phải là yêu cầu phong toả.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng Ảnh Chí Hiếu
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định Chỉ thị 16 với nội dung cách ly toàn xã hội là biện pháp cao hơn, để chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp, nhưng đây không phải là phong toả đất nước như một số quốc gia đã và đang làm.
Cách ly toàn xã hội 15 ngày kể từ 0 giờ 1.4
Lý giải trên được Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đưa ra chiều nay 31.3, khi trao đổi với Thanh Niên về Chỉ thị 16 của Thủ tướng vừa ban hành về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
"Không có chuyện phong toả", ông Dũng nhấn mạnh, đồng thời nói thêm: "Chỉ thị nhằm tiếp tục đưa ra các giải pháp mạnh để hạn chế tiếp xúc đông người, ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh, nhưng chưa phải là lệnh cấm người dân ra đường".
"Các cửa hàng bán đồ thiết yếu vẫn hoạt động. Các nhà máy vẫn sản xuất nhưng phải có phương án bảo vệ công nhân, người lao động. Xe cá nhân vẫn đi từ Hà Nội về các tỉnh lân cận nhưng phải thật cần thiết, nếu không, người dân không nên rời khỏi nhà, nơi đang cư trú. Những nhu cầu đi lại này Chỉ thị không cấm, nhưng nên hết sức hạn chế", ông Dũng nói thêm.
Về danh mục các nhà máy, cửa hàng thiết yếu mở cửa, theo ông Dũng, sẽ do chủ tịch UBND tỉnh, thành phố lênh danh mục, nhưng tinh thần là bán hàng thiết yếu như xăng dầu, gạo, thực phẩm sẽ mở cửa liên tục.
"Thủ tướng chỉ thị như vậy là muốn làm gắt để giảm tiếp xúc cộng đồng, tụ tập. Như vậy mới giảm được nguy cơ lây lan trong cộng đồng, nếu không sẽ mất thời cơ vàng. Cách ly là biện pháp quan trọng để chống lây chéo, lây lan trong cộng đồng", ông Dũng cho biết thêm.
Như Thanh Niên trước đó đưa tin, Chỉ thị 16 của Thủ tướng ký ban hành sáng nay về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1.4.2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc "gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh".
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu toàn thể nhân dân tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng chống dịch, tích cực tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với các hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng; người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.
Chuẩn bị kịch bản nhu cầu lương thực tăng cao khi dịch bùng phát Bộ Nông nghiệp đề nghị các địa phương tiếp tục giữ đà tăng trưởng sản xuất, đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm trong thời điểm dịch bệnh và sau đó. Chiều 12/3, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến "Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19". Hội nghị tổ chức trong bối cảnh dịch...