Cách ly xã hội: Làm sao để giảm căng thẳng cho trẻ khi phải ở nhà?
Chơi tự do hỗ trợ sức khỏe cảm xúc trẻ em, giảm bớt áp lực cho cha mẹ, cải thiện sức khỏe tinh thần của cả gia đình trong những ngày cách ly xã hội, đối phó với virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19.
Mọi đứa trẻ đều cần có thời gian vui chơi – Ảnh minh họa: Shutterstock
Helen Dodd, Giáo sư Tâm lý học Trẻ em, Đại học Reading và Tim Gill, chuyên gia nghiên cứu tại Trường Khoa học Tâm lý và Ngôn ngữ lâm sàng, Đại học Reading (Anh) đã có bài viết trên The Conversation, bàn về cách giảm thiểu căng thẳng cho gia đình có con nhỏ khi trường học đóng cửa, cha mẹ làm việc tại nhà, con cái học tại gia.
Virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây đại dịch Covid-19 khiến chúng ta phải đối mặt với sự không chắc chắn/bất định. Nghiên cứu chỉ ra, sự không chắc chắn làm tăng lo lắng ở cả trẻ em và người lớn. Hai chuyên gia này khẳng định, bằng chứng cho thấy vào thời điểm không chắc chắn này, việc ủng hộ trẻ em chơi đùa là quan trọng, vì sức khỏe tinh thần của chính các em và vì sự an lành của cả gia đình, theo The Conversation.
Nhiều nơi bối rối trong ngày đầu cách ly xã hội
Trong trường hợp bình thường, giáo dục tại gia là một lựa chọn có ý thức, lâu dài được thực hiện bởi các bậc cha mẹ chọn chịu trách nhiệm về việc giáo dục con cái của họ. Nếu trẻ ở nhà vì trường học của chúng đóng cửa do đại dịch thì không phải là giáo dục tại nhà.
Phụ huynh giáo dục tại gia không thường làm việc tại nhà, hiếm khi dành cả ngày ở nhà trong quá trình dạy con cái. Tình hình hiện tại lại hoàn toàn khác. Việc cố gắng cho con học tại nhà gây áp lực lên cha mẹ khi ta đang ở thời điểm lo âu cao. Điều này không hữu ích cho họ hay con cái của họ.
Các chuyên gia khuyên, thay vì stress như thế, hãy cho trẻ chơi tự do ( Free play: một hình thức chơi không bị kiểm soát hoặc chỉ đạo bởi trưởng nhóm, giáo viên hoặc nhà trị liệu trò chơi), dù cách ly xã hội khiến nhiều trò chơi trẻ em bị hạn chế. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ em tuổi tiểu học. Trong thời gian chơi tự do, trẻ quyết định những gì chúng muốn làm, cách chúng muốn làm và khi nào chúng muốn bắt đầu và dừng lại, theo The Conversation.
Vai trò của người lớn là cung cấp không gian về thể chất, tâm lý và các tài nguyên hỗ trợ cho trẻ chơi. Họ chỉ nên tham gia hoặc can thiệp vào trò chơi nếu trẻ yêu cầu họ làm vậy. Chơi tự do cho phép trẻ làm theo sở thích của mình, mang lại cảm giác kiểm soát và độc lập – điều đặc biệt quan trọng tại thời điểm này. Hoàn toàn ổn khi để trẻ tiếp tục với mọi thứ nếu chúng an toàn và thấy vui vẻ.
Ví dụ về các hoạt động chơi tự do: dựng lều, bột nặn, thay trang phục hoặc chơi lộn xộn (messy play). Cha mẹ có thể giúp bằng cách giữ lại các hộp, chai, giấy báo… để trẻ thực hiện những gì chúng muốn. Hãy sẵn sàng để cho trẻ chán. Sự nhàm chán kích thích sự sáng tạo.
Chơi tự do hỗ trợ sức khỏe cảm xúc của trẻ, giảm bớt áp lực cho phụ huynh khi buộc phải trở thành giáo viên thay thế, cải thiện sức khỏe tinh thần của cả gia đình. Tất cả trẻ em cần thời gian và không gian để chơi tự do mỗi ngày và bây giờ, điều đó cần hơn bao giờ hết, theo The Conversation.
Tạ Ban
Ngăn chặn tâm lý tiêu cực trong thời gian cách ly
Cách ly xã hội, hạn chế giao tiếp trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp là việc nhất định phải làm để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
Người Ý giúp nhau vượt qua khủng hoảng bằng cách ra ban công chơi nhạc mỗi tối - Reuters
Tuy nhiên, không ít người trong chúng ta bị ảnh hưởng về sức khỏe tâm thần bởi những cảm xúc tiêu cực, cảm giác đơn độc, mất kết nối...
Trường học đóng cửa. Trẻ con không được đến trường. Mọi người thức dậy buổi sáng, thay vì thay áo quần, chải tóc đến công ty, tay bắt mặt mừng, xuống đường uống ly cà phê nói chuyện phiếm với đồng nghiệp, bạn bè thì giờ đây, hầu hết phải ngồi ở nhà, làm việc qua mạng internet, điện thoại. Ngay cả khi ra đường, chúng ta phải đeo khẩu trang, nên sự giao tiếp chính diện giữa người với người trở nên hạn chế.
Một nghiên cứu gần đây của Trường King's College London (Anh) trên tạp chí y khoa Lancet cho biết tình trạng cách ly xã hội gây tổn hại về mặt tâm lý đối với một số người. Trước hết là nỗi âu lo về sức khỏe của bản thân và người thân, cùng thấp thoáng nỗi sợ hãi về cảm giác bất lực trước tình huống chung dẫn đến khó ngủ, mất tập trung, không kiểm soát được cảm xúc. Việc tiếp nhận thông tin trong lúc này rất quan trọng. Các thông tin chính thống giúp mọi người bình tĩnh nhìn nhận vấn đề hơn.
Giáo sư Neil Greenberg, một trong những tác giả của nghiên cứu trên, nhận định trên Đài France 24 rằng truyền thông đóng vai trò lớn trong việc bảo vệ sức khỏe tâm thần của người dân hiện tại. Quá nhiều tin hành lang không chỉ làm cho người dân cảm thấy khó khăn khi đối mặt với việc cách ly mà còn trong việc đối phó với dịch bệnh.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra lời khuyên: "Tâm trạng rối rắm, sợ hãi trong thời gian này là diễn biến tâm lý bình thường. Khi thấy không ổn, hãy nói chuyện với người nào bạn biết và tin tưởng. Cố gắng đừng đọc, hay xem quá nhiều thông tin khiến bạn lo âu. Chỉ nên tiếp nhận thông tin đáng tin cậy một đến hai lần trong ngày".
Sau sự căng thẳng bởi thông tin thì chúng ta đối mặt với sự chán nản kéo dài bởi các hoạt động trong nhà hạn chế hoặc bị lặp lại ngày qua ngày. Vì vậy, bằng cách này hay cách khác, nên thông qua sự phát triển của công nghệ: nhắn tin, gọi điện thoại, video call để giữ liên lạc, trò chuyện với những người thân quen. Trong những ngày giới nghiêm, người Ý thông qua mạng xã hội, đã hẹn nhau ra ban công mỗi tối để cùng chơi nhạc và hát quốc ca. Hành động này mang đến sự tích cực cần thiết trong giai đoạn khủng hoảng của họ.
Gần đây, một video thu hút 2,2 triệu lượt xem trên Twitter về một người đàn ông Tây Ban Nha dạy thể dục trên mái nhà của một tòa chung cư. Hàng chục cư dân đã tham gia lớp học ngay tại ban công nhà mình. Trong tình hình SARS-CoV-2 lan nhanh với tốc độ chóng mặt trên khắp cả nước, người Tây Ban Nha chấp hành lệnh cấm ra đường tụ tập, đồng thời họ vẫn tìm ra cách để các hoạt động giải trí, thể thao có thể tiếp diễn và cũng để duy trì giao tiếp cộng đồng.
Giáo sư Michael Friedman, chuyên gia y tế của Trường đại học Columbia ở New York (Mỹ), nhấn mạnh trên Đài CNBC rằng giữ giao tiếp với mọi người thông qua các kênh trực tuyến, bận rộn với các hoạt động khiến chúng ta thấy thoải mái và có ý nghĩa; ngoài ra, làm điều gì đó có thể giúp đỡ được người khác là cách bài trừ tâm lý tiêu cực rất hiệu quả.
Một hành vi có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần trong thời gian cách ly mà chúng ta cần lưu ý là việc lạm dụng thức uống có cồn và sử dụng chất kích thích. WHO cũng cảnh báo thuốc lá làm cho các triệu chứng của bệnh Covid-19 trở nên trầm trọng hơn.
Định nghĩa sức khỏe tâm thần
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khỏe tâm thần là bộ phận không thể tách rời trong định nghĩa về sức khỏe; trong đó, sức khỏe tâm thần không chỉ là không mắc các rối loạn về tâm thần, mà còn bao hàm trạng thái tâm lý cân bằng, thoải mái mà một cá nhân có khả năng nhận thức và đạt được, từ đó có khả năng đối phó với những áp lực thông thường của cuộc sống, khả năng làm việc hiệu quả và đóng góp cho cộng đồng. WHO cũng nhấn mạnh: Sức khỏe tâm thần có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý xã hội, như chiến tranh, bệnh dịch, nạn đói, di cư, biến đổi khí hậu...
Minh Hoa
Giới khoa học đang phát triển phương pháp xét nghiệm Covid-19 tốt hơn Xét nghiệm huyết thanh học sẽ giúp xác định các nhân viên y tế có thể làm việc an toàn, không cần thiết bị bảo vệ hay chịu cách ly xã hội. Để xét nghiệm người nghi nhiễm virus corona, chuyên viên y tế sẽ lấy bệnh phẩm từ mũi hoặc họng dưới của bệnh nhân gửi đến kỹ thuật viên phòng thí...