Cách lý giải thú vị về tên gọi huyện Si Ma Cai
Cả hai cách giải thích tên gọi Si Ma Cai đều có liên quan đến con ngựa. Có một truyền thuyết kể rằng, vùng đất này từng xuất hiện một con ngựa lạ có sắc vằn xanh đỏ óng ánh…
Là một địa danh du lịch nổi tiếng của tỉnh Lào Cai, huyện miền núi biên giới Si Ma Cai mang một cái tên “lạ” khiến nhiều du khách phương xa không khỏi tò mò. Vậy tên gọi Si Ma Cai có ý nghĩa gì?
Hiện có hai cách lý giải cái tên Si Ma Cai. Theo cách giải thích thứ nhất, tên Si Ma Cai nguyên gốc là Sin Ma Cai. Đây là ba từ tiếng HMông mà âm Hán Việt là Tân Mã Nhai, nghĩa là “Phố Ngựa Mới”.
Cái tên này xuất phát từ việc thời xưa người HMông là sắc dân định cư chủ yếu ở nơi đây. Họ có một khu chợ ngựa, mỗi khi họp phiên người mua kẻ bán nhộn nhịp như một “phố ngựa”.
Theo cách giải thích thứ hai, tên gọi Si Ma Cai bắt nguồn từ cái tên “Xí Mã Cái”, nghĩa là “Chợ Phân Ngựa”, bởi chợ ngựa ở đây có quy mô rất lớn, phân ngựa thải ra rất nhiều. Ảnh: Trục đường chính của thị trấn Si Ma Cai.
Trong hai cách giải thích đã đề cập, cách giải thích “Phố Ngựa Mới” nhận được nhiều sự đồng tình, trong khi cách giải thích “Chợ Phân Ngựa” được cho là không chính xác.
Trong bài “Địa danh là bức tranh văn hóa” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (số 6/2006), tác giả Mã A Lềnh (Hội Văn học nghệ thuật Lào Cai) cho rằng vào những năm 1960-1970, tên huyện Si Ma Cai vẫn được đọc và viết là Sin Ma Cai. Đến năm 1979, huyện này nhập vào huyện Bắc Hà.
Video đang HOT
Khi tái lập huyện vào năm 2000, không hiểu vì lý do gì mà tên gọi Sin Ma Cai mất đi một chữ “n” và trở thành Si Ma Cai, theo tác giả Mã A Lềnh.
Liên quan đến yếu tố “ngựa” trong địa danh Sin Ma Cai / Si Ma Cai, có một truyền thuyết kể rằng vùng đất này từng xuất hiện một con ngựa lạ có sắc vằn xanh đỏ óng ánh. Ảnh: Quầy nông sản của đồng bào dân tộc trên đường tỉnh 153, Si Ma Cai.
Con ngựa ấy vốn là Rồng của nhà trời đi kinh lý, thấy cảnh bồng lai đã dừng nghỉ ở đây trong lốt con ngựa…
Ngày nay, huyện Si Ma Cai được những “tín đồ” du lịch trong cả nước biết đến nhờ cảnh quan núi non gây choáng ngợp cùng nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc anh em.
Ngắm rừng hoa Trẩu trắng muốt nơi cực Tây Tổ quốc
Nhiều triền núi tháng 4 đang trắng xóa hoa trẩu như dọc đường đi Phong Thổ (Lai Châu), hay dọc tuyến đường qua Bảo Lạc, Nguyên Bình (Cao Bằng), Si Ma Cai, Bát Xát (Lào Cai)...
Du khách đừng ngại ngần lên thăm vùng biên khi mà đã hết mùa hoa đào, đã nhạt mùa hoa mận hoa lê, bởi biên giới đã có hoa trẩu.
Cây Trẩu hay còn gọi là cây dầu sơn thường mọc nhiều ở vùng rừng núi có độ dốc vừa phải.
Trẩu là một loại cây to, cao có thể tới 8 mét hay nhiều hơn, thân nhẵn, lá đa dạng, khi thì có thùy sâu, khi xẻ nông, khi thì nguyên và hình tim, mặt trên bóng, màu sẫm, mặt dưới mờ, màu nhạt.
Mùa hoa thường bắt đầu từ tháng 4 và thường ra hoa trước khi lá non xuất hiện. Đến tháng 9 lại có 1 vụ hoa nữa. Quả của lứa hoa trước chín vào khoảng tháng 10.
Những ngày này khi đến thăm Tây Bắc thì gần như ở bất kỳ đâu cũng có thể được thỏa mắt ngắm nhìn những rừng Trẩu trắng muốt mọc trên khắp các sườn đồi.
Hoa Trẩu là hoa đơn tính, cùng gốc. Mỗi bông có 5 tràng cánh, màu trắng, đốm tía ở móng tràng. Hoa Trẩu mọc thành chùm và khá thơm.
Tuy Trẩu không đòi hỏi đất lắm nhưng những nơi nào đất không có độ xốp vừa phải, đất không mát và không tốt thì cây Trẩu chóng chết. Ở những đất thích hợp cây trẩu mọc rất nhanh, ra hoa ngay vào năm thứ 2 hay thứ 3, cành mọc thành tầng ngang, đều, ngay khi còn ít năm có thể cao tới 12 - 15cm.
Hoa Trẩu cũng là một trong nhiều loại hoa gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc.
Những trùm hoa Trẩu thuần khiết, nhẹ nhàng tạo cho người nhìn cảm giác thư thái.
Hiện nay công dụng chủ yếu của Trẩu là dùng hạt ép dầu để pha sơn, quét lên vải cho khỏi mưa ướt, giá trị xuất khẩu cao.
Khô Trẩu chỉ mới dùng làm phân bón ruộng.
Ngoài ra còn để làm thuốc. Khi đó sẽ dùng nhân hạt Trẩu đốt thành than, tán bột hòa với mỡ lợn bôi chữa chốc lở, mụn nhọt. nước đi không được nuốt.
Hoa Trẩu tô điểm cho những cung đường Tây Bắc...
...hay khoe sắc trang hoàng cho những bản làng vùng biên.
Thầy trò vùng cao Lào Cai chống chọi với giá rét Học sinh vùng cao Lào Cai còn nhiều khó khăn, cần sự giúp đỡ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân để đường đến trường mùa đông bớt lạnh. Miền Bắc đang bước vào đợt rét đậm, rét hại mạnh nhất từ đầu mùa đông đến nay. Mặc dù nhiệt độ giảm xuống dưới 10 độ C, có nơi dưới 6 độ...