Cách lựa chọn smartphone phù hợp nhất
Smartphone vốn không phải là một món hàng rẻ và dễ mua. Phóng mắt nhìn khắp thị trường điện thoại Việt hiện nay, không khó để ta thấy được sự đa dạng về mẫu mã chủng loại cũng như nền tảng sử dụng đủ để khiến bất cứ ai cũng phải hoa mắt.
Chính vì vậy mà việc chọn mua cho mình một chiếc điện thoại thông minh là không hề dễ dàng nhất là đối với những người không phải là dân công nghệ và không có nhiều kiến thức về smartphone. Trong khi đó thì nhu cầu mua và sử dụng smartphone của người dùng Việt cũng không phải là nhỏ và đang ngày càng tăng theo thời gian mà không phải ai cũng là chuyên gia hay có nhiều kinh nghiệm. Thế nên nếu muốn chọn mua điện thoại sao cho “đúng người, đúng việc”, dùng lâu dài và không lãng phí, người dùng cần phải trải qua những bước dưới đây:
Xác định nhu cầu
Đầu tiên, để tránh lãng phí tiền bạc, người dùng cần phải xác định nhu cầu sử dụng điện thoại của mình. Điện thoại lớn hay nhỏ, bàn phím thực hay bàn phím cảm ứng, cần camera thật tốt hay ứng dụng chat tiện lợi, hay cần một bộ loa ngoài đủ sống động để nghe nhạc? Để lựa chọn được chính xác nhất, người dùng cần cân nhắc và “note” những chức năng cần thiết theo một thứ tự ưu tiên. Điều này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình chọn mua điện thoại.
Chọn hệ điều hành
Hiện nay, trên thị trường, có 4 hệ điều hành nổi bật nhất là Android, BlackBerry, iOS và Windows Phone.
Android: Được phát triển bởi “gã khổng lồ” Google, Android là một hệ điều hành mã nguồn mở chạy trên phần lớn các điện thoại đời mới. Android được trang bị một kho ứng dụng đồ sộ mang tên Google Play, trong đó “chứa đầy” những dịch vụ của Google. Nhìn chung, hệ điều hành này tương tự với iOS, chỉ khác ở chỗ nó hiển thị nhiều tiện ích nhỏ như thời tiết, lịch, ghi chú,… trên các màn hình chính và người dùng được tùy ý biến hóa các màn hình đó. Tính chất “mã nguồn mở” cũng chính là vấn đề lớn nhất mà Android phải đối mặt. Vì thế các nhà sản xuất điện thoại như Samsung hay HTC thường tự do thay đổi thiết kế và chức năng, do đó đôi khi gây ảnh hưởng không tốt cho khả năng sử dụng của hệ điều hành.
BlackBerry: Nếu thích màn hình nhỏ, bàn phím thực và muốn dùng ứng dụng BlackBerry Messenger thì BlackBerry là hệ điều hành bạn cần. Được sản xuất bởi hãng Research in Motion (RIM) đến từ Canada, BlackBerry chính là nhân tố quan trọng khởi đầu cuộc cách mạng điện thoại thông minh vài năm trước. Tuy nhiên, gần đây hệ điều hành này cho thấy khả năng thích nghi kém trước tốc độ đổi mới nhanh chóng của làn sóng công nghệ, vì thế nó gặp nhiều khó khăn trong việc khẳng định vị trí. Hầu hết các thiết bị BlackBerry đều có phần cứng không nhạy và thiếu một số tiện ích cốt lõi mà cả Android và iOS đều có. Nhiều nguồn tin cho rằng các nhược điểm trên sẽ được khắc phục trong BlackBerry 10, nhưng điều đó vẫn chưa được xác nhận.
Video đang HOT
iOS: iPhone là loại điện thoại duy nhất từ trước đến nay được chạy hệ điều hành iOS độc quyền của Apple. Và cũng chính iPhone là kẻ đã châm ngòi “khai hỏa” cho cuộc cách mạng ứng dụng. Đã 5 năm trôi qua kể từ ngày ra mắt nhưng iPhone vẫn được xem là thước đo chuẩn mực nhất để đánh giá các điện thoại thông minh của các hãng khác ra đời sau nó. Nếu người dùng thích sử dụng các dịch vụ như iTunes của Apple thì iPhone là một lựa chọn lý tưởng. Khác với Android, iPhone không hiển thị những chi tiết gây rối mắt trên giao diện và Apple cũng giữ cho hệ điều hành này một phong cách thiết kế đơn giản, gọn gàng. Đây đồng thời là dòng điện thoại sở hữu kho ứng dụng và trò chơi khổng lồ nhất trong số các nền tảng di động danh tiếng hiện tại.
Windows Phone: Sau thất bại của Windows Mobile, Microsoft đã khởi đầu lại mảng điện thoại với Windows Phone dựa trên hầu như toàn bộ giao diện của máy nghe nhạc MP3 Zune. Windows Phone là hệ điều hành duy nhất khai thác một loại giao diện mới. Thay vì gắn bó “sắt son” với một loạt shortcut và khay thông báo như trên máy vi tính, thì Windows Phone lại sử dụng giao diện Live Tiles – vừa là icon cho ứng dụng vừa là tiện ích. Điều này có nghĩa là mọi thứ trên trang chủ giao diện điện thoại có thể hiển thị dưới hình thức thông tin hoặc hình ảnh chuyển động.
Lựa chọn tính năng
Màn hình: Có hai loại màn hình được xem là tốt nhất đang đồng hành cùng với các điện thoại thông minh, đó là AMOLED và LCD và cả hai đều có những ưu điểm riêng. Người dùng cũng nên để ý đến độ phân giải của màn hình: để có trải nghiệm tuyệt vời thì ít nhất cũng phải đạt 800×480 pixels. Nếu có thể, người dùng nên tìm những điện thoại có độ phân giải 720p hoặc 1280×720 pixel. Bên cạnh đó, màn hình Retina của iPhone do Apple sản xuất cũng được đánh giá là xuất sắc về chất lượng và có độ phân giải siêu cao, cho hình ảnh siêu nét.
Chip xử lý: Nên chọn loại điện thoại có cấu hình ít nhất là lõi kép, bởi vì nó có tuổi thọ dài hơn chip xử lý lõi đơn. Điện thoại lõi đơn tất nhiên có giá thấp hơn, và một số hệ điều hành như Windows Phone và BlackBerry chưa hỗ trợ thiết bị lõi kép. Nhưng nếu có thể, người dùng nên mua loại lõi kép hoặc thậm chí lõi tứ. Khi đó, chiếc điện thoại mà người tiêu dùng đang sở hữu không phải là một smartphone đơn thuần, mà nó đã trở thành một chiếc máy tính cá nhân tí hon kiêm điện thoại.
Phiên bản hệ điều hành mới nhất: Nếu là Android, hãy chọn mua loại chạy Android 4.0. Nếu thích Windows Phone, hãy chọn điện thoại chạy Windows Phone 7.5. Nếu có ý định mua sản phẩm của BlackBerry, nên chọn loại chạy BlackBerry 7. Và nếu chọn mua iPhone, tốt nhất là chọn 4S hoặc 4.
Máy ảnh: Khi đi mua tại cửa hàng, hãy thử chụp vài tấm hình bằng máy ảnh của điện thoại để so sánh chất lượng các điện thoại với nhau. Hiện nay, các thiết bị thuộc hãng HTC, Samsung, Nokia và Apple là các loại điện thoại được trang bị máy ảnh có chất lượng tốt nhất.
Phần mềm “siêu mỡ”: Người dùng cần cẩn thận với các phần mềm “siêu mỡ”, là loại phần mềm nếu có phiên bản nâng cấp càng mới thì càng tiêu tốn tài nguyên hệ thống vì dung lượng cứ tăng dần. Vì thế, để tránh tình trạng càng dùng càng nặng máy, người dùng nên chọn loại điện thoại nào càng ít ứng dụng không cần thiết càng tốt.
Tuổi thọ pin: Không khó để tìm các bài viết hướng dẫn lựa chọn pin điện thoại trên mạng Internet. Người dùng cũng có thể tìm hiểu thông tin từ một người quen có kiến thức chuyên môn. Nên chọn mua loại điện thoại có thể tháo rời pin để có thể sử dụng pin dự phòng khi cần thiết. Thời gian sử dụng càng dài thì tuổi thọ của pin càng bị rút ngắn. Nếu một chiếc điện thoại mới nhanh chóng hết pin chỉ trong vòng một ngày, thì 12 24 tháng sau tình hình sẽ tệ hơn rất nhiều.
Kích thước: Người dùng nên chọn những chiếc điện thoại có thể cầm chắc được trong tay. Mặc dù hầu như ai cũng thích sử dụng màn hình lớn, nhưng thử tưởng tượng, trong vòng hai năm liền phải gắn bó với chiếc điện thoại lớn như viên gạch, liệu bạn có thấy phiền? Xu hướng thời trang sẽ sớm thay đổi theo thời gian, nhưng người dùng thì phải mang theo chiếc điện thoại mình cần dùng mọi lúc mọi nơi. Vì thế, nếu không có nhu cầu gì bắt buộc liên quan đến nghề nghiệp hay sở thích, người dùng nên cân nhắc chọn loại điện thoại vừa vặn với túi của mình.
Thẻ nhớ MicroSD: Điện thoại không nhất thiết phải có khe cắm thẻ nhớ microSD, nhưng có thì vẫn tiện lợi hơn, đặc biệt là đối với những người có sở thích nghe nhiều nhạc, học tiếng Anh, hay muốn đưa vào điện thoại các loại dữ liệu khác. Nên chọn mua điện thoại có bộ nhớ trong ít nhất là 8GB, hoặc 16 – 32 GB nếu là loại không thể dùng thẻ nhớ ngoài như iPhone. Nói chung, bộ nhớ càng lớn càng tốt.
Mua và tận hưởng!
Sau khi đã cân nhắc hết các bước trên, hãy chọn lấy sản phẩm bạn ưng ý nhất và tận hưởng chúng! Chúc bạn sắm được một chiếc điện thoại thông minh như ý!
Theo vietbao
8 cách đơn giản để bé sớm biết nói
Ngay từ trong bụng mẹ, bé đã nghe được âm thanh bên ngoài. Khi chào đời, càng tiếp cận với ngôn ngữ nhiều, bé càng nhanh biết nói.
Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ:
1. Phản hồi với tiếng khóc của bé: Các bé sẽ học giao tiếp thông qua tín hiệu khóc. Trong năm đầu đời, khóc là phần giao tiếp quan trọng ở bé. Bé khóc có thể do mệt mỏi, bị đói, muốn được mẹ chú ý, thích được ra ngoài chơi...
Khi mẹ phản ứng với tiếng khóc của bé, bé sẽ học được cách lắng nghe (nhiều bé chăm chú nhìn vào cử động miệng của mẹ đến quên cả khóc).
2. Tiếp chuyện bé: Bé bắt đầu biết "hóng chuyện" từ rất sớm. Đầu tiên, bé "o,e", nhìn vào khuôn mặt mẹ và chờ đợi. Nếu bạn "ê, a" đáp lại, bé tiếp tục "o, e" thích thú. Với cách tiếp chuyện đơn giản như thế, cả mẹ và bé sẽ có cơ hội giao tiếp với nhau, đặc biệt, bé sẽ chăm chú để "nhại" theo âm thanh từ mẹ.
3. Coi bé như người bạn: Tức là mẹ dành thời gian giao tiếp với bé một cách tự nhiên và thoải mái. Nên gạt bỏ trong đầu suy nghĩ, bé còn nhỏ, không hiểu gì thay vào đó, mẹ có thể tâm tình với bé như với một người bạn.
Các bé có khả năng tiếp nhận ngôn ngữ rất lâu trước khi hiểu ngôn ngữ và biết nói. Càng được sống trong môi trường giàu ngôn ngữ, bé càng nhanh biết nói một cách tự nhiên. Khi bạn trò chuyện với bé, bạn nên ngắt quãng hợp lý để xem xét phản ứng quan tâm từ bé.
Hình minh họa
4. Mô tả và hướng dẫn bé thực hiện: Khi bé chạm tay vào mũi của mẹ, thử nói với bé: "Đây là mũi của mẹ" khi mở cửa số, bạn nên hỏi bé: "Con nghe thấy tiếng cửa sổ mở không? Cùng mẹ đẩy cửa ra nào". Khi bé chạm tay vào vật nào đó, bạn có thể mô tả sự vật để bé hiểu và hứng thú.
5. Nói với bé hành động của mẹ: Có thể bé không hiểu bạn nói gì nhưng bé sẽ có kinh nghiệm với một số cụm từ quen thuộc và biết cách phản ứng nhanh với yêu cầu từ mẹ. Trước khi bế bé, bạn nên giang hai tay và nói: "Để mẹ bế con nào".
Trong lúc thay tã cho bé, mẹ nên nói: "Đây là tã khô. Mẹ sẽ bỏ tã ướt và thay tã khô cho con". Cách này sẽ khiến bé hiểu được hành động nào sẽ xảy đến khi mẹ có cử chỉ như giang rộng tay là sẽ bế bé đặt bé xuống giường và chuẩn bị tã khô là sẽ thay tã cho bé...
6. Nói với bé dự định của mẹ: Nhất là khi chuẩn bị rời khỏi phòng hay rời khỏi nhà, bạn nên nói: "Mẹ đi chợ đây, con ở nhà chơi với bà nội nhé" hoặc "Mẹ sang phòng bên để lấy áo cho con".
7. Hát và kể chuyện cho bé: Đây được coi là hoạt động quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ ở bé. Bởi vì, hát và kể chuyện là công việc lặp lại nhiều lần, thông qua đó, bé sẽ ghi nhớ và tập "ê, a" theo. Nếu bé đã đến tuổi biết vỗ tay và nhún nhảy, bạn nên kết hợp việc cho bé nghe mẹ hát với hoạt động thể chất là vỗ tay hoặc nhún nhảy.
8. Đọc sách cho bé: Nên chọn những quyển sách có tranh minh họa rõ nét, nội dung đơn giản và tươi vui. Nhưng không nên chỉ chọn sách có hình đẹp mà nghèo nàn về chi tiết, các bé cần sách có ngôn từ vần điệu (như thơ), dễ hiểu và đa dạng. Bạn cũng có thể sáng tạo những quyển sách với hình hoa lá, cây cỏ cho bé. Nên nhớ bảo quản sách để bé không xé hoặc cắn rách sách.
Theo vietbao
Con biếng ăn do sai lầm của mẹ Mẹ càng ép chúng càng không ăn, càng không ăn mẹ càng ép. Ba người lớn với hai trẻ con, cả ngày chỉ quanh quẩn ăn và ăn. Bé ăn thun thút "Có mỗi em nuôi con là chẳng thấy lớn", đó luôn là câu cửa miệng của chị Hằng mỗi khi nhắc đến chuyện trẻ con. Nhìn hai đứa con nhà Hằng...