Cách lựa chọn ánh sáng phù hợp để phòng tránh cận thị hiệu quả
Chiếu sáng không đúng cách có thể gây ra các bệnh như đỏ mắt, ngứa, chảy nước mắt… lâu dài có thể dẫn đến cận thị. Do đó, chỉ sáng thôi chưa đủ, để phòng tránh cận thị bạn cần lựa chọn ánh sáng phù hợp.
Tham khảo bài viết dưới đây để lựa chọn ánh sáng khi ngồi học, làm việc đúng.
Ánh sáng có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh. Cường độ ánh sáng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của bạn. Bên cạnh đó, nó cũng là yếu tố gây ra một số bệnh về mắt. Khi cường độ ánh sáng quá mạnh có thể gây bỏng đáy mắt. Khi cường độ ánh sáng yếu có thể gây ra tật cận thị. Do đó, để phòng tránh cận thị chúng ta cần lựa chọn ánh sáng phù hợp .
1. Thiếu sáng có liên quan gì đến cận thị
Theo thống kê của Viện khoa học bảo hộ lao động thì đa phần đèn chiếu sáng trong các phòng học, phòng làm việc hiện nay không đúng quy cách. Có tới 87% đèn của lớp học bị thiếu chao chụp, một thiết bị quan trọng giúp khuếch tán đều ánh sáng, tăng hiệu suất chiếu sáng. 75% phòng học không sử dụng đèn chiếu sáng bảng và chỉ có 7% trường hợp dùng đèn compact.
Lựa chọn ánh sáng phù hợp khi ngồi học, làm việc để bảo vệ đôi mắt – Ảnh: Internet
Việc sử dụng đèn không đạt chỉ tiêu về yêu cầu định lượng và chất lượng ánh sáng là nguyên nhân chính gây ra tật khúc xạ ở mắt, trong đó có cận thị. Tật khúc xạ do thiếu sáng gây trở ngại cho khả năng nhìn, khiến mắt bị nhức mỏi, giảm thị lực.
Chính vì thế, để cải thiện tình trạng này, chúng ta cần lựa chọn ánh sáng phù hợp với tiêu chuẩn mắt có thể chấp nhận được.
2. Các tiêu chuẩn chiếu sáng của một không gian tốt để tránh cận thị
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì mắt chúng ta có khả năng thích nghi với cường độ sáng khá rộng. Thông thường từ 100 lux – 400 lux với ánh sáng đèn huỳnh quang. Tương đương từ 50 – 200 lux ánh sáng đèn dây tóc.
Thói quen và môi trường sống cũng giúp mắt của chúng ta thích nghi với một độ dáng nhất định. Để rồi khi thay đổi ánh sáng họ sẽ thấy mắt bị chói hoặc tối hơn. Một không gian chiếu sáng tốt cần phải đạt các tiêu chuẩn:
- Độ chiếu sáng trên bàn học, bàn làm việc và bảng phải đạt từ 300 – 500 lux. Ánh sáng từ các nguồn sáng dài phải được chiếu xuống từ trần nhà, không bị loáng quạt. Lắp chao chụp cho đèn để hạn chế tình trạng đèn phát sáng khiến mắt bị chói, lóa khi nhìn.
- Khi lắp đặt đèn, cần lưu ý sao cho độ sáng chiếu đều lên các mặt bàn. Đảm bảo tất cả mọi người có mặt trong phòng đều không bị thiếu sáng. Phổ bức xạ của đèn gần với phổ nhạy cảm ban ngày của đôi mắt. Điều này giúp cho mắt nhìn rõ ràng nhất, mang đến cảm giác thoải mái cho đôi mắt.
Video đang HOT
- Bố trí số lượng đèn trong không gian phù hợp, nhưng vẫn phải đảm bảo được độ rọi theo tiêu chuẩn.
Lựa chọn ánh sáng phù hợp với không gian và đạt tiêu chuẩn giúp bảo vệ đôi mắt khỏi các tật khúc xạ hiệu quả hơn, trong đó có cận thị.
Bố trí ánh sáng phòng học, phòng làm việc đúng tiêu chuẩn – Ảnh: Internet
3. Cách lựa chọn ánh sáng phù hợp để phòng tránh cận thị
Lựa chọn ánh sáng phù hợp khi ngồi học, làm việc không chỉ tốt cho mắt. Nó còn có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh trầm cảm theo mùa (seasonal affective disorder – SAD). Dưới đây là một số loại ánh sáng tốt cho mắt bạn nên lựa chọn.
3.1. Chọn ánh sáng vàng cho người có đôi mắt khỏe mạnh
Ánh sáng vàng thường có tone màu ấm từ cam đến vàng trắng. Nhiệt độ màu thường ở mức 2700k – 3500k. Ánh sáng vàng nhạy cảm nhất với đôi mắt của người. Bởi nó là ánh sáng đơn sắc. Sử dụng ánh sáng của bóng đèn sợi đốt thường ít gây chói mắt hơn so với ánh sáng trắng của đèn huỳnh quang hoặc đèn LED.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi mắt người tiếp xúc với sự vật ở khoảng cách dưới 1m, ánh sáng vàng hoàn toàn đủ điều kiện cho đôi mắt hoạt động bình thường. Nếu bạn sở hữu đôi mắt khỏe mạnh có thể nhìn được vật nhỏ chưa đầy 1cm.
Ở các nước phát triển người ta dùng ánh sáng vàng cho trẻ em học tập và làm việc. Nhất là với trẻ dưới 6 tuổi, việc sử dụng ánh sáng vàng là hợp lý. Bởi các loại bóng đèn có cường độ sáng mạnh sẽ gây ức thị lực, từ đó bị suy giảm thị lực và dẫn đến cận thị ở trẻ.
Nên sử dụng ánh sáng vàng cho phòng học của trẻ – Ảnh: Internet
3.2. Chọn ánh sáng trắng với công suất vừa đủ cho người mắt kém
Đèn ánh sáng trắng có nhiệt độ màu cao hơn so với ánh sáng vàng. Nó thường được chia làm 2 loại chính là màu trắng tự nhiên và trắng lạnh. Thoạt nhìn, ánh sáng trắng có tác dụng chiếu sáng mạnh hơn. Bởi quang phổ ánh sáng trắng lan tỏa rất nhiều và rộng.
Tuy nhiên, nhìn rõ hơn chưa hẳn đã tốt. Bởi ánh sáng trắng mạnh thường có độ rọi, độ chói cao. Điều này không tốt với những người có thị lực kém hoặc nhạy cảm với ánh sáng. Khi học tập, làm việc dưới ánh sáng lạnh mắt của bạn sẽ có dấu hiệu nhức mỏi chỉ sau 5 phút.
Tình trạng mỏi mắt kéo dài còn có thể hình thành bệnh mỏi mắt, vậy Bệnh mỏi mắt là gì? Những điều cần biết về bệnh mỏi mắt.
Tán xạ lan tỏa từ bóng đèn ánh sáng lạnh rất lớn. Điều này khiến mắt của bạn phải căng dây thần kinh dể phản ứng lại giúp nhãn cầu tiếp nhận được hình ảnh. Mặc dù không tốt cho mắt như ánh sáng vàng, nhưng người có thị lực kém cần dùng đến ánh sáng trắng lạnh để nhìn rõ sự vật.
Tuy nhiên hãy lựa chọn ánh sáng phù hợp, công suất tốt nhất là ngang bằng với ánh sáng tự nhiên. Đồng thời đặt đèn ở vị trí cao, tránh rọi trực tiếp vào mắt.
3.3. Không sử dụng ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử
Ánh sáng xanh dương tự nhiên có lợi với sức khỏe con người. Ngược lại ánh sáng xanh dương phát ra từ màn hình của các thiết bị điện tử và các vật dụng nhân tạo thường gây hại cho mắt. Bị phơi nhiễm ánh sáng xanh từ màn hình các thiết bị điện tử khiến võng mạc của bạn bị tàn phá.
Bước sóng ngắn, năng lượng cao của ánh sáng xanh có thể gây tổn thương, thậm chí là gây chết tế bào thị giác. Từ đó gây rối loạn điều tiết mắt, dẫn đến các tật khúc xạ, suy giảm thị lực, trong đó có cận thị.
Vì vậy để giữ gìn đôi mắt sáng khoẻ, bên cạnh việc lựa chọn ánh sáng phù hợp, chúng ta cần hạn chế tối đa việc lạm dụng các thiết bị điện tử. Nhất là trong khoảng thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, chuẩn bị đi ngủ,…
Sử dụng các thiết bị chiếu sáng đúng tiêu chuẩn khi ngồi học, làm việc để bảo vệ đôi mắt tốt hơn. Đồng thời, nó giúp hạn chế tình trạng tăng độ khi bị cận thị.
Khi nào cần điều trị cận thị? Điều trị cận thị bằng biện pháp nào?
Cứ 3 người Mỹ thì có 1 người bị chẩn đoán cận thị, điều đó chứng tỏ căn bệnh này vô cùng phổ biến. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa biết khi nào cần điều trị cận thị.
Nếu được chẩn đoán mắc tật khúc xạ cận thị, bạn có thể nhìn gần và gặp khó khăn với việc nhìn mọi thứ ở khoảng cách xa. Tình trạng này có thể gây khó khăn cho việc đọc sách và nhìn hình ảnh trên tivi. Ở trẻ em, nếu bị cận thị thì cần được điều trị để tránh tình trạng bệnh tiến triển. Thế nhưng khi nào thì nên điều trị cận thị?
Các triệu chứng chính của cận thị thường là: phải nheo mắt khi nhìn các vật thể ở xa; nhức đầu do mỏi mắt; khó nhìn hoặc lái xe vào ban đêm; trẻ em khó tập trung trong lớp học. Khi gặp các triệu chứng khác lạ ở mắt và tầm nhìn, bạn nên đi khám để có được chẩn đoán chính xác. Các bác sĩ sẽ quyết định khi nào cần điều trị cận thị và phương án điều trị nào phù hợp nhất với bạn.
Nhiều người vẫn chưa biết khi nào cần điều trị cận thị - Ảnh: bfeye
1. Khi nào cần điều trị cận thị bằng phương án đeo kính?
Bạn nên đặt lịch khám mắt với bác sĩ đo thị lực ngay lập tức nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào gây giảm thị lực hoặc ảnh hưởng đến tầm nhìn. Trước tiên, bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra xem bạn có cận thị không và tình trạng bệnh nên được điều trị như thế nào là thích hợp. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định các loại kính cận thị để giúp bạn cải thiện thị lực.
Tại sao cần khám với bác sĩ để biết được khi nào cần điều trị cận thị? Bởi có rất nhiều người gặp các triệu chứng giống với cận thị, chẳng hạn như mờ hoặc mỏi mắt nhưng họ không mắc tật khúc xạ này. Đây chỉ là kết quả của việc cố gắng tập trung nhìn các vật thể ở xa quá lâu. Tuy nhiên, nếu việc mắt bị căng thẳng quá lâu có thể gây tổn hại đến thị lực về lâu dài.
Sau khi kiểm tra, nếu độ cận thị nhẹ, bạn có thể không cần đeo kính mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đảm bảo có kính điều chỉnh tầm nhìn trong một số trường hợp cần thiết. Dưới đây là đáp án cho câu hỏi khi nào cần điều trị cận thị bằng phương án đeo kính:
Tại sao cần khám với bác sĩ để biết được khi nào cần điều trị cận thị? - Ảnh: wsj
- Mắt 0.25 độ: Đây là độ cận thị thấp nhất, độ cận này không gây ảnh hưởng nhiều đến tầm nhìn và cuộc sống nên không cần phải điều trị hay đeo kính.
- Mắt 0.50 độ: Độ cận này có thể khiến bạn nhìn xa hơi mờ tuy nhiên vẫn có thể nhìn tốt mà chưa cần đeo kính.
- Mắt 1.00 độ: Từ mức độ cận này, người bệnh đã gặp khó khăn khi nhìn các vật thể ở xa. Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng cách kê toa kính cho người bệnh.
- Mắt 1.50 độ: Ở độ cận này, người bệnh nên đeo kính thường xuyên để đảm bảo tầm nhìn được điều chỉnh chính xác.
- Mắt 2.00 độ: Từ 2 độ, người bệnh bắt buộc phải điều trị bằng kính để đảm bảo trong việc học tập và làm việc.
- Từ 3.00 độ trở lên: Những trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kính liên tục để ngăn ngừa cận thị tiến triển và tránh nguy cơ biến chứng xấu, chẳng hạn như thoái hóa võng mạc.
Chăm sóc và bảo vệ mắt đúng cách vì Biến chứng cận thị: Đục thủy tinh thể chưa phải biến chứng nguy hiểm hàng đầu. Các biến chứng cận thị vô cùng nguy hiểm.
2. Khi nào cần điều trị cận thị bằng phương án phẫu thuật?
Hiện nay, phẫu thuật điều trị cận thị bao gồm, phẫu thuật đặt kính nỗi nhãn, phẫu thuật lasik, phẫu thuật đặt gai giác mạc và phẫu thuật dùng laser femtosecond. Ngoài ra, hiện có phương án dùng ORTHO-K - một loại kính định dạng giác mạc được dùng vào ban đêm và thị lực được điều chỉnh suốt cả ngày hôm sau mà không cần đeo kính.
Khi nào cần điều trị cận thị bằng phương án phẫu thuật? - Ảnh: diamondvision
Phẫu thuật thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp cận thị nặng, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cận thị trung bình nếu đủ điều kiện vẫn có thể thực hiện điều trị phẫu thuật. Nếu bạn cận thị dưới 8.00 độ và trên 18 tuổi, bạn có thể lựa chọn các phương án phẫu thuật phù hợp theo tư vấn của bác sĩ.
Việc điều trị phẫu thuật cận thị ở mắt nhìn chung không quá phức tạp. Người bệnh chỉ cần đeo kính râm, nhỏ thuốc theo đơn và tái khám theo lịch của bác sĩ.
Nhược thị do biến chứng cận thị: Khó phát hiện do không có biểu hiện rõ ràng! Nhược thị do biến chứng cận thị thường không có dấu hiệu đặc trưng nên thường khó phát hiện, đây là căn bệnh thường gặp nhiều ở hơn trẻ em. Nhược thị do biến chứng cận thị là tình trạng thị lực ở 1 hoặc cả 2 bên mắt không phát triển đúng theo bình thường ở những trẻ hoặc người lớn mắc...