Cách loại bỏ thông báo nâng cấp Windows 10
Microsoft sẽ cho phép mọi người dùng Windows 7 nâng cấp miễn phí lên Windows 10 trong vòng một năm kể từ thời điểm ra mắt 31.7.2015. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng thích điều này. Nếu không muốn nâng cấp, có thể thực hiện theo cách sau.
Nút Shut down sẽ hiển thị thông báo cho biết mỗi khi tồn tại bản cập nhật chưa được cài đặt
Theo PCWorld, vấn đề là nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu với thông báo nâng cấp trên máy tính Windows 7 của mình. Trong trường hợp bài viết, nó xảy ra khi bạn nhấn vào nút tắt máy tính sẽ thấy cảnh báo về một bản cập nhật, mặc dù sau khi tắt thì không thấy bất kỳ bản cập nhật nào xảy ra. Điều này liên quan đến quá trình cập nhật Windows 10 thất bại.
Nếu việc Get Windows 10 trở nên phiền toái như vậy, bạn có thể dễ dàng loại bỏ nó với một phần mềm miễn phí mang tên GWX Control Panel của Outsider.
Một khi khởi động ứng dụng, bạn có thể xem xét một số thông tin về phần đầu của chương trình, chẳng hạn như trạng thái kích hoạt Get Windows 10 cho việc nâng cấp.
Video đang HOT
Lúc này hãy bấm vào hai trong số các nút gần phía dưới là Disable &’Get Windows 10′ App (permanently remove icon) và Disable Operating System Upgrades in Windows Update.
GWX Control Panel sẽ giúp loại bỏ những phiền toái khi bạn chưa muốn nâng cấp Windows 10
Sau khi kích hoạt các lựa chọn này, nếu tính năng Windows Update cố gắng thực hiện cập nhật và thất bại khi cài đặt bản cập nhật Windows 10, bạn hãy chạy công cụ Microsoft Windows Update Troubleshooter. Khởi chạy ứng dụng bạn sẽ thấy thông báo vấn đề cập nhật bị lỗi không thể sửa, nhưng kể từ đó mỗi khi tắt Windows bạn sẽ không thấy cảnh báo có bản cập nhật trong nút Shut down nữa.
Kiến Văn
Ảnh chụp màn hình
Theo Thanhnien
Microsoft khai tử Windows 7, Windows 8.1 trong một năm tới
Sau ngày 31/10/2016, phiên bản phần mềm duy nhất cài đặt sẵn trên các thiết bị chạy Windows mới sẽ là Windows 10.
Nếu vẫn muốn mua một chiếc PC cài sẵn Windows 7 hoặc Windows 8.1, người dùng còn gần một năm để làm điều này.
Theo tài liệu có tên "Windows lifecycle fact sheet" công bố trên ZDnet, ngày 31/10/2016 sẽ đánh dấu chấm hết cho việc cài đặt sẵn Windows 7 Professional và Windows 8.1 trên PC. Sau ngày này, lựa chọn duy nhất cho người dùng Windows là mua những chiếc PC cài sẵn Windows 10. Ngoại lệ duy nhất là người dùng doanh nghiệp, khi Microsoft cho phép họ chọn bất cứ phiên bản Windows nào.
Microsoft đang dùng nhiều cách để khuyến khích người dùng nâng cấp lên bản Windows 10. Ảnh: Dailystar.
Việc đưa ra thời hạn khai tử các bản Windows cũ của Microsoft sẽ gây áp lực lớn lên người dùng Windows - những người đã quen với Windows 7 hoặc 8 và không muốn thay đổi. Với Microsoft, đây là bước đi cần thiết để đạt mục tiêu 1 tỷ thiết bị chạy Windows 10.
Người dùng có thể không quan tâm nhiều nhưng thông thường, Microsoft đặt thời hạn khai tử cho các bản Windows đời cũ 2 năm sau khi ra mắt một phiên bản mới. Điều này đồng nghĩa, Windows 7 đã bị dừng cài đặt trên các thiết bị từ tháng 10/2014 - 2 năm sau khi ra mắt Windows 8. Tuy nhiên, do sức hút không quá lớn của Windows 8, Microsoft buộc phải kéo dài thời gian khai tử nền tảng Windows 7.
Tất nhiên, người dùng vẫn có thể sử dụng Windows 7 một cách bình thường, trừ khi mua một chiếc PC mới sau thời điểm 31/10/2016. Microsoft cam kết hỗ trợ kỹ thuật cho nền tảng này đến 14/1/2020. Thời gian hỗ trợ cho Windows 8 kéo dài đến năm 2023.
Trong màn ra mắt Windows 10, lần đầu tiên Microsoft cho phép người dùng Windows 7 và Windows 8.1 nâng cấp miễn phí. Thậm chí, người dùng còn thường xuyên nhận được thông báo dạng pop-up, khuyến khích họ nâng cấp lên phiên bản mới.
Tính đến đầu tháng 10, đã có 110 triệu thiết bị cài đặt hệ điều hành Windows 10 có mặt trên thị trường.
Đức Nam
Theo Zing
Microsoft liên tục lôi kéo người dùng Windows 7 nâng cấp Nếu đang sở hữu một chiếc máy tính Windows 7 được chính sách nâng cấp lên Windows 10, rất có thể bạn sẽ bị tràn ngập với các quảng cáo khuyến cáo bạn nâng cấp từ Microsoft. Màn hình gợi ý nâng cấp Windows 10 xuất hiện dai dẳng trên máy tính Windows 7 - Ảnh chụp màn hình Tháng trước, Microsoft cho...