Cách loại bỏ độc tố trong khoai sắn đã lên mầm
Với thông tin truyền miệng ăn khoai mọc mầm rất độc nhiều gia đình đã bỏ vào sọt rác những củ khoai tây mọc mầm. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng có thể loại độc từ những củ khoai này để sử dụng tránh gây lãnh phí.
Các loại khoai như khoai tây, sắn, khoai lang… thường được dùng nhiều nhưng nếu không biết cách sơ chế sẽ để lại nhiều độc tố có hại cho cơ thể. Dưới đây là những chia sẻ của các chuyên gia nghiên cứu về dinh dưỡng về cách giúp loại bỏ độc tố trong khoai khi chế biến.
Cách loại độc ở củ khoai tây mọc mầm rất đơn giản đó là chúng ta chỉ cần cắt bỏ phần xung quanh mầm khoai. Với sắn lên mầm thì chỉ cầm ngâm vào nước muối một đêm trước khi chế biến.
Khoai tây mọc mầm, khi chọn, tránh những củ đã mọc mầm vì quanh những mầm này có chứa chất độc sôlamin, có thể gây đau bụng, tiêu chảy, táo bón… Nhưng chẳng may lấy phải củ có mầm không nên bỏ đi mà có thể dùng dao khoét thật sâu và bỏ hẳn phần quanh mầm này. Để hạn chế việc mọc mầm, khoai mua về không nên để bên ngoài nơi có không khí ẩm mà nên trữ trong ngăn mát tủ lạnh.
Video đang HOT
Sắn, chất độc tập trung ở phần vỏ dày hai đầu của củ sắn. Do đó, khi sơ chế, cần cắt sâu vào hai đầu để nhựa chảy ra và loại bỏ chất độc. Trước khi chế biến, nên ngâm khoai trong nước có pha tý muối khoảng một đêm, tuyệt đối không ăn sống và nếu khi ăn thấy có phần đắng nên bỏ ngay vì đó là nơi tập trung chất độc.
Khoai môn, khoai lang, hai loại khoai này dễ bị sùng. Những củ khoai hư này thường có mùi hăng đặc trưng mà nếu bẻ ra có thể ngửi được. Nên bỏ đi, không nên tiếc, hoặc vạt bỏ phần sùng. Khi chọn, chú ý nhìn kỹ vỏ khoai vì khoai sùng sẽ biểu hiện qua bên ngoài với những lỗ sâu đục li ti, sờ mạnh vào thấy chai và cứng.
Theo giadinh
Dấu hiệu cơ thể quá tải độc tố
Cáu kỉnh, đau đầu, dạ dày ấm ách, phải gắng sức để có đủ năng lượng hoạt động cho cả ngày... Những triệu chứng đó không nghiêm trọng tới mức phải đi kiểm tra sức khỏe nhưng luôn làm cho chúng ta chùng xuống. Rất có thể nguyên nhân không phải vì lão hóa mà đơn giản là quanh bạn có quá nhiều độc tố, nhất là với những biểu hiện dưới đây:
Mệt mỏi thường xuyên. Ngay cả khi ngủ tốt, bạn vẫn có dấu hiệu mệt mỏi, thiếu sức sống. Điều này có thể là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang làm việc quá sức để thoát khỏi các độc tố đang đổ vào. Làm thế nào để đối phó với mệt mỏi? Nếu câu trả lời là tăng thêm cà phê hay đồ ăn ngọt thì vấn đề hẳn sẽ tồi tệ hơn. Mệt mỏi cũng có thể là phản ứng trước rối loạn hormone làm suy yếu hệ miễn dịch.
Tăng cân đều. Giảm cân không phải là chuyện dễ dàng nhưng nếu là người tập thể dục hàng ngày, áp dụng chế độ ăn kiêng mà bạn vẫn lên cân đều, hãy xem xét đến vấn đề nội tiết. Có điều lạ là chức năng nội tiết tự nhiên của chúng ta có thể bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các độc tố trong thực phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Chỉ cần điều chỉnh để giảm thiểu việc tiếp xúc với ít nhất 2 nguồn độc tố trên thì cơ thể sẽ trở lại trạng thái cân bằng, ngay từ cân nặng.
Hơi thở có mùi. Dù làm đủ mọi cách như đánh răng, nhai kẹo cao su, súc miệng, nuốt bạc hà nhưng có những người không tránh được hơi thở có mùi. Hôi miệng thường liên quan đến vấn đề tiêu hóa nhưng nó cũng có thể là gan đang phải vật lộn để thoát khỏi các độc tố trong cơ thể. Vì thế, triệu chứng hôi miệng chỉ có thể chữa dứt điểm nếu giải quyết được tận gốc vấn đề.
Táo bón. Ruột là lối thoát của rất nhiều độc tố, nên khi bị táo bón, cơ thể giữ lại tất cả các độc tố, thậm chí gây hại cho sức khỏe. Ngoài đau bụng, táo bón còn có thể gây ra đau đầu, đau nhức và mệt mỏi. Táo bón được cho là có liên quan nhiều đến các nguồn độc tố trong sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là những thực phẩm chế biến chứa hóa chất, thuốc trừ sâu và chất bảo quản.
Nhạy cảm với mùi hương. Một người phản ứng mạnh với mùi chứng tỏ đơn giản là người đó nhạy cảm với hóa chất. Hiện hóa chất được sử dụng ngày càng nhiều nên càng có thêm nhiều người nhạy cảm với chúng, bởi cũng có thể đó là biểu hiện của cơ thể khi phải chiến đấu với tình trạng quá tải chất độc hại, nhất là với những người bị đau đầu hoặc đau bụng chỉ vì mùi hương.
Mụn ở da. Mụn trứng cá, phát ban và các vấn đề về da khác là một trong những dấu hiệu hàng đầu cho tình trạng quá tải chất độc hại. Đặc biệt, mụn trứng cá có liên quan đến các độc tố trong chế độ ăn uống hoặc các sản phẩm chăm sóc da. Bị chàm hoặc bệnh vẩy nến cũng có thể là báo động đỏ cho thấy giới hạn chịu độc hại của cơ thể.
Theo Yến Chi
An ninh thủ đô
5 thực phẩm từ Trung Quốc phải tránh xa Từ hoá chất chết người melamine có trong sữa đến mật ong độc hại, Trung Quốc từ lâu đã cho phép thực phẩm chứa độc tố (và những sản phẩm xuất khẩu nguy hiểm khác) vượt quá giới hạn. Dưới đây là top 5 loại thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc mà tờ Epoch Times khuyến nghị nên cẩn thận: 1. Cá...