Cách làm yaourt bằng sữa tươi hoặc sữa đặc rất ngon mà lại đơn giản tại nhà
Cách làm yaourt bằng sữa tươi hoặc sữa đặc thực ra không khó như nhiều chị em vẫn nghĩ. Chỉ cần bỏ ra một ít công sức và thời gian là chị em đã có thể sở hữu ngay món yaourt ngon lành, thơm mát và bổ dưỡng rồi.
Yaourt là thực phẩm được tạo thành từ quá trình lên men tự nhiên từ sữa chua men cái. Đó là quá trình vi khuẩn tương tác với các loại đường tự nhiên trong sữa để tạo thành axit lactic. Nếu biết cách sử dụng phù hợp, món yaourt thực sự sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.
1. Lợi ích sức khỏe của món yaourt
Ăn yaourt là một cách giúp chị em khỏe đẹp từ bên trong – Ảnh Internet
Yaourt có hai thành phần chính là Lactobacillus và Bifido Bacterium, ngoài ra còn bao gồm các chất cần thiết cho cơ thể như đường, đạm, chất béo, các vitamin C, B6, B12, E, K, A, D,…Trong mỗi 100 gam yaourt có 95mg photpho, 0,05mg sắt, 121 mg canxi, 12 mg kẽm,…Vì vậy món yaourt có tác dụng:
Tăng cường sự dẻo dai cho đường ruột
Men vi sinh và lợi khuẩn có trong yaourt giúp điều hòa và thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẽ hơn, tăng cường hệ thống miễn dịch, chống đầy hơi, chướng bụng, chống tiêu chảy hay táo bón.
Bổ sung vitamin, giúp xương chắc khỏe
Như đã đề cập, yaourt chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Ăn yaourt là một cách rất tốt để bổ sung thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể này. Ngoài ra, lượng can xi và vitamin D trong yaourt giúp phát triển hệ xương, răng, phòng chống loãng xương, giúp xương phát triển khỏe mạnh.
Vitamin D và canxi có trong yaourt giúp xương phát triển khỏe mạnh – Ảnh Internet
Cải thiện làn da, giảm mệt mỏi
Yaourt là bữa ăn nhẹ tốt cho cơ thể những lúc mệt mỏi, sau khi luyện tập thể dục. Ăn yaourt sẽ cung cấp các axit amin giúp sửa chữa cơ bắp. Vị thanh mát của yaourt sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thư giãn hơn những lúc mệt mỏi. Ngoài ra, các protein trong yaourt giúp tăng lượng nước hấp thụ qua ruột, giữ ẩm cho da và cải thiện tình trạng da khô, giúp da min màng, căng bóng.
Có một lưu ý nhỏ là thời điểm ăn món yaourt có tác động đến hiệu quả của loại thực phẩm này. Bạn không nên ăn yaourt lúc đói, vì lúc này độ toan trong dạ dày thường rất cao, các lợi khuẩn khó sống sót trong môi trường có độ toan cao trong dịch vị dạ dày. Thời điểm sau khi từ 30 phút cho đến 2 tiếng có lẽ là phù hợp nhất để ăn món yaourt.
2. Cách làm yaourt mát bổ từ sữa đặc hoặc sữa tươi
Bạn có thể mua sữa chua men cái tại các cửa hàng – Ảnh Internet
Từ lợi ích do yaourt mang lại ở trên, chúng ta có nhiều động lực để làm yaourt tại nhà, để gia đình có loại thực phẩm dùng thường xuyên tốt cho sức khỏe. Về cách làm, có rất nhiều cách làm yaourt khác nhau, song trong nội dung này, chúng ta sẽ lưu ý cách làm yaourt bằng sữa tươi hoặc sữa đặc, theo cách truyền thống cơ bản nhất nhé:
Video đang HOT
Cách làm yaourt bằng sữa tươi
Nguyên liệu
1/2 hộp sữa đặc có đường1 hộp sữa chua dùng để làm men cái (bạn có thể mua loại sữa chua này ở quán loại 5 – 7k/hộp)1l sữa tươiLọ thủy tinh/ hũ nhựa làm yaourt hoặc bịch ni lông nhỏ để đựng yaourt thun sợiNước lọc, bếp đun, 1 cái nồi inox
Cách làm
Trước tiên bạn đun sữa tươi trên lửa vừa, sữa sôi lập tức bạn giảm lửa nhỏ, thêm sữa đặc vào khuấy đều. Khi khuấy, bạn nhớ chỉ nên khuấy theo một chiều nhất định. Khi hỗn hợp gần sôi lại thì tắt bếp. Đợi sữa nguội bớt, còn hơi ấm, bạn cho hũ sữa chua cái vào, khuấy cho sữa chua cái tan đều. Hỗn hợp sữa xong, bạn múc vào từng lọ thủy tinh/ hũ nhựa làm yaourt đậy nắp kín, hoặc bịch ni lông cột thun lại. Bạn chuẩn bị một nồi nước ấm nóng, nhưng không được quá nóng sẽ chết men cái. Bạn xếp hũ yaourt vào, sao cho nước ngập 2/3 thân hũ. Với yaourt bịch, bạn cũng nên xếp bịch yaourt cho nước ấm ngập 2/3 thân bịch như vậy.Sau khi xếp yaourt vào nồi, bạn kiểm tra nước lại lần nữa, nếu đã nguội thì châm thêm chút nước nóng để cân bằng độ ấm lại, sau đó đậy vung nồi lại. Tránh để nồi yaourt đang ủ ở những nơi quá thoáng mát hay nhiệt độ lạnh, yaourt sẽ khó đông và khó lên men.Thời gian ủ yaourt từ 8 – 10 tiếng. Cách làm yaourt bằng sữa đặc
Nguyên liệu
1 hộp sữa đặc có đường1 hộp sữa chua dùng để làm men cái 500ml sữa tươiLọ thủy tinh/ hũ nhựa làm yaourt hoặc bịch ni lông nhỏ để đựng yaourt thun sợiNước lọc, bếp đun, 1 cái nồi inox
Cách làm
Trước tiên bạn đun sôi nước, sau đó cho hộp sữa đặc vào rồi khuấy đều theo một chiều nhất định. Khi thấy hỗn hợp bắt đầu sôi, bạn cho tiếp 500ml sữa tươi vào, bạn khuấy hỗn hợp lên rồi tếp tục đun khi hỗn hợp sữa lăn tăn.Bạn tắt bếp chờ nguội bớt thì cho sữa chua vào rồi tiếp tục khuấy đều. Bạn cần lưu ý cho sữa cái vào hỗn hợp sữa lúc ấm, để đảm bảo men cái không bị chết. Hỗn hợp đã khuấy xong, bạn đổ vào các lọ thủy tinh/ hũ nhựa đậy nắp kín, hay bọc ni lông cột thun kín lại.
Cho sữa vào nước sôi rồi khuấy đều theo một chiều – Ảnh Internet
Bạn đun tiếp một nồi nước, đợi nước sôi bạn tắt bếp và nhấc nồi xuống đợi cho nước nguội bớt. Bạn đặt những hũ/ bịch yaourt đã chuẩn bị xong vào trong nồi nước này, cho nước ngập khoảng 2/3 hũ/ bịch. Đậy kín nồi lại để ủ sữa chua khoảng từ 8 đến 10 giờ.Cách làm yaourt bằng sữa tươi hoặc sữa đặc có gì khác nhau?
Nếu như trước đây, cách làm yaourt truyền thống của nhiều chị em là chỉ dùng sữa tươi hoặc sữa đặc, thì ngày nay, cách làm truyền thống sử dụng luôn cả hai loại sữa này, chỉ khác nhau về tỉ lệ. Nếu nói đến cách làm yaourt bằng sữa tươi, thì chúng ta biết rằng, cách làm này dùng sữa tươi nhiều hơn, nhưng vẫn có thể có sữa đặc (dùng thay cho đường) để yaourt ngọt thanh và ngon hơn.
Trường hợp nói đến cách làm yaourt bằng sữa đặc, thì đây là cách làm chú trọng tỉ lệ sữa đặc nhiều hơn, được cho là để dễ có độ chua của yaourt như ý.
Thêm vào đó, sự kết hợp sữa tươi trong cách làm yaourt, được cho là sẽ mang lại thành phẩm yaourt mịn hơn.
Yaourt sau khi ủ xong
Sau khi ủ thành công, bạn lấy các lọ sữa chua đã ủ bỏ vào ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh trong khoảng 4 giờ. Nếu bạn để hỗn hợp trong ngăn mát, khi lấy ra sẽ được loại yaourt dẻo thơm, thanh mát. Còn nếu để trong ngăn đá là bạn đã có món yaourt đá dòn tan, mát lạnh.
Bạn cũng có thể biến hóa bằng cách thêm thành phần trái cây vào để đổi vị và tăng giá trị dinh dưỡng cho món yaourt vốn đã tốt cho sức khỏe. Các loại trái cây dùng để thêm vào có thể là: Kiwi, dâu tây, nhãn hay một loại trái cây khác chị em ưa thích.
Thêm trái cây để làm cho cho yaourt thêm hấp dẫn – Ảnh Internet
Để đảm bảo vệ sinh, bạn nên đem trái cây đi rửa sạch bằng nước muối loãng rồi rửa lại bằng nước sạch. Sau đó, bạn cắt trái cây ra thành từng miếng nhỏ có kích thước trong khoảng 1cm khối hoặc cắt theo kích thước mà bạn muốn.
Bạn lấy hũ yaourt trong tủ lạnh ra rồi cho yaourt vào ly. Sau đó bạn đặt thêm trái cây đã chuẩn bị lên trên, có thể thêm một chút sữa đặc, đá bào rồi trộn đều hỗn hợp lên. Bạn cũng có thể bỏ trái cây vào tô, sau đó thêm đá bào, yaourt và sữa đặc lên trên, vậy là bạn đã có cho mình ly yaourt trái cây/ tô yaourt trái cây thanh mát, bổ dưỡng ngay tại nhà, mà không cần ra quán.
3. Những lưu ý cho bạn để ủ yaourt thành công
Nên dùng hũ thủy tinh để đựng yaourt – Ảnh Internet
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và làm sạch các dụng cụ dùng để làm yaourt. Hũ đựng yaourt tốt nhất nên là hũ thủy tinh. Hũ này nên được diệt khuẩn bằng tráng sơ qua nước nóng.Khi đui hỗn hợp yaourt, bạn chỉ nên khuấy theo một chiều và tránh làm bọt nổi lên trên mặt sữa. Nồi nước dùng để ủ sữa chua không được quá nóng hay quá lạnh, nhiệt độ ủ tốt nhất là 40 độ C, luôn ổn định.Khi chọn sữa chua dùng để làm mem cái, để tránh tình trạng lên mem chậm, kém chua hoặc không đông thì bạn nên chọn loại sữa chua còn tươi mới. Vì loại sữa chua này có nhiều vi khuẩn kích hoạt men hơn. Còn nếu bạn có thể tự làm sữa chua men cái thì nên sử dụng loại sữa này trong vòng một tuần. Sữa chua men cái nên được để hết lạnh rồi mới đem dùng.
Lượng men sử dụng quyết đinh độ cứng mềm của yaourt – Ảnh Internet
Lượng men sử dụng sẽ quyết định độ mềm hay cứng của yaourt. Sữa sẽ đông và chua nhanh hơn khi sử dụng nhiều men hơn.Sữa chua không đường hay có đường đều được sử dụng để làm yaourt tùy thuộc sở thích của mỗi người.
Giờ đây hẳn bạn đã thấy cách làm yaourt tại nhà thật dễ dàng phải không! Dù làm bằng sữa tươi hay sữa đặc, sự khéo léo của bạn đều có thể tạo ra được thành phẩm thành công dễ dàng. Đây là loại thực phẩm giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, chứa nhiều lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể thêm khỏe mạnh. Và bạn hoàn toàn có thể tự làm ở nhà bất cứ khi nào rảnh rỗi, để gia đình có thêm thực phẩm ngon, luôn yên tâm về chất lượng, cũng như bảo đảm thỏa khẩu vị của cả nhà.
Cách làm sữa chua uống thơm mát tại nhà
Sữa chua uống có hương vị thơm ngon, mát lành, giúp giữ dáng, đẹp da nên các chị em rất yêu thích. Bạn có thể tự tay làm sữa chua uống cho bản thân, gia đình thưởng thức với cách làm sữa chua uống đơn giản sau đây.
1. Nguyên liệu làm sữa chua uống
- Sữa tươi có đường: 500 ml
- Sữa đặc: nửa hộp
- Sữa chua: 2 hộp
- Một ít sữa bột
2. Cách làm sữa chua uống
Sữa chua uống có hương vị thơm ngon, mát lành (Ảnh: vinamilk.com.vn)
Bước 1: Tiến hành làm sạch tiệt trùng tất cả dụng cụ trước khi bắt đầu thực hiện. Bạn có thể bỏ cốc đựng sữa chua vào nồi nước đun sôi 30 giây rồi vớt ra và để khô tự nhiên hoặc có thể dùng lò vi sóng để tiệt trùng cốc. Việc tiệt trùng dụng cụ sẽ giúp đảm bảo vệ sinh và giúp sữa chua lên men đúng chuẩn, không bị nhớt và bảo quản được lâu.
Bước 2: Cho nước vào nồi đun sôi, để nguội khoảng về 50-70 độ C rồi cho sữa tươi vào đảo nhẹ. Nên đun nước ấm nóng vừa đủ, không nên đun nóng quá sẽ làm chết men ở các bước sau và từ đó làm cho sữa chua sau khi ủ men không được chua hoặc bị đóng nhớt ở dưới đáy.
Bước 3: Cho sữa đặc và một ít sữa bột vào, khuấy đều tay theo một chiều cho tan.
Bước 4: Lấy sữa chua cái ra khỏi tủ lạnh trước khi làm khoảng 20 phút. Sau đó, cho sữa chua ra bát, rồi cho một muỗng hỗn hợp sữa vào bát, khuấy nhẹ cho tan, rồi đổ lại bát hỗn hợp sữa chua vào nồi sữa, tiếp tục khuấy nhẹ nhàng cho hỗn hợp này hoà đều vào sữa và không bị vón cục.
Bước 5: Đong hỗn hợp sữa ra chai nhỏ, đậy nắp, sau đó cho vào máy ủ sữa chua ở nhiệt độ 40 độ C trong khoảng thời gian 7 - 8 tiếng.
Sau khi ủ xong, bạn lấy sữa chua ra và cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 tiếng. Sau đó, bạn lấy sữa chua ra và thưởng thức.
3. Một số lưu ý khi làm và bảo quản sữa chua uống
Nếu bạn không có máy làm sữa chua, có thể thay bằng nồi chiên không dầu hoặc nồi cơm điện. Điều quan trọng là trong khi ủ phải luôn giữ ấm cho sữa trong quá trình lên men.
Để tránh sữa bị tách nước, không lên men được các bạn cần chú ý thời gian và nhiệt độ khi ủ. Nhiệt độ khi ủ sữa chua rất quan trọng, nhiệt độ lý tưởng nhất là khoảng 70 độ C. Khi ủ căn thời gian phù hợp, không nên ủ quá 8 tiếng vì sữa sẽ chua quá, mất ngon.
Trong quá trình ủ, không di chuyển, xê dịch, tránh làm lung lay các lọ đựng sữa chua để sữa được lên men tốt. Không mở nắp nồi, cửa lò nướng trong suốt quá trình ủ. Tỷ lệ pha nước ủ sữa chua là 2 nóng, 1 nguội, nước ủ phải ngập 2/3.
Bạn có thể kết hợp thêm sữa chua uống với các loại siro trái cây (Ảnh: VTC News)
Nếu muốn, bạn có thể kết hợp thêm sữa chua uống với các loại siro trái cây thành sữa chua uống hoa quả.
Sữa chua uống lỏng, dễ dàng đổ ra cốc hay uống trực tiếp. Sữa chua uống phải mịn, không vón cục, không bị chua gắt.
Bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh. Tốt nhất, nên sử dụng sữa chua uống trong vòng 1 tuần để đảm bảo chất lượng.
Với cách làm sữa chua uống đơn giản như trên, bạn sẽ dễ dàng tạo thêm một món tráng miệng thơm ngon, bổ dưỡng cho gia đình.
Chúc bạn thành công!
3 Cách làm sinh tố dâu tây thơm ngon, hấp dẫn giải nhiệt cho ngày hè Dâu tây với mùi thơm nồng nàn cùng vị chua ngọt hấp dẫn, kết hợp sữa tươi và sữa đặc để tạo nên món sinh tố cực ngon khiến người người không thể chối từ. Hãy cùng vào bếp để học ngay 3 cách làm sinh tố dâu tây giải nhiệt cho những ngày trời oi ả nhé! 1. Sinh tố dâu tây...