Cách làm xôi ngũ sắc đẹp mắt cho ngày rằm tháng 7
Vào ngày rằm tháng 7 gia đình nào cũng chuẩn bị một mâm cỗ cúng gia tiên. Sẽ thật thú vị nếu bạn có món xôi nhiều màu trông rất bắt mắt.
Nguyên liệu nấu xôi ngũ sắc ngon
Để thực hiện được cách nấu xôi ngũ sắc chuẩn màu thì bạn cần có đủ nguyên liệu để có thể tạo ra 5 màu cho món xôi:
- Nguyên liệu tạo màu
Nghệ vàng tươi
Gấc đỏ
Lá nếp xanh
Lá cẩm tạo màu tím
- Gạo nếp ngon: 1,5kg
- Rượu trắng
- Đường trắng
- Nước cốt dừa
Hướng dẫn chi tiết cách nấu xôi ngũ sắc đủ màu
Sơ chế nguyên liệu nấu xôi ngũ sắc
- Nghệ tươi cạo bỏ vỏ, giã nát sau đó cho vào một bát con nước rồi hòa tan để lấy nước tạo màu vàng cho xôi.
- Gấc bổ đổi lấy hết hạt để riêng ra bát, sau đó cho 1/2 bát con rượu trắng vào ngâm 30 phút cho gấc phai hết màu ra nước. Tiếp đó bạn đeo găng tay nilon bóp lại cho hạt gấc ra hết màu hoàn toàn rồi bỏ hạt đen đi.
Video đang HOT
Các bước tạo màu cho xôi
- Lá nếp xanh rửa sạch rồi dùng dao thái nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó thêm 400ml nước vào, dùng đũa khuấy đều rồi cho qua ray lọc lấy nước xanh, bỏ bã. Nếu bạn không có ray để lọc thì có thể dùng mảnh vải sạch để chắt lấy nước.
- Lá cẩm rửa sạch, thái thành khúc vừa rồi cho vào nồi đun với 400ml nước trong 15 phút cho nước sôi. Sau đó vớt lá cẩm bỏ đi, lấy phần nước để tạo màu tím. Như vậy là bạn đã sơ chế xong nguyên liệu nấu xôi ngũ sắc nhiều màu rồi.
Tiến hành thực hiện cách nấu xôi ngũ sắc
- Bước 1: Gạo nếp vo sạch rồi chia ra làm 5 phần khác nhau để tạo 5 màu cho xôi ngũ sắc. Mỗi phần gạo ngâm với 400ml nước màu khác nhau, phần gạo cuối cùng ngâm với nước bình thường để tạo màu trắng cho xôi.
- Bước 2: Sau khi ngâm gạo được khoảng 1 tiếng thì bạn vớt gạo ra 5 bát khác nhau, mỗi bát bạn thêm thêm một chút nước cốt dừa 1 thìa đường trắng 1/2 thìa cà phê muối, sau đó trộn đều cho gạo khi nấu được đậm vị hơn.
- Bước 3: Cuối cùng bạn cho nước vào nồi hấp rồi cho từng phần gạo vào hấp. Hấp xôi đến khi nào xôi chín, hạt xôi mềm dẻo đạt yêu cầu là được, tắt bếp. Giờ thì bạn cho xôi ngũ sắc ra các đĩa khác nhau hoặc cho vào khuôn làm thành xôi 5 tầng nhiều màu sắc… Bạn có thể tự sáng tạo trang trí riêng cho món ăn của mình.
Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian bạn cho thể cho cả 5 phần gạo vào hấp chung nhưng phải ngăn cách thành 5 phần khác nhau bằng lá chuối để các màu tránh bị trộn lần với nhau.
Chỉ với vài bước đơn giản như vậy bạn đã hoàn thành xong món xôi ngũ sắc ngon, đẹp mắt cho mâm cỗ ngày rằm rồi đấy.
Chúc các bạn thực hiện thành công!
Theo 24h.com.vn
Chuyên gia gợi ý lễ vật cúng Rằm tháng 7
Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển cho biết, tùy mỗi gia đình có thể cúng chay hoặc cúng mặn.
Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển cho biết, rằm tháng 7 âm lịch là ngày lễ Vu Lan, đây là một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất, thể hiện tấm lòng "ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Theo ông Hiển, nghi thức lễ Vu Lan không nên tiếp cận theo góc độ thuần túy tín ngưỡng tôn giáo mà mang ý nghĩa thắp lên ngọn đuốc trí tuệ của tình thương yêu. Đó là ý nghĩa đích thực của ngày Vu Lan, nét đẹp nhân văn trong ứng xử của những người con đại hiếu bởi sự hiếu thảo không thuộc về bất kỳ tôn giáo nào.
Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển cho biết, tùy mỗi gia đình có thể cúng chay hoặc cúng mặn.
Mâm cỗ cúng Phật bao gồm các món chay
Mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7. (Ảnh minh họa).
Những món chay nên có trong mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm:
- Xôi đỗ xanh/ xôi gấc/ xôi vò
- Gà chay
- Nem chay rán
- Giò lụa chay
- Đậu đũa luộc
- Canh nấm/ Canh rau củ chay
- Gỏi/ Nộm chay
Mâm cỗ cúng thần linh và gia tiên
- Gà luộc
- Xôi trắng
- Chả giò rế
- Giò lụa
- Miến gà
- Canh sườn bí đao
Mâm cúng chúng sinh, lễ vật gồm có:
- Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)
- Hoa quả (5 loại 5 mầu)
- 12 cục đường thẻ
- Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...)
- Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo
- Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã)
- Nước : 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.....
Cũng theo chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển, theo xu hướng chung các gia đình thường cúng rằm tháng 7 từ ngày mùng 10 tháng bảy âm lịch đến trước ngày chính rằm (tức là ngày 15/7 âm lịch). Còn ngày 15/7 sẽ chỉ để cúng các cô hồn vương vất, không nơi nương tựa, đang bị đói ăn.
Lúc này mâm cũng được dọn ngoài đường, trước nhà... nhưng không được để trong nhà, tránh trường hợp các vong hồn theo vào.
Còn với lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ cầu siêu, báo hiếu tổ tiên, nên thực hiện vào ban ngày. Tuy nhiên, dù chọn giờ nào thì việc cúng cô hồn cũng đều phải diễn ra vào trước 12 giờ đêm ngày 15/7 âm lịch.
Tháng 7 âm lịch cần kiêng những gì?
Chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển cho biết, tuỳ theo vùng miền sẽ có những điều cần kiêng kị trong tháng 7 - tháng cô hồn.
Cụ thể:
- Kiêng ra ngoài buổi trưa: Theo quan niệm, buổi trưa ma quỷ thường đi lang thang nên đi ra đường buổi trưa sẽ không tốt. Nếu có đi nên đi sát đường chứ không nên đi giữa đường.
- Khi cúng cô hồn cúng xôi, cháo, bỏng: Khi gia đình cúng những thứ này, ma quỷ đi qua cửa có cái ăn sẽ không bị quấy nhiễu.
- Kiêng buôn bán trong tháng cô hồn, nếu làm vào tháng đó sẽ không thành công. Không cưới gả, không làm nhà mới... nếu không có gì gấp rút...
Theo Danviet.vn
Cỗ cưới quê hoành tráng, biết là "lỗ" vẫn chi 1,8 triệu/mâm 11 món, dân tình đoán ngay: Quảng Ninh Dù biết làm cỗ như vậy sẽ "lỗ" nhưng chủ nhân mâm cỗ vẫn rất vui vẻ. Mới đây, trên mạng xã hội, một tài khoản facebook đăng tải bức ảnh về một đám cưới quê với loạt thức ăn rất hoành tráng, ngon miệng, đặc biệt là đề huề hải sản thu hút sự chú ý. Trong bức ảnh, mâm cỗ cưới...