Cách làm vịt om sấu thơm ngon giải nhiệt mùa hè
Là một trong những loại nguyên liệu được yêu thích mùa hè, sự kết hợp của thịt vịt và sấu chua sẽ tạo nên hương vị thơm mềm, ngọt đậm của thịt vịt, thêm vị dua dịu dịu của sấu quả khiến mùa hè lại trở nên thú vị.
Đặc biệt, món vịt om sấu được nấu bằng nước cốt dừa lại càng khiến món ăn thêm ngọt lịm, đậm đà và bổ dưỡng.
Cùng xem cách làm món vịt om sấu nhé!
Nguyên liệu để làm vịt om sấu:
- con vịt
- 5 củ khoai sọ
- 200ml rượu trắng
- 5-7 quả sấu tươi
- Hành tươi, tỏi, sả, gừng tươi
- Rau ngổ, mùi tàu
- 1 quả dừa
Cách chế biến vịt om sấu:
Bước 1:
Video đang HOT
Vịt sau khi được sơ chế, đem về rửa lại sạch, rồi bóp chung với gừng tươi đã đập dập, băm nhuyễn để khử bớt mùi hôi.
Sau đó chặt khúc vừa ăn.
Bước 2:
Hành củ, tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhuyễn, Sả cây rửa sạch, băm nhuyễn.
Ướp Vịt với số hành, tỏi, sả đã băm nhỏ sau đó thêm thìa cafe muối, một chút tiêu khoảng 30 phút để gia vị ngấm vào vịt.
Bước 3:
Sấu tươi cạo sạch vỏ, ngâm với nước lạnh. Nấm hương khô ngâm nở, rửa sạch, cắt cuống.
Bước 4:
Cho 1 thìa dầu ăn vào nồi, đợi nóng dầu thì cho nốt phần tỏi, hành, sả còn lại vào phi thơm. Sau đó, cho vịt vào chảo, đảo đều tay để thịt vịt săn lại 1 chút.
Bước 5:
Quả dừa tươi đục lấy nước, đổ nước dừa tươi vào nồi vịt và thêm nước nếu cần sao cho lượng ngập quá phần vịt 2cm. Sau đó thêm nấm, sấu vào đun lửa liu riu.
Bước 6:
Trong lúc này, khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, để nguyên củ cho vào nồi luộc khoảng 5 phút. Sau đó vớt ra, rửa lại bằng nước lạnh. Sau đó mới bổ khoai theo miếng vừa ăn.
Bước 7:
Khi thịt vịt đã chín, cho khoai sọ vào đun tiếp đợi khoai chín hẳn thì tắt bếp. Lúc này, khi chuẩn bị múc canh ra bát, bạn mới bắt đầu dầm sấu, bỏ hạt.
Sau cùng, bạn múc canh ra bát, thêm rau ngổ và mùi tàu đã rửa sạch, băm nhỏ vào bát canh. Vịt om sấu có thể ăn kèm cơm hoặc bún mùa hè đều vô cùng hợp.
Món Vịt om sấu không những dễ làm mà còn bổ dưỡng và giải nhiệt rất tốt cho mùa hè
Chúc bạn ngon miệng!
Buổi sáng tràn đầy năng lượng với món bún sườn chua cực thơm ngon!
Bún thường là một trong những món được nhiều người chọn thưởng thức vào buổi sáng nhất, các loại bún thì quá là đa dạng rồi, thế nhưng món bún sườn chua chưa bao giờ là món bị "thất sủng" cả đúng không nào?
Sự tươi mới, giòn sật của miếng sườn sụn cùng sự đậm đà, bùi ngon của giò sống hòa quyện trong thứ nước dùng thanh thanh, chua chua giúp món ăn chẳng bao giờ bị ngán cả
Chuẩn bị nguyên liệu
Sườn sụn: 500 - 600 g
Giò sống: 200g
Bún: 300 - 400g
Sấu: 5 - 6 trái, cà chua: 2 - 3 trái, dọc mùng: 3 tàu, mộc nhĩ: 3 - 5 tai.
Hành khô: 2 củ
Hành tươi, rau răm, rau mùi, các loại rau sống ăn kèm, ớt.
Mắm, muối, mì chính.
Lưu ý: Các bạn chọn mua phần sườn sụn non, mềm, sau khi nấu có thể nhai dễ dàng, chính cái sần sật, giòn giòn của sườn sụn non làm món ăn trở nên hấp dẫn, thú vị hơn nhiều nhé, chứ mua phải phần sườn sụn cứng là đau răng và ăn khó chịu lắm luôn ấy
Cách làm:
Bước 1: Các loại rau sống ăn kèm các bạn nhặt lá úa, già, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút rồi rửa lại 2 - 3 lần bằng nước sạch để có thể loại bỏ bớt phần thuốc hóa học còn đọng trong lá nếu có nhé, nói chung là phần rau sống này các bạn rửa càng kỹ lưỡng càng tốt, vì là món ăn sống luôn mà nên là chúng mình phải thật cẩn thận. Sau đó các bạn vớt rau sống ra rổ và để nơi thoáng mát cho thật ráo nước.
Hành tươi, rau răm, rau mùi các bạn cũng nhặt và rửa thật sạch rồi thái nhỏ; hành khô bóc vỏ bằm nhỏ; sấu cạo sạch vỏ ngoài; cà chua thái múi cau; mộc nhĩ bỏ rễ, ngâm nở cũng băm nhỏ; còn phần dọc mùng các bạn tước sạch sơ, nhớ đeo bao tay nha vì có thể bị ngứa đấy, cắt khúc khoảng 3 - 4cm, ngâm với nước muối loãng cho dọc mùng bớt vị hăng và ngứa, trụng qua nước sôi (thật nhanh tay trụng kẻo dọc mùng bị nát nhé) rồi vớt để ra đĩa.
Bước 2: Sườn non mua về các bạn cũng nhớ sát muối, rửa sạch lại bằng nước lạnh, chặt thành các khúc vừa ăn dài khoảng 5 - 6cm, chúng mình cho sườn vào nồi, đổ nước lạnh vào rồi đun sôi, khi nước vừa sôi các bạn đổ sườn ra rổ rửa sạch lại bằng nước. Làm như vậy, sườn của chúng mình sẽ sạch hơn, thơm hơn, khi nấu nước dùng cùng sườn nước dùng sẽ trong và thanh hơn, ít váng bẩn hơn hẳn đấy. Tuy là thêm một bước nữa nhưng mà đảm bảo thì vẫn hơn các bạn nhỉ
.
Giò sống mua về các bạn cho ra bát trộn chung với mộc nhĩ đã bằm sẵn cùng 1/2 thìa cafe hạt nêm, 1/2 thìa cafe tiêu, trộn thật đều mộc nhĩ và giò trộn lẫn hòa quyện với nhau. Vê giò sống thành từng những viên nhỏ tròn vừa ăn.
Bước 3: Các bạn cho sườn vào nồi, đổ nước ngập sườn, cho luôn sấu vào nồi và đun sôi, khi thấy nước sôi, các bạn vặn lửa nhỏ ninh đến khi sườn chín, mềm nhũn thì vớt sấu và sườn ra đĩa để riêng. Để ninh sườn chín mềm nhanh, các bạn có thể cho sườn vào nồi áp suất ninh trước đến khi chín mềm thì đổ ra nồi tiếp tục nấu bình thường, như vậy sẽ tiếp kiệm được khôi khối thời gian đấy. Trong trình ninh bằng nồi bình thường, các bạn nhớ hớt hết phần váng bọt để nồi nước dùng trong và thơm nhé.
Nếu thấy nồi nước dùng bị cạn, các bạn chế thêm nước vào nồi sao cho đủ dùng, tiếp tục đun sôi, khi thấy nước sôi các bạn thả từng viên giò sống đã chuẩn bị trước vào nồi, khi thấy giò nổi lên trên mặt nước là giò đã chín, các bạn múc giò để riêng ra bát. Các bạn cho sấu ra bát con chế thêm chút nước nóng rồi dằm nhừ, chiết phần nước đổ vào nồi nước dùng, nhớ bỏ phần bã sấu đi nhé. Thả cà chua vào nồi tiếp tục đun, lúc này các bạn nêm nêm lại gia vị vào nồi nước dùng, đến khi thấy vừa miệng và cà chua đã chín mềm, nước có vị chua thanh mát là đã hoàn thành nồi nước dùng rồi đó.
Các bạn lấy bát tô, cho vào bát một lượng bún vừa ăn, xếp mọc, xương, dọc mùng lên trên mặt bún, thêm chút hành tươi, rau răm, rau mùi thái nhỏ cùng vài lát ớt, sau đó từ từ chan nước dùng lên trên, món này ngon nhất là khi dùng nóng nha mọi người. Vậy là chúng mình đã chuẩn bị cho cả nhà được những bát bún sườn vô cùng thơm ngon, đảm bảo chất lượng tuyệt hảo rồi. Bữa sáng mà có ngay bát bún sườn đủ đầy thế này thì đúng là quá hấp dẫn nhỉ
Lưu ý khi làm món bún sườn chua:
Để tạo vị chua cho món bún sườn các bạn có thể sử dụng cả me nhé trong trường hợp đã hết mùa sấu, nhưng theo kinh nghiệm của mình thì vị chua của sấu thanh và ngon hơn me nha.Các loại rau thơm các bạn có thể ăn kèm như giá đỗ, rau tía tô, xà lách, hoa chuối bào sợi ... tùy vào khẩu vị của bản thân nha.Mọc, giò sống các bạn cũng có thể chiên lên nhưng mình không quá thích vì mình thấy như thế hơi nhiều giàu mỡ làm mất đi vị thanh đạm của món bún này.
Hướng dẫn cách làm món bún bò Huế cực ngon, cực chuẩn vị! Chắc hẳn ai mà đã từng đến thành phố Huế mộng mơ cũng đều không quên nếm thử món ăn đặc sản ở nơi đây - món bún bò Huế. Món ăn đậm đà, hấp dẫn khiến biết bao du khách đã thưởng thức qua còn nhớ và lưu luyễn mãi thôi cái hương vị đặc trưng ấy. Cách nấu món bún bò...