Cách làm trắng răng tại nhà
Không phải ai cũng đủ tiền cho phương pháp làm trắng răng chuyên nghiệp này. Vậy phải làm thế nào để răng vẫn trắng đẹp mà không quá tốn kém?
Bạn có thể sử dụng những dụng cụ có sẵn tại nhà để dùng cho những thời điểm cần gấp. Do không giúp răng trắng bóng trong một thời gian dài nên chúng không gây hại quá nhiều cho men răng. Tuy nhiên, một số phương pháp làm trắng răng tại nhà nếu không cẩn thận, có thể làm răng bị mẫn cảm và gây tổn thương lợi. Vì vậy, trước khi làm trắng răng tại nhà, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nha khoa về thời điểm, dụng cụ và phương pháp làm trắng răng, ngoài ra cần biết trước về những tác dụng phụ có thể gặp phải do việc làm trắng răng mang lại.
Đầu tiên hãy thử tự làm kem đánh răng, nguyên liệu gồm canxi tán nhỏ, muối và nước. Hòa canxi với muối, cho vào đó một ít nước tạo thành một chất đặc quánh, nếu muốn kem đánh răng có mùi thơm thì trộn vào đó một ít kem đánh răng mà bạn thường dùng. Khi đánh răng bằng kem tự chế, cần phải cẩn thận, không nên chải quá mạnh và kéo dài quá ba phút.
Cách thứ 2 là than hoạt tính, loại này có bán tại các hiệu thuốc. Tán nhỏ than hoạt tính, quệt chúng lên bàn chải và đánh như bình thường. Đánh răng kiểu này giúp loại bỏ cao răng dễ dàng và không làm mòn men răng. Ưu điểm vượt trội của than hoạt tính là an toàn và không gây hại cho niêm mac miệng. Điểm lưu ý khi sử dụng phương pháp này là không nên đánh mạnh tay vì các hạt than hoạt tính có thể làm tổn thương men răng.
Sôđa và chất tẩy hydro peroxyt cũng là cách làm trắng răng tại nhà khá phổ biến. Tuy nhiên, như bất kỳ cách làm trắng răng nào, nếu sử dùng quá mức cũng đều gây hại cho men răng và ảnh hưởng không tốt đến lợi. Sôđa và chất tẩy hydro peroxyt có chứa nhiều kiêm tinh (chất ăn mòn) nên có thể bào mon niêm mạc lợi. Ngoài ra, suc miêng sau khi sử dụng chất tẩy hydro peroxyt có thể làm trôi chất này vào dạ dày. Nếu dùng sôđa làm trắng răng thì cần cẩn thận khi đánh răng, tuyệt đối không để sôđa dính vào lợi.
Trong các phương pháp làm trắng răng tại nhà hiện nay còn có thể kể đến việc gắn vào răng một bộ làm trắng chuyên dụng. Tuy nhiên, không nên tự dùng bộ này tại nhà mà nên đến các trung tâm nha khoa bởi bác sĩ mới biết chính xác lượng gel cần sử dụng và phải loại bỏ hoàn toàn các gel thừa vì nếu nó dính vào lợi sẽ gây thích ứng.
Theo Dân trí
Những nguyên nhân gây hại men răng
Men răng là một lớp vật chất siêu cứng, có thể chịu được nhiều tác động nhưng lại rất dễ bị tổn thương bởi nhiều nguyên nhân.
Men răng bảo vệ răng như thế nào?
Men răng là một loại vật chất có tác dụng giống như vỏ trứng. Nó bảo vệ những phần mềm và có thể bị tổn thương ở phía trong răng.
Nhưng không như vỏ trứng, lớp men răng mỏng hơn và dẻo dai hơn. Thực tế, lớp men răng là mô khó bị tác động nhất trong cơ thể. Nó có thể "đứng vững" dù thực hiện các thao tác nhai, cắn và gặm nhấm kéo dài hàng chục năm liền, tất nhiên phải đi kèm với điều kiện là chất men tốt và được chăm sóc răng đúng cách.
Cái gì làm cho răng trắng?
Men răng dường như rất trắng nhưng thực tế phần nằm ngay dưới men răng là ngà răng mới quyết định độ trắng của răng. Men răng là một lớp chất rất cứng, hơi trong.
Qua thời gian, cà phê, trà, rượu, thuốc lá và các hợp chất khác có thể "nhuộm" màu men răng, làm cho nó bị xỉn, vàng hay xám.
Video đang HOT
Từ xói mòn men răng đến những lỗ hổng trên răng
Trong hình, các lỗ hổng đang hình thành ở chính giữa
Mặc dù rất cứng, rất chắc nhưng không có nghĩa là men răng không thể phá hủy. Axit trong thực phẩm và vi khuẩn có thể "gặm nhấm" men răng từ từ, gây ra tình trạng xói mòn men răng và tạo ra những lỗ sâu.
Men răng cũng có thể bị vỡ, rạn. Và không như xương, em răng không thể tự tái tạo, tức là nó sẽ bị tổn thương vĩnh viễn.
Sâu răng và răng nhạy cảm
Những gì sẽ xảy ra khi men răng bị tổn thương? Các lớp ngay dưới men răng sẽ nhanh chóng bị tổn thương dẫn tới sâu răng. Các lỗ hổng không phải là vấn đề duy nhất.
Khi men răng bị tổn thương, răng sẽ trở nên nhạy cảm với các nhiệt độ "bất thường". Chẳng hạn như ăn kem hay uống cốc cà phê nóng đều có thể gây đau buốt, khó chịu.
Vi khuẩn phá hủy men răng như thế nào?
Những cái que màu xanh lá cây trong ảnh là những vi khuẩn gây viêm nướu răng
Sau khi ăn, một số loại vi khuẩn trong miệng sẽ "mở tiệc" thưởng thức các loại đường từ các loại thực phẩm ngọt và tinh bột. Quá trình "liên hoan" này sẽ tạo ra những axit gây phá hủy men răng.
Axit trong sô-đa, nước quả và các loại đồ uống cũng gây hại, thậm chí một số loại còn phá hủy men răng mạnh hơn cả axit trong cục pin.
Theo thời gian, những axit này sẽ gây xói mòn men răng, làm "thu co" kích thước của răng.
Chuyên gia nếm rượu có nguy cơ cao nhất
Tại sao ư? Đó là vì việc nhấm nháp rượu nhiều lần trong ngày và súc miệng sẽ làm gia tăng sự tiếp xúc của axit với men răng.
Đó là lý do tại sao nên uống rượu, sô-đa hay trà ngọt trong bữa ăn thay vì nhấm nháp nó hằng giờ.
Các vấn đề liên quan tới ăn uống
Bức ảnh này cho thấy sự xói mòn men răng do chứng cuồng ăn vô độ
Các bệnh gây ra do nôn hay trào ngược axit dạ dày có thể gây hại cho men răng.
Khi axit dạ dày trào ngược lên miệng, nó có thể phá hủy cả men răng. Những bệnh thường xuyên gây nôn, các vấn đề về đường tiêu hóa dẫn tới các rối loạn ăn uống cũng gây hại cho răng tương tự.
Vấn đề với khô miệng
Nếu bị khô miệng, do tác dụng phụ của dùng thuốc hay bệnh lý thì axit sẽ "lưu luyến" ở lại miệng lâu hơn và gây xói mòn mên răng.
Cách xử lý duy nhất là nên bổ sung các khoáng chất để tăng cường sức khỏe men răng.
Tật nghiến răng
Trong ảnh, những răng chịu nhiều ma-xat mòn đến mức tạo rãnh
Một nguyên nhân khác làm tổn thương men răng là nghiến răng lúc ngủ.
Theo thời gian, tình trạng siết chặt và va chạm không ngừng sẽ bào mòn men răng
Tật nghiến răng lúc nủ là một trong những tật xấu không thể kiểm soát. Vì thế, giảm stress là cách tốt nhất. Nếu không có thể đeo hàm bảo vệ lúc ngủ.
Miệng không phải là dụng cụ mở chai
Mẹ bạn nói đúng: không bao giờ được mở chai, mở hộp hay bất kỳ vật nào bằng răng. Những hành vi này có thể làm vỡ hay rạn men răng.
Tật gặm bút hay móng tay hay nhằn hạt dưa... cũng gây hậu quả tương tự.
Trẻ em và tình trạng xói mòn men răng
Nhiều chuyên gia tin rằng tình trạng xói mòn men răng đang gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em. Tại sao? Theo một số chuyên gia, đó là vì trẻ uống nhiều đồ uống chứa axit và sô-đa.
Các đồ uống không phải từ nước máy (nước đóng chai) thường ít chất fluor bảo vệ và vì thế nó cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng xói mòn men răng.
Những mẹo để chống xói mòn men răng
Có những cách đơn giản để giảm xói mòn men răng. Đó là đánh răng sau khi ăn hay uống. Dùng bàn chải mềm và kem đánh răng có fluor.
Bạn cũng có thể uống sữa hay ăn một chút phô-mai sau bữa ăn để giúp trung hòa axit.
Cuối cùng, nhai kẹo cao su không đường có chất xylitol sau ăn cũng giúp tăng tiết nước bột.
Theo Nhân Hà
Dantri/WD