Cách làm sáng da vòng ba
Da mông thâm sạm, không đều màu là kết quả của những nốt mụn, viêm nang lông. Dưỡng sáng da vòng ba giúp bạn thêm tự tin mỗi khi mặc đồ tắm.
Những vết thâm sạm, xỉn màu không chỉ xuất hiện trên gương mặt. Chúng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào, ngay cả vòng ba của bạn, theo Healthline .
Da mông cũng cần chăm sóc để không bị xỉn màu hay thâm sạm. Ảnh: Getty.
Vì sao da mông bị sẫm màu?
Da trở nên sẫm màu do dư thừa melanin, ánh nắng mặt trời, mụn.
Da ở các nếp gấp của mông, nách, khuỷu tay, lưng và đầu gối có nồng độ tế bào hắc tố cao. Đồng thời, những vùng da này còn bị cọ xát với quần áo, dẫn đến kích ứng và tăng sắc tố.
Tương tự da mặt, da mông cũng dễ bị nổi mụn. Mông thường xuất hiện mụn viêm hoặc tình trạng gọi là viêm nang lông. Viêm nang lông, mụn viêm làm da mông bị xỉn màu, tạo vết thâm và khiến bề mặt da sần sùi.
Viêm nang lông đặc trưng bởi những nốt nhỏ có đầu trắng xung quanh nang lông hoặc những nốt nhỏ màu đỏ.
Viêm nang lông xuất phát từ việc mặc quần áo chật, tạo nên ma sát. Quá trình cọ xát lặp đi lại lại thường xuyên khiến da mông bị kích ứng, không đều màu.
Video đang HOT
Quần áo chật giữ lại bụi bẩn, mồ hôi, tế bào da chết và vi khuẩn trên da. Mặc quần áo chật càng lâu, đặc biệt khi tập thể dục, da bạn càng dễ bị kích ứng. Môi trường ẩm ướt, kết hợp mồ hôi tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, nấm phát triển mạnh. Từ đó, gây viêm nang lông, nổi mụn, ngứa hay mẩn đỏ.
Quần áo bó sát kết hợp mồ hôi khiến da mông dễ bị viêm nang lông. Ảnh: Muscle & Fitness.
Viêm nang lông cũng có thể phát sinh từ sự mất ổn định nội tiết tố.
Bác sĩ da liễu Heather Woolery-Lloyd ở Mỹ giải thích trên Womens Health : “Sự thay đổi nội tiết tố (như trong chu kỳ kinh nguyệt) làm cho lớp niêm mạc của các nang lông trở nên dính hơn, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và nổi những đốm nhỏ. Androgen là loại hormone có nhiều khả năng làm điều này nhất”.
Cách làm sáng da vòng ba
Nên tắm rửa hàng ngày bằng xà phòng dành cho da nhạy cảm, độ pH thấp. Khi tắm, nhẹ nhàng massage da mông, không chà xát.
Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng cho da mông định kỳ 1-2 lần/tuần. Dùng các sản phẩm tẩy da chết trên cơ thể dạng hạt (scrub) hoặc muối tắm, bã cà phê cho vùng da mông. Sau khi tắm, thoa kem dưỡng thể chứa niacinamide, vitamin C, azelaic acid, AHA, chiết xuất cam thảo nhằm làm sáng vết thâm, da xỉn màu.
Ngồi quá lâu trên ghế, yên xe đạp lúc tập thể dục có thể dẫn đến viêm nang lông. Nếu công việc đòi hỏi bạn phải ngồi nhiều, hãy cố gắng đứng dậy thường xuyên hơn bằng cách đi lấy nước uống.
Sau buổi tập thể dục ướt đẫm mồ hôi, hãy thay quần áo, tắm rửa càng sớm càng tốt. Lựa chọn trang phục tập luyện có đặc tính co giãn, thấm hút tốt, làm từ chất liệu cotton.
Tránh mặc quần áo bó sát vào da. Thay vào đó, chọn trang phục rộng rãi, chất liệu vải mềm mại nhằm không khiến da mông bị cọ xát, dẫn đến kích ứng.
6 nguyên nhân khiến mông của bạn bỗng mọc những chiếc mụn đáng ghét
Mụn có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hiền, mụn ở mông thực chất không phải là mụn mà là các viêm nang lông, một bệnh nhiễm trùng nhẹ ở nang lông, thường là mụn đỏ và mụn mủ.
Làn da mịn màng sẽ giúp bạn tự tin hơn, đặc biệt là khi bạn muốn mặc những bộ đồ gợi cảm khoe body. Sức khỏe & Đời sống đã mời Ths.Bs Nguyễn Thị Hiền - chuyên gia về da liễu, để giúp bạn hiểu rõ hơn và tìm cách khắc phục tình trạng mụn mọc ở mông.
1. Do nội tiết tố
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hiền, nội tiết tố là một trong những nguyên nhân gây ra mụn ở mông. Mặc dù các yếu tố khác cũng góp phần hoặc làm trầm trọng thêm sự phát triển quá mức của vi khuẩn có thể dẫn đến viêm nang lông, hormone vẫn là nguyên nhân đóng vai trò quan trọng khiến mụn xuất hiện.
Những thay đổi về nội tiết tố (như khi phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt) có thể làm cho lớp niêm mạc của các nang lông trở nên dính hơn, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và nổi mụn. Androgen là hormone có nhiều khả năng gây ra điều này nhất.
2. Mặc quần áo ướt đẫm mồ hôi
Mồ hôi có thể làm khô lỗ chân lông, giữ lại bụi bẩn và để lại những vết sưng tấy sau khi tập thể dục. Nên thay quần áo và tắm dưới vòi sen càng sớm càng tốt sau khi bạn tập thể dục.
Nếu bạn không có thời gian để tắm, hãy làm sạch nhanh chóng để loại bỏ vi khuẩn và mồ hôi bằng khăn lau.
3. Ngồi quá nhiều
Viêm nang lông thường do ma sát hoặc kích thích. Ngồi lì trên ghế có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, do áp lực từ việc ngồi. Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải ngồi nhiều, hãy cố gắng đứng lên thường xuyên hơn.
Ngồi nhiều dẫn đến các nang lông bị viêm do ma sát. Ảnh: minh họa
4. Không thay quần lót hàng ngày
Đồ lót không mới sẽ khiến bụi bẩn, mồ hôi dễ gây mụn bám vào da của. Giữ đồ lót luôn sạch và thay hàng ngày sẽ không tạo cơ hội để mụn mọc ở mông.
5. Mặc quần áo bó sát
Quần jean bó và quần legging có thể ảnh hưởng đến việc mụn mọc ở mông. Quần áo bó sát không chỉ gây ma sát với da mà còn giữ mồ hôi và chất bã nhờn, dễ gây tắc nghẽn các nang lông.
Mặc đồ bơi ướt quá lâu sẽ tạo điều kiện cho mụn dễ mọc ở mông
6. Mặc đồ bơi ướt quá lâu
Mặc đồ bơi ướt lâu sẽ khiến mụn dễ mọc ở mông. Bạn nên thay quần áo (hoặc áo tắm khô) ngay khi có thể.
Tuyệt chiêu dưỡng sáng da tự nhiên dành cho làn da xỉn màu và thiếu sức sống Sở hữu làn da trắng sáng, khỏe mạnh luôn là điều mà nhiều chị em ao ước. Bản thân là người không ngần ngại thử nghiệm nhiều dòng sản phẩm khác nhau, mình luôn cố gắng tìm ra một sản phẩm chân ái thỏa mãn tiêu chí an toàn, hiệu quả và có giá thành hợp lý. Và sau một thời gian trải...