Cách làm rượu nếp đơn giản, thơm ngon, không bị cay ăn Tết Đoan Ngọ
Rượu nếp từ lâu đã trở thành thức uống thơm ngon truyền thống người Việt và trong ngày Tết Đoan Ngọ (5/5) đây là món đặc biệt không thể thiếu.
Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời, trở thành “Tết giết sâu bọ” và thờ cúng nhớ ơn ông bà tổ tiên.
Theo tục lệ, vào ngày này mọi người thường ăn hoa quả, bánh kẹo có nguồn gốc tự nhiên (những loại có vị chung là chua, cay, nóng…) vào sáng sớm khi mới thức giấc, với ý nghĩa sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.
Hoa quả, bánh trái có nguồn gốc tự nhiên (những loại có vị chung là chua, cay, nóng…) cùng với rượu nếp là những đồ cúng không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Theo tục lệ, vào ngày này mọi người phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.
Chính vì thế, hoa quả, bánh trái có nguồn gốc tự nhiên (những loại có vị chung là chua, cay, nóng…) là những đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có các món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương, khu vực. Một trong những món không thể thiếu ngày Tết Đoan Ngọ chính là cơm rượu nếp.
Chị em hãy cùng tham khảo cách làm rượu nếp cực đơn giản, dễ làm dưới đây để thực hiện trong ngày Tết Đoan Ngọ.
CÁCH LÀM RƯỢU NẾP TẾT ĐOAN NGỌ
1. Nguyên liệu làm cơm rượu nếp
- 1 kg gạo nếp (chọn gạo nếp cẩm hoặc gạo lứt nếp)
- 20g men rượu (hoặc 2 viên men ngọt)
- 300g đường
Video đang HOT
- Lá chuối hoặc lá sen
Bước 1: Vo sạch gạo nếp, ngâm khoảng 1 tiếng trong nước lạnh. Sau đó đổ gạo ra một chiếc giá, để cho gạo ráo nước rồi bắt đầu đem đi nấu
Bước 2: Trộn đều cơm nếp với một nhúm nhỏ muối trước khi nấu cơm
Bước 3:
- Cách 1: Vớt gạo lên cho róc nước rồi cho vào nồi cơm điện, cho nước ngập mặt gạo khoảng 1,5cm và bật nút nấu chín như bình thường, khi cơm sôi thì đảo lên để xôi chín đều và không bị bén nồi.
- Cách 2: Đổ cơm nếp lên trong những chiếc nồi hấp 2 tầng (giống như đồ xôi). Bạn chỉ cần cho nước ở tầng dưới của nồi, đun cho nước sôi, rồi đổ gạo lên tầng trên, đun tầm 30 phút cho tới khi chín. Hơi nước sẽ làm cơm chín đều mà không lo bị khô hay nhão.
Bước 4: Khi cơm nếp chín, cho ra đĩa hoặc mâm để chờ cơm nguội. Dàn mỏng cơm để nhanh nguội hơn.
Bước 5: Giã nát men rượu, lọc sạch các bã chấu, tạp chất rồi trộn đều với 1 muỗng cafe đường.
Bước 6: Lá chuối/ lá sen rửa sạch, lau khô rồi lót vào rổ sạch để chuẩn bị ủ rượu nếp, chừa lại ít lá để phủ lên bề mặt khi ủ.
Khi xôi nguội chỉ còn hơi âm ấm, các bạn trộn đều từng chút men rượu vào với xôi rồi cho vào trong rổ đã lót lá chuối.
Lưu ý
- Không trộn men khi xôi nếp đang nóng vì sẽ làm chết men.
- Lớp xôi dày chừng 5 cm thì lại rắc đều 1 lớp bột men rượu lên trên, xôi phía dưới đáy rổ thì nên cho ít men hơn phía trên khi ủ rượu nếp, men sẽ ngấm tan dần và chảy xuống phía dưới đáy của rổ. Trên cùng các bạn rải đều 1 lớp men mỏng, đậy lá chuối lên cho kín hết mặt xôi.
Bước 7: Trải chăn vải ra, cho đặt rổ rượu nếp lên trên, đóng kín chăn bao quanh rổ rượu nếp. Với thời tiết nắng nóng như hiện nay thì chỉ sau 24h là rổ rượu nếp đã bắt đầu bốc mùi thơm ngào ngạt.
Lưu ý
- Nên thăm chừng thấy có mùi thơm là phải dỡ chăn ủ ra ngay để các hạt rượu nếp hãy còn căng mọng và ngọt đậm.
- Nếu dỡ ra quá sớm thì men chưa biến đổi thành đường trong món rượu nếp sẽ làm món rượu nếp ăn sẽ có vị đắng của men, còn nếu để ủ quá lâu, men rượu sẽ làm cho tinh bột trong hạt nếp xay tan hết thành nước, khi ăn chỉ còn lớp vỏ bên ngoài lên ăn bị bã và rất cay mùi rượu.
- Sau khi đã ủ cơm nếp sau 24h, chị em có thể bảo quản trong tủ lạnh để không bị chua.
Cơm rượu khi ăn có vị ngọt lại rất thanh, và vị dẻo dai của nếp.
3. Thành phẩm
- Cơm rượu nếp chuẩn của miền Bắc là khi ăn có vị ngọt và mùi thơm đặc trưng của rượu.
- Vị cơm rượu khi ăn có vị ngọt lại rất thanh, và vị dẻo dai của nếp. Khi ăn không chán mà không bị say là đạt thành phẩm.
- Có thể ăn cơm rượu nếp trực tiếp hoặc kết hợp với sữa chua. Đây là món ăn bổ dưỡng, tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa, đồng thời giúp làm đẹp da… nếu bạn thường xuyên sử dụng.
Tết Đoan ngọ không thể thiếu loại bánh dẻo mềm, thơm ngon đặc trưng này
Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5) đến, thị trường bánh ú lại nhộn nhịp. Bánh không chỉ đắt hàng ở chợ mà khách còn tìm mua, đặt hàng từ một tháng trước trên các trang mạng.
Trước ngày Tết Đoan ngọ khoảng một tháng, nhiều lò sản xuất bánh ú tro đã nhận đơn đặt hàng qua mạng. Mối hàng đặt bánh để cung cấp lại cho khách lẻ. Hiện, các lò bánh tại khu Bình Tân, Bình Chánh, Củ Chi (TP.HCM) đang "chạy đua" để kịp sản xuất hàng trăm ngàn chiếc bánh giao cho khách.
Để tìm mua bánh ú tro rất dễ, vì thời gian này hầu như khu chợ nào cũng có người bán, hoặc bạn có thể tìm trên các shop online.
Bánh được làm từ gạo ngâm trong nước tro. Ảnh: TL
Theo tập quán của người Việt, Tết Đoan ngọ luôn có bánh ú tro. Bánh ú tro hội tụ đủ các đặc tính âm, giúp trung hòa độc tố trong cơ thể lại vừa là món ăn thanh nhiệt tốt, dễ tiêu.
Bánh ú lá tro có giá dao động từ 40.000 - 55.000 đồng/chục tùy thời điểm.
Tết Đoan ngọ còn gọi là Tết diệt sâu bọ, diễn ra ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.
Người xưa cho rằng, dịp này cơ thể rất cần các loại đồ ăn có tính mát, giải nhiệt và thải độc.
Ngoài bánh ú tro truyền thống, dịp mùng 5 tháng 5, bánh bá trạng (bánh ú thập cẩm của người Hoa) cũng hút hàng không kém.
Bánh bá trạng nhìn bên ngoài có hình dáng giống như bánh ú ở Việt Nam, nhưng kích thước bánh bá trạng của người Hoa thường to hơn.
Vỏ ngoài của bánh là nếp và đậu được tuyển chọn từng hạt căng tròn. Nếp và đậu đều được ngâm qua một đêm cùng với các vị thảo dược cho ngấm và mềm trước khi làm bánh. Khi ăn, ngoài vị bùi của đậu bạn còn cảm nhận được vị mặn, mùi thơm thảo dược.
Nhân bánh bá trạng gồm rất nhiều loại, tùy theo sở thích bạn có thể chọn bánh có nhân tôm khô, lạp xưởng, trứng muối, thịt đùi heo... Tất cả các loại nhân đều được thợ nấu tẩm ướp và sơ chế kỹ lưỡng trước khi gói bánh. Bánh được gói bằng lá dong để giữ được mùi vị tốt nhất.
Ăn Tết Đoan ngọ còn có các món quen như trái vải, nhãn, cơm rượu nếp, thịt vịt, chè xôi... Nhưng bánh ú tro của người Việt hay bánh bá trạng của người Hoa là món không thể thiếu trong nhiều gia đình.
Cách làm bánh tro (bánh ú) truyền thống chấm mật mía ngày Tết Đoan ngọ Hãy cùng học cách làm bánh tro (bánh gio, bánh ú) ngon tại nhà chỉ với vài bước đơn giản để mâm cỗ ngày Tết Đoan Ngọ - mùng 5 tháng 5 thêm đủ đầy. 1. Bánh tro là bánh gì? Bánh tro hay còn được biết đến với 3 tên gọi là bánh gio, bánh ú tro hay bánh nẳng. Cách làm...