Cách làm nước sốt ‘thần thánh’, trộn hủ tiếu mì khô hay chấm bánh mì đều ngon
Nếu bạn vẫn luôn ‘mê mẩn’ với loại nước sốt hủ tiếu khô ngon tuyệt khi sợi hủ tiếu hòa quyện cùng nước sốt đậm đà thì hãy cùng ‘học lỏm’ một công thức làm nước sốt hủ tiếu khô nhưng lại có thể dùng cùng mì khô và chấm bánh mì chuẩn ngon ngay sau đây!
Trong những món ăn có kèm theo nước sốt thì phần nước sốt đó chính là một điểm đặc biệt tạo nên sự khác biệt và hấp dẫn nhất đối với người thưởng thức. Do đó hãy để chúng tôi hướng dẫn bạn cách pha nước sốt sao cho thật ngon, thật lạ, có thể dùng cho món hủ tiếu khô, mì khô hoặc chấm bánh mì cũng rất ngon nha!
Nguyên liệu làm nước sốt hủ tiếu khô
500g thịt heo (xay hoặc băm nhuyễn)
Hành lá, ngò rí, hành tím, tỏi
Tương cà, tương ớt
Dầu hào, dầu mè
Sa tế
Sốt mayonnaise
Gia vị: Dầu ăn, nước tương, đường, bột ngọt, hạt nêm, tiêu
Bột năng
Cách làm nước sốt hủ tiếu khô
Bước 1: Cắt nhỏ hành, ngò rí và thái mỏng 2-3 củ hành tím.
Video đang HOT
Bước 2: Cho tỏi vào phi cùng một ít dầu ăn cho vàng và thơm rồi cho thịt heo xay vào xào đều đến khi toàn bộ thịt được săn lại.
Bước 3: Tiếp đến, bạn đổ khoảng 800ml nước lọc vào rồi để lửa lớn đến khi nước sôi trở lại.
Bước 4: Sau đó, bạn bắt đầu nêm nếm các gia vị vào nồi với công thức chuẩn như sau:
160ml nước tương
2 muỗng tương ớt
2 muỗng tương cà
2 muỗng canh dầu hào
1 muỗng cà phê bột ngọt
1 muỗng cà phê sa tế
2 muỗng canh sốt mayonnaise
5 muỗng canh đường
muỗng cà phê hạt nêm
2 muỗng canh bột năng (Để tạo độ sánh cho món sốt)
1 muỗng cà phê tiêu
1 muỗng cà phê dầu mè
Sau khi nêm thì các bạn có thể nếm lại và điều chỉnh lại tùy vào khẩu vị của gia đình bạn nhé!
Bước 5: Tiếp theo, bạn cho tất cả hành lá và hành ngò đã thái nhỏ ban đầu vào nồi rồi khuấy đều cho tất cả gia vị tan ra và thấm đều, để sôi thêm khoảng 10 phút cho đến khi món sốt chín hoàn toàn là đã hoàn tất rồi đó!
Lưu ý: Trong quá trình nấu nếu thấy có bọt thì bạn hãy vớt ra để nồi sốt được ngon hơn nha!
Thành phẩm
Tada! Vậy là công thức nước sốt hủ tiếu mì khô của chúng ta đã hoàn thành rồi. Công thức nước sốt này vừa dễ làm, không quá cầu kỳ mà lại có thể dùng được cho nhiều món như: Hủ tiếu khô, mì khô, hoặc thậm chí mua bánh mì không về chấm cùng loại sốt này cũng đều rất thơm ngon đó!
Hy vọng rằng bạn đã ‘bỏ túi’ được thêm một công thức nước sốt tuyệt vời để có thể trổ tài chiêu đãi cho người thân và bạn bè của mình cùng thưởng thức nhé!
Tiệm bánh tằm 'mẹ chồng nàng dâu' ở miền Tây
Tiệm bánh tằm không biển hiệu của chị Thiểu là một trong những quán đồ ăn sáng đông khách nhất chợ Vị Thanh, có từ thời mẹ chồng chị còn trẻ.
Chợ "chồm hổm" gần chân cầu Cái Nhúc ở phường 1, TP Vị Thanh nổi tiếng là nơi bán nhiều mặt hàng nông sản địa phương giá rẻ, cạnh chợ là một dãy các quán ăn, quán cà phê lâu năm. Tìm đồ ăn sáng trong chợ không khó, đủ loại cơm sườn, bánh mì, bún riêu, hủ tiếu, xôi mặn... cho thực khách lựa chọn.
Tiệm bánh tằm của chị Thiểu (38 tuổi) là một trong những hàng đắt khách, có từ thời mẹ chồng chị, đến nay đã hơn 30 năm. Sáng cứ đều đặn 5h chị Thiểu lại dọn hàng ở chợ Vị Thanh, góc bàn bày biện đơn giản với thau bánh tằm ngăn đôi, khay đựng thịt heo, khay đựng xá xíu, rổ rau giá, keo đậu phộng, lọ ớt tươi và đĩa.
Chị Thiểu (38 tuổi), bán bánh tằm được 6 năm từ khi nhận nghề từ mẹ chồng. Ảnh: Huỳnh Nhi
Theo nghề mẹ chồng, chị Thiểu không lo bánh tằm nhà làm "đụng hàng" với những quán khác, nhờ công thức riêng và cách làm khác biệt. Chị tiết lộ, cọng bánh tằm nhà mình nhỏ dài, mềm mịn, khi ăn không bị khô cứng nhờ hấp sát giờ bán.
"Bánh tằm làm bằng bột gạo là chính, 3h sáng mình thức dậy hấp bánh, đến 5h thì mang ra chợ chứ không hấp từ hôm trước", chị Thiểu nói. Đây cũng là bí quyết mẹ chồng chị truyền lại. Bên cạnh đó, bánh ở quán được chia làm hai loại: sợi bánh ngọt pha thêm đường mía và sợi bánh trắng nõn từ bột gạo, không pha hương liệu.
Đĩa bánh tằm 15.000 đồng có thịt nạc heo khìa lát mỏng, dưa chua bóp ráo, giá sống và rau thơm thái rối. Đặc biệt, mỗi phần thêm xá xíu heo viên tròn cùng củ sắn băm, nấu sệt. Xá xíu mềm từ thịt, giòn từ sắn, vị ngọt hòa quyện. Phần nước sốt của xá xíu cũng được rưới cùng bánh để không bị khô, vị vừa miệng hơn.
Chú Thành (50 tuổi) mỗi ngày đều ghé quán bánh tằm này mua 3 phần mang về. Thực khách này cho biết TP Vị Thanh có nhiều quán bánh tằm thịt nướng ngon không kém, nhưng ăn nhiều dễ ngán. "Quán này bán đồ bình dân, nấu không cầu kỳ nên ăn thấy ngon miệng. Tôi ăn bánh tằm từ thời mẹ chồng chị này bán tới giờ", chú nói.
Còn Đình Anh (20 tuổi) ấn tượng với giá bán của món ăn tại quán: "Bình thường mình mua hộp bánh tằm sợi ngọt từ 15.000 đến 20.000 đồng là ăn no cả buổi sáng, đồ ăn giá rẻ mà chất lượng".
Chị Thiểu cho biết, tiệm ở vùng nông thôn nên ưu tiên bán giá bình dân: "Mỗi ngày mình hấp khoảng bốn xề bánh, riêng thứ bảy, chủ nhật thì khoảng sáu, bảy xề. Bánh của mình cũng được người khác mua đi bán lại với số lượng lớn, họ mua hộp mình chuẩn bị sẵn hoặc chỉ mua cọng bánh rồi tự làm món ăn kèm", chị nói. Ngày nào khách đông, quán bán đến khoảng 9h là hết bánh.
Quán nhỏ kê bàn ghế thấp, chỉ đủ chỗ cho khoảng sáu, bảy người nên khách thường mua mang đi hoặc gọi giao hàng tận nơi. Hạn chế về không gian nên quán không phù hợp cho những thực khách đi theo nhóm đông. Khách có thể để xe trước quán nhưng không có người trông, nên phải tự bảo quản tài sản, tư trang.
Cách nấu thịt bò kho ngon và đơn giản nhất Thịt bò kho là món ăn ngon, bổ dưỡng và được nhiều người yêu thích. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nấu thịt bò kho ngon nhất, đơn giản nhất. Đây là cách nấu thịt bò kho không cần nhiều gia vị cầu kỳ phức tạp. Hướng dẫn cách nấu thịt bò kho ngon và đơn giản Nguyên liệu - 1,2 kg...