Cách làm món chè bưởi thơm ngon không bị đắng
Với hương vị ngọt ngào, thanh tịnh hòa quyện cùng cái giòn dai của bưởi, cái béo ngậy của nước cốt dừa và thơm bùi của đậu xanh, chè bưởi nhanh chóng trở thành món ăn ưa thích.
Chè bưởi là món tráng miệng phổ biến của người dân miền Tây Nam Bộ. Để làm được món chè bưởi không khó, nhưng người nấu phải có những bí quyết sao cho cùi bưởi không bị đắng và dai, đậu xanh mềm vừa phải nhưng vẫn nguyên hạt, không bị nát. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cách sơ chế, chế biến những nguyên liệu chính của món chè bưởi thơm ngon, đem hương vị chè bưởi truyền thống, đúng điệu miền Tây về chính ngôi nhà của bạn.
Với hương vị ngọt ngào, thanh tịnh hòa quyện cùng cái giòn dai của bưởi, cái béo ngậy của nước cốt dừa và thơm bùi của đậu xanh, chè bưởi nhanh chóng trở thành món ăn ưa thích của người dân Việt trên khắp mọi miền đất nước.
Nguyên liệu chính của món ăn này là cùi bưởi, đậu xanh và nước cốt dừa. Nguyên liệu dễ tìm, cách làm đơn giản, vậy còn chần chừ gì mà không bỏ túi cho mình một vài bí quyết để món chè bưởi made-by-me trở nên hoàn hảo hơn bao giờ hết.
Làm thế nào để cùi bưởi không bị đắng và xơ?
Cùi bưởi là nguyên liệu quan trọng nhất trong món chè bưởi. Vỏ bưởi sau khi được gọt, dùng dao cắt bỏ hết phần màu xanh bên ngoài, chỉ dùng phần cùi trắng bên trong. Cùi bưởi thành phẩm phải giòn, bùi, không xơ, không đắng, không quá dai thì món chè mới thành công.
Cách chọn bưởi cho món chè:
Chúng ta nên chọn bưởi có vỏ ngoài căng không sần sùi, vỏ bưởi màu xanh hơi ngả vàng, cuống và lá còn tươi, như vậy, bưởi vừa chín tới, phần cùi bưởi sẽ có độ dày và thơm. Không nên chọn bưởi quá non hoặc quá già, vì bưởi còn non thì cùi sẽ đắng, bưởi đã già thì sẽ có nhiều xơ.
Trong các giống bưởi nên chọn bưởi da xanh hoặc bưởi năm roi. Đây là hai giống bưởi khá phổ biến, giá thành rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng cho món chè.
Các bước sơ chế cùi bưởi:
Thái hạt lựu cùi bưởi thành từng miếng có kích thước khoảng 1,5cm.
Ngâm cùi bưởi với nước sôi khoảng 30 – 60 phút, dùng đũa khuấy cho cùi bưởi thấm nước sôi. Ngoài ra, có thể ngâm cùi bưởi bằng nước tro trái gòn, nước phèn chua hoặc nước muối.
Vớt cùi bưởi đã ngâm nước sôi sang 1 thau nước lạnh. Xả và bóp nhiều lần để ra hết nước đắng.
Video đang HOT
Cho tất cả cùi bưởi vào một túi vải và tiếp tục bóp đều dưới vòi nước lạnh. Công đoạn này sẽ làm cùi được xả đều, chất đắng trong bưởi sẽ ra hết.
Sau khi xả và bóp, vắt khô cùi bưởi. Lưu ý không vắt quá kiệt làm cho cùi bưởi bị khô và xơ.
Như vậy, công đoạn sơ chế cùi bưởi đã hoàn thành. Vì công đoạn này khá công phu, nên bạn có thể làm nhiều cùi bưởi 1 lần, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng trong những lần sau.
Đậu xanh mềm nhưng vẫn nguyên hạt
Đối với đậu xanh, chúng ta dùng đậu đã cà vỏ, loại tách nửa hạt. Sau khi rửa và loại bỏ hạt bị hư, ngâm đậu từ 4 – 8 tiếng cho mềm trước khi hấp. Có thể ngâm nước ấm để tiết kiệm thời gian hơn.
Hấp cách thủy trong vòng 15 – 20 phút. Lưu ý: không nên để đậu dàn đều trong khay hấp. Đậu được vén thành một tụ sẽ mau chín mềm mà vẫn không bị nát.
Nước cốt dừa – tự làm hay đóng hộp
Nước cốt dừa là thành phần không thể thiếu của nhiều món chè, tạo nên độ đặc, thơm, béo tự nhiên của dừa. Nước cốt dừa có thể tự làm tại nhà với công thức làm nước cốt dừa đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người dùng nước cốt dừa đóng hộp để tiết kiệm thời gian. Mỗi loại đều có ưu điểm riêng, tùy theo mục đích mà chúng ta có thể chọn lựa cho phù hợp.
Nước cốt dừa tăng độ thơm và béo cho món ăn
Nước cốt dừa đóng hộp: có độ béo và độ ngọt được ghi trên nhãn hộp, vì thế bạn nên lưu ý khi lựa chọn. Chúng ta có thể sử dụng trực tiếp, hoặc thêm đường cho vừa khẩu vị. Nước cốt dừa đóng hộp tiện lợi, tiết kiệm thời gian trong khâu sơ chế, nhưng mùi vị khá ngậy, hương vị không tự nhiên.
Nước cốt dừa tự làm: có độ béo và thơm tự nhiên hơn nước cốt dừa đóng hộp. Với nước cốt dừa tự làm, chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng. Tuy nhiên, khi ăn kèm với chè, cần chế biến lại để có độ sánh ngọt vừa ý.
Chè bưởi đúng điệu dùng lúc còn ấm, nếu không thì ướp thật lạnh trước khi ăn. Chè bưởi đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, nhưng để nấu được một nồi chè thơm ngon đúng điệu, nước chè trong và sánh, cùi bưởi không bị đắng và xơ, đậu mềm nhưng không vỡ nát thì không phải ai cũng biết.
Thành phẩm chè bưởi thơm ngon.
Cách nấu chè bưởi thơm ngon hấp dẫn hơn cả ngoài hàng
Cách nấu chè bưởi thơm ngon hấp dẫn hơn cả ngoài hàng ai ăn cũng nghiện.
Ảnh minh họa.
Nguyên liệu nấu chè bưởi gồm có:
Đỗ xanh: 200 gram (đã xát vỏ).
Bưởi: 1 quả.
Đường: tùy theo khẩu vị mỗi người.
Muối.
Bột năng: 100 gram.
Vanilla: 5 ml.
Dụng cụ nấu chè bưởi gồm có:
Nồi
Bát tô to.
Rây.
Cách nấu chè bưởi ngon như sau:
Bước 1: Bạn cho đỗ xanh đã xát vỏ vào trong một cái âu to và cho nước vào ngâm trong khoảng 1 tiếng đồng hồ cho đỗ nở rồi vớt đỗ ra rổ để cho được ráo nước.
Bước 2: Thực hiện sơ chế cùi bưởi (Đây là bước quan trọng, làm cho món chè được ngon và ngọt) Bạn đem bưởi gọt bỏ hết vỏ xanh bên ngoài đi và lấy lại phần cùi bưởi trắng rồi xắt cùi bưởi trắng thành hình hạt lựu dày tầm khoảng 1,5 cm.
Bạn cho muối vào trộn đều với cùi bưởi đã cắt thành hình hạt lựu. Sau đó thực hiện bóp nhẹ tay khoảng vài phút và đem đi xả sạch với nước lạnh rồi vắt cho ráo hết nước. Bạn thực hiện lặp đi lặp lại quy trình này thêm 2 lần nữa rồi nếm nếu thấy cùi bưởi đã hết không còn vị đắng nữa thì cho đường vào ướp với cùi bưởi trong khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Lưu ý: Sau khi làm như trên mà cùi bưởi vẫn đắng thì các bạn cho cùi bưởi vào luộc qua và vắt ráo nước đi rồi hãng cho đường vào ướp nhé!
Bước 3: Bạn cho bột năng vào cùi bưởi đã ướp đường để lăn khô và đợi một lúc cho bột năng phủ đều vào cùi bưởi rồi lấy rây lọc, lọc bớt phần bột năng còn dư ra.
Bước 4: Bạn đặt một nồi nước lên trên bếp và đun thật sôi lên rồi thả cùi bưởi ở bước 3 vào đun tiếp cho đến khi bạn thấy cùi bưởi nổi lên và dần dần chuyển sang màu trắng trong thì bạn dùng muôi thủng vớt cùi bưởi ra. Bạn chuẩn vị sẵn 1 tô nước đá để khi vớt cùi bưởi ra thì nhanh tay đổ vào tô nước đá đó luôn để cùi bưởi được giòn và cứng nhé.
Bạn vớt cùi bưởi ra tô nước đá để trong khoảng 15 phút rồi vớt ra và để cho cùi bưởi được ráo nước nhé.
Bước 5: Bạn tiếp tục đun sôi thêm một nồi nước khác nữa và cho đường vào nồi nước đó khuấy đều cho đường tan hết rồi cho đỗ xanh vào đun tiếp 10 phút cho đỗ xanh chín thì tắt bếp đi.
Bước 6: Bạn cho bột năng vào một cái tô to rồi đổ từ từ nước vào hòa tan ra rồi đổ chỗ bột năng đã hòa đó vào trong nồi nước chè. Vừa đổ các bạn vừa khuấy đều nên cho đến khi nước chè dần sánh lại thì tiếp tục đổ cùi bưởi vào và đun nhỏ lửa rồi tiếp tục cho vanilla vào để món chè bưởi tạo hương thơm ngon hơn.
Bước 7: Bạn đun nồi chè bưởi khi thấy sôi lên thì tắt bếp đi là được.
Bước 8: Các bạn để cho chè bưởi nguội bớt rồi múc chè bưởi ra bát và cho thêm đá vào. Sau đó có thể bắt đầu thưởng thức món chè bưởi thơn ngon, thanh ngọt cùng gia đình của mình rồi đó.
Yêu cầu và thưởng thức món chè bưởi
Món chè bưởi có vị ngọt thanh vừa ăn, có mùi thơm đặc trưng rất hấp dẫn, cùi bưởi ngọt nhẹ, giòn, dai, đậu xanh chín mềm góp phần làm nên vị ngon đặc trưng của món chè hấp dẫn này.
Nước chè bưởi sền sệt, khi ăn kèm với nước cốt dừa và đậu phộng rang sẵn rất thơm ngon và kích thích khẩu vị hiệu quả
Cách thưởng thức món chè bưởi ngon đúng chuẩn: Với món chè này, bạn có thể ăn nóng, ăn lạnh tùy theo sở thích và thời tiết nhé:
Ăn nóng: Múc chè bưởi ra bát, cho lên bên trên mọt ít nước cốt dừa và đậu phộng giã nhỏ là có thể thưởng thức rồi.
Ăn lạnh: Múc chè bưởi ra ly lớn, cho phần đá bào lên trên, tiếp đó bạn cho nước cốt dừa, đậu phộng giã nhỏ lên phía trên đá bào và - 1 thìa nước cốt chanh tùy thích là có thể thưởng thức rồi nhé.
Bật mí phương pháp làm mứt khoai lang cực dễ ai cũng thực hiện được Khoai lang từ lâu đã trở thành loại thực phẩm quen thuộc của mỗi gia đình Việt với hàm lượng dinh dưỡng cao. Từng miếng mứt khoai lang vàng ươm nhâm nhi cùng cốc trà nóng chắc chắn sẽ mang đến hương vị ngọt ngào ấm áp cho cả nhà. Nguyên liệu cần chuẩn bị Khoai lang : 1kg Đường cát :500gr Muối...