Cách làm món bún chả Hà Nội chuẩn ngon “đến từng chi tiết” !
Đã nhắc đến những món ăn truyền thống và ngon nức tiếng của Hà Thành thì không thể không kể tên món bún chả, món ăn đã “đốn gục” dạ dày của biết bao người “lỡ” thử
Chuẩn bị nguyên liệu:
Thịt ba chỉ: 500 g
Thị nạc vai: 500 g
Đu đủ: 1/2 quả
Cà rốt: 2 củ
Các loại rau sống ăn kèm: xà lách, tía tô, rau mùi…Hành khô, sả, tỏi, ớt, chanh.
Bột canh, dầu ăn, muối, mì chính, bột nêm, mắm, mắm tôm…
Cách làm:
Bước 1: Chúng mình cùng bắt tay vào sơ chế nguyên liệu nào: đầu tiên là thịt ba chỉ và thịt nạc vai, các bạn dùng muối sát rửa thật kỹ rồi rửa lại nhiều lần bằng nước, sau đó vớt ra để ráo. Thịt ba chỉ các bạn thái thành những miếng to bản và mỏng. Thịt nạc vai các bạn thái thành miếng nhỏ rồi băm nhuyễn ra nhé. (Các bạn nên sử dụng thịt nạc vai và thịt ba chỉ để chế biến món bún chả này nhé, vì đây là những loại thịt rất mềm và có độ béo ngậy, giúp miếng chả không bị khô, xơ).
Video đang HOT
Tiếp đến là sả, các ban bóc lớp vỏ cứng già bên ngoài, bỏ gốc rồi rửa sạch rồi thái nhỏ, cho tất cả sả vào máy xay cùng 1/2 chén nhỏ nước lọc, tiến hành xay nhuyễn, sau đó lọc vắt lấy phần nước cốt. Hành, tỏi khô các bạn cũng làm tương tự nhé, các bạn bóc vỏ rồi cho vào máy xay cùng chút nước, xay nhuyễn rồi lọc lấy nước phần nước cốt hành, tỏi. Ớt các bạn bỏ bớt hạt, rửa sạch rồi thái thành lát chéo.
Rau sống các bạn nhặt bỏ lá già, úa và gốc rễ và để đảm bảo an toàn, các bạn nên ngâm rau sống trong nước muối pha loãng khoảng 30 phút, rồi mang ra rửa lại nhiều lần dưới vòi nước chảy mạnh, vớt ra rổ để nơi thoáng mát cho thật ráo nước nhé.
Bước 2: Tiếp theo chúng mình sẽ tiến hành pha trộn gia vị ướp thịt nào: cho vào bát 3 thìa cà phê bột canh 3 thìa cà phê đường 3 thìa mì chính 1 thìa cà phê nước hàng (cách làm nước hàng đúng chuẩn mình đã hướng dẫn tại đây nhé) nước cốt sả nước cốt hành, tỏi một xíu mắm tôm (mắm tôm sẽ làm chả dậy mùi hơn, nhưng nếu không thích hoặc không ăn được loại gia vị này các bạn có thể bỏ qua nhé), dùng đũa trộn thật đều 2 nguyên liệu này rồi chia ra làm 2 phần bằng nhau (lượng gia vị trên là ứng với 1 kg thịt nhé, nếu sử dụng nhiều thịt hơn thì các bạn cứ nhân theo tỷ lệ trên nhé, hoặc có thể tăng giảm liều lượng cho phù hợp khẩu vị). Các bạn sử dụng 2 phần nước ướp này để ướp thịt ba chỉ và thịt nạc vai đã được băm nhuyễn riêng ra nhé. Thịt ướp được càng lâu thì hương vị càng đậm đà và thơm ngon hơn, ướp ít nhất khoảng 4 – 5 tiếng nhé, mình thì thường dùng màng bọc thực phẩm, bọc kín rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh ướp qua đêm để thịt ngấm thật kỹ gia vị. Thêm một bí quyết nữa để thịt mềm hơn đó là trước khi nướng cứ khoảng 30 phút các bạn lại cho thêm 1 thìa cà phê nhỏ nước cốt chanh vào thịt ướp nhé.
Bước 3: Trong thời gian chờ đợi thịt ướp, chúng mình sẽ tiếp tục làm nộm đu đủ, cà rốt chua chua ngọt ngọt để ăn kèm cho bớt ngấy nhé. Đu đủ và cà rốt các bạn cạo sạch vỏ rồi thái thành những miếng mỏng (như hình, nếu khéo tay các bạn có thể tỉa cà rốt thành hình hoa cho đẹp mắt nhé), tiếp theo các ngâm đu đủ cà rốt trong nước muối loãng khoảng 30 phút để làm mềm và loại sạch nhựa. Sau đó các bạn vớt ra rổ và để thật ráo, cho cà rốt, đu đủ vào một chiếc bát to rồi trộn lẫn cùng đường giấm chanh ớt, các bạn vừa trộn gia vị vừa nếm thử sao cho vị chua, ngọt, cay thật cân bằng và phù hợp với khẩu vị nhé.
Bước 4: Sau khi thịt đã ướp xong tiếp đến là công đoạn nướng thịt nhé, các bạn có thể dùng lò nướng, nhưng ngon và thơm nhất là chúng mình sử dụng bếp than hoa nên các bạn cố gắng chuẩn bị 1 chiếc bếp than hoa để nướng chả cho thật chuẩn vị nhé. Các bạn phết lên mặt vỉ nướng một lớp mỏng dầu ăn, sau đó lần lượt xếp từng miếng thịt ba chỉ lên, còn đối với thịt nạc vai băm nhuyễn thì trước hết các bạn viên thành từng viên trong nhỏ, ép cho dẹp vừa phải rồi mới xếp lên mặt vỉ. Để khi nướng, thịt và chả được nướng chín vàng đều và nhanh, các bạn không nên xếp chồng thịt và chả lên nhau nhé. Khi nướng các bạn nhớ lật mặt liên tục để thịt chả được nướng chín đều, khoảng 20 phút thì các bạn lại phết một lớp mỏng dầu ăn lên 2 mặt để thịt được bóng ngậy, không bị khô. Khị thịt chả được nướng cháy xém vàng và dậy mùi thơm nức thì các bạn nhấc vỉ nướng ra rồi xếp ra đĩa. Tiếp tục nướng mẻ khác tương tự cho đến khi hết thịt và chả nhé.
Bước 5: Có thể nói nước mắm chua ngọt cũng là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công của món bún chả nên chúng mình cần pha thật chuẩn và đúng tỷ lệ nhé. Các bạn pha theo nước mắm theo tỷ lệ vàng này nhé: 2 nước mắm ngon : 5 nước lọc : 1.5 đường : 1 nước cốt chanh, dùng đũa khuẫy thật đều hỗn hợp trên rồi cho thêm chút mì chính và vài lát ớt tỏi băm nhỏ nữa là hoàn thành xong công đoạn này rùi đấy (vì các loại mắm có độ mặn khác nhau nên các bạn nhớ nếm thử rùi điều chỉnh gia vị lại chút xíu cho thật phù hợp khẩu vị nhé). Bí quyết để ớt tỏi nổi lên, khiến bát nước mắm thêm đẹp mắt đấy là chúng mình hãy đun ấm phần nước lọc trước khi pha nhé.
Bước 6: Đã xong công đoạn chuẩn bị và chế biến, giờ chúng mình chỉ cần bày chả, bún, rau sống, nộm đu đủ cà rốt cùng nơcs mắm nữa là có thể gọi cả nhà ra và chuẩn bị thưởng thức món ăn vô cùng thơm ngon này rùi đấy.
Món bún chả luôn được coi là niềm tự hào của người Hà thành, bởi hương vị thơm ngon, mềm ngọt của từng miếng chả khi ăn kèm cùng bún chấm thêm chút mắm chua ngọt, thêm vài lát nộm đu đủ cà rốt nữa thì đúng là sự kết hợp vô cùng hoàn hảo, khiến ai đã một lần nếm thử thì khó có thể nào quên. Nàng nào mà đã “trót” nghiện món ăn này rùi thì hãy nhanh tay học và làm thử món bún chả theo cách mà blognauanngon giới thiệu này nhé, đảm bảo kết quả sẽ thành công mỹ mãn và được các thành viên trong gia đình yêu thích ngay thui
Quán bún chả Hà Nội 25 năm ở Sài Gòn
25 năm qua, chủ quán giữ thói quen ngồi trước cửa, nhìn mặt khách ra vào để biết họ đã ăn ngon hay không.
Quán ăn nằm trên đường Nguyễn Công Trứ, quận 1 cũng là nơi gia đình anh Cương sinh sống kể từ khi đến Sài Gòn, những năm 90 của thế kỷ trước. Theo anh Cương (sinh năm 1971), quán bún chả này hoạt động tròn 25 năm.
Mỗi suất bún chả tại địa chỉ này có giá 40.000 đồng. Ảnh: Di Vỹ.
Bún chả là món ăn thân quen của người Hà Nội. Anh Cương kể, gia đình anh mang theo công thức chế biến món ăn từ Hàng Thiếc (Hà Nội) vào đất Sài Gòn. "Chúng tôi cố gắng giữ lại hương vị chuẩn để phục vụ thực khách chưa có dịp thưởng thức", anh Cương, chủ quán nói.
Thịt heo có nạc và mỡ đều nhau được tẩm ướp theo công thức gia truyền sau đó đem nướng. Trước đó, gia đình anh đi chợ sớm, mua nguyên liệu tươi về chuẩn bị để kịp mở cửa đón khách lúc 7h. Bún chả, thịt nướng ăn kèm với rau sống, nước mắm chua ngọt, đu đủ, cà rốt xắt miếng nhỏ, ngâm chua.
Thịt nướng lẫn chả để trong chén nhỏ chứ không dùng tô lớn như thường thấy ở Hà Nội. Bún sợi nhỏ, trắng nõn, đựng trong đĩa nhỏ. Rau sống được phục vụ kèm trong đĩa lớn.
Chả giò (hay nem rán) được bán với giá 25.000 đồng một suất. Ảnh: Di Vỹ.
Sự thành công của món ăn không thể thiếu nước mắm. Các loại gia vị được nêm nếm liều lượng hợp lý cho ra vị đậm đà nên nhiều khách thử một lần đều ấn tượng.
Huy Dương, thực khách đến từ Hà Nội nhận xét, có lẽ vì đựng trong chén nên nước mắm ít hơn so với phiên bản gốc. "Vị nước mắm có vẻ hơi mặn so với khẩu vị của tôi, nhưng suất ăn đầy đặn và có giá hợp lý", Dương nói.
Quán nằm trên con đường ở trung tâm thành phố, có không gian khiêm tốn. Thực khách ngồi vào bàn sẽ có nhân viên, cũng là người thân trong gia đình anh Cương, đến chỗ để gọi món. Quán phục vụ chủ yếu bún chả, buổi sớm bán thêm bún thang, bún mọc.
Không gian quán hơi tối và nhỏ nhưng sạch sẽ, mở cửa từ 7h đến 16h mỗi ngày. Ảnh: Di Vỹ.
Hướng dẫn cách làm món bún chả bằng nồi chiên không dầu ngon tuyệt cú mèo ! Tham khảo ngay cách làm món bún chả bằng nồi chiên không dầu mà mình chia sẻ ngay sau đây nhá, không khó một chút nào đâu các nàng ạ Nguyên liệu cần chuẩn bị: 300 gram thịt ba chỉ ngon 200 gram thịt nạc dăm 1 củ hành, 1 củ tỏi, bột sả, hạt nêm, hạt tiêu, dầu hào, nước hàng Phần...