Cách làm mâm cỗ cúng Ông Táo đơn giản
Cùng vào bếp làm mâm cỗ đơn giản mà vẫn giữ được nét truyền thống nhé chị em!
Trong tâm thức người Việt, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình cũng cố gắng dành thời gian để làm mâm cơm để cúng Ông Táo. Với chị em bận rộn, để chuẩn bị được mâm cỗ cũng đòi hỏi không ít thời gian. Tùy từng nếp nhà, tùy từng hoàn cảnh mà bày biện các món cúng khác nhau. Tuy nhiên, cũng có những món thường có như gà luộc, giò lụa, bánh chưng, đĩa miến mộc nhĩ xào. Chị em có thể tham khảo cách làm dưới đây để biết cách làm một mâm cỗ đơn giản nhưng vẫn giữ được nét truyền thống nhé!
Gà luộc
Để tiết kiệm thời gian, chị em có thể nhờ người bán hàng mổ sẵn giúp một con gà trống, sau đó đem về rửa sạch.
Để tránh tình trạng gà luộc da bị rách hoặc bên ngoài chín mà bên trong còn máu đỏ thì nên cho gà vào nồi nước lạnh ngay từ đầu rồi bắc lên luộc, không nên đợi nước sôi mới cho gà vào. Gà nên để bụng hướng xuống dưới và đổ nước sao cho vừa ngập cả con gà là được. Nồi luộc không nên quá to vì sẽ mất thời gian luộc lâu hoặc quá nhỏ cũng khó trở gà cho chín đều.
Chị em lưu ý là, ban đầu bật lửa to và đậy nắp nồi. Khi nước sôi thì hớt bọt cho nước luộc trong. Để sôi khoảng 5 phút thì giảm lửa nhỏ liu riu, nếu để nước sôi sung sục liên tục thì gà sẽ bị rách da, thịt bên ngoài co rút lại mà bên trong chưa kịp chín.
Tùy theo trọng lượng của con gà mà luộc thêm khoảng 20 phút thì tắt bếp. Để thử xem gà chín chưa thì lấy cây tăm xăm thử vào chỗ thịt dày nhất, nếu không có màu hồng là gà đã chín. Nếu gà chưa chín, tiếp tục luộc lửa liu riu thêm chút nữa.
Nếu có nhiều thời gian, sau khi nước sôi và giảm lửa thì tắt bếp. Đậy kín nắp và ngâm gà trong nước luộc khoảng 30 phút. Với gà cúng thì luộc nhanh vừa chín tới kiểu hồng đào để gà vẫn còn giữ nguyên hình dáng đẹp, da không bị khô và rách. Muốn ăn chín thì có thể luộc lại sau khi cúng xong.
Khi gà chín, xếp ra đĩa chuẩn bị cúng nhé.
Canh măng lòng gà
Nếu không có nhiều thời gian để làm món canh bóng bì, canh mọc, canh măng khô thì chị em có thể nấu canh măng chua lòng gà cũng được. Tuy món canh có thay đổi đôi chút nhưng măng cũng là nguyên liệu khá giản dị, dân dã, rất thích hợp trong mâm cỗ cúng Táo quân.
Chị em chuẩn bị nguyên liệu là măng ngâm, lòng gà, hành củ, l chanh (hoặc hành lá), gia vị vừa đủ.
- Măng đem rửa sạch, luộc kỹ, đổ ra rửa bằng nước lạnh.
- Lòng gà làm sạch đem thái nhỏ rồi xào. Cho dầu ăn, hành giã giã nhỏ vào chảo, đến khi hành thơm thì cho lòng gà vào xào không cần đậy vung.
- Khi lòng gà đã chín cho măng vào xào đến khi chín. Cho 1 tí bột nghệ hoặc nước nghệ vào để bát canh được đẹp mắt. Sau đó, cho nước đun sôi vào ngập măng khoảng 2 đốt ngón tay. Đậy vung cho đến khi sôi, canh chín.
- Lá chanh (hoặc hành lá thái nhỏ) thái sợi, rắc vào đảo đều trong bát canh để có mùi thơm.
Miến xào lòng gà
Nguyên liệu để nấu món này bao gồm 1-2 bộ lòng gà, miến, mộc nhĩ, hành, tỏi.
- Lòng gà làm sạch để ráo nước, thái miếng vừa ăn.
Video đang HOT
- Mộc nhĩ đem ngâm với nước nóng (khoảng 30 phút – 1 tiếng) sau đó rửa sạch và thái nhỏ.
- Miến rửa sạch bằng nước lã, sau đó để ráo. Dùng nước nóng khoảng 60 độ C, ngâm miến từ 10-15 phút. Sau đó vớt miến ra để ráo nước (vớt miến ra trước khi xào 15 phút).
- Hành củ, dầu ăn 2-3 thìa, tỏi giã nhỏ.
- Cách làm: Cho dầu ăn, hành giã nhỏ vào chảo, đến khi hành thơm thì cho lòng gà vào xào. Khi lòng gà chín, cho mộc nhĩ vào xào rồi cho cà rốt vào. Tiếp tục đảo cho đến khi lòng gà, mộc nhĩ, cà rốt chín.
- Tiếp theo cho miến và phần tỏi đã giã nhỏ vào đảo đến khi chín rồi cho gia vị vào.
Tất cả đã chín, cho ra đĩa, bày thêm rau mùi để món ăn thêm hấp dẫn.
Giò lụa
Có thể chọn mua ở chợ, siêu thị (lưu ý chọn hàng đảm bảo vệ sinh thực phẩm).
Để sắp lên mâm cỗ, chị em cắt giò thành khoanh có độ dày khoảng 1,5cm. Sau đó, chia khoanh giò thành 6 miếng hình dẻ quạt đều nhau. Cắt thêm một khoanh tương tự rồi xếp lên đĩa tùy ý sao cho đẹp.
Để có món dưa hành ngon cúng trong mâm cỗ ông Công ông Táo, chị em cần làm trước từ 7-10 ngày.
- Hành mua về ngâm với nước vo gạo khoảng 1 ngày.
- Sau đó bóc bớt vỏ, rửa thật sạch, tiếp tục ngâm với nước gạo (nước gạo mới) thêm khoảng 1 ngày để giảm bớt vị cay và đắng của hành.
- Cho nước sôi để nguội, muối biển, đường trắng vào cái lọ khuấy thật đều, đổ hành vào lọ cùng với các nguyên liệu (Nước nên ngập hành khoảng hơn 01 đốt ngón tay). Khi cho hành vào lọ cần phải có dụng cụ để nén chặt hành).
Bánh chưng
Nếu không mua xôi thì chị em có thể thay thế xôi bằng bánh chưng. Để có bánh chưng, chị em phải gói trước 1-2 ngày. Tuy nhiên, để nhanh gọn và tiện lợi, chị em có thể mua bánh ở ngoài hàng.
Chị em có thể xem cách gói bánh chưng không cần khuôn tại đây nếu thích.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các món ăn, chị em chỉ việc lần lượt bày biện lên mâm cỗ để cúng và tiễn Táo quân lên trời. Ngoài ra, chị em nhớ sắp xếp tiền vàng, “lễ vật” và chuẩn bị bài khấn sao cho thật đúng nhé!
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đơn giản, nhanh gọn cho chị em văn phòng. Chúc chị em có mâm cỗ cúng ông Công ông Táo như ý!
Theo Eva
Cách bày đĩa giò chả đẹp cho mâm cỗ ngày Tết
Mâm cơm ngày Tết không thể thiếu khoanh giò lụa, giò bò và cả giò thủ nữa. Mời bạn tham khảo những cách bày đĩa giò chả sao cho đẹp mắt, cho hấp dẫn nhé!
Là món ăn phổ biến cho ngày tết bận rộn, khách đến nhà chỉ cần lấy miếng giò chả treo nơi góc bếp, cắt miếng vừa ăn, xếp ra đĩa cùng với dưa món, vậy là có món ngon, đơn giản đãi khách.
Có ba loại giò đặc trưng và phổ biến là giò lụa, giò bò và giò xào. Mỗi loại giò đều có một hương vị riêng nhưng điều quan trọng để món giò thực sự hấp dẫn là mùi thơm của lá chuối và vị nước mắm ngon quyện trong miếng giò.
Giò lụa làm từ thịt heo nạc loại ngon, thịt tươi, sờ còn ấm tay, đem giã liên tục đến khi thịt nhuyễn. Gia vị nêm vào phải chọn loại nước mắm ngon và thơm. Khi xắt ra, khoanh giò có màu trắng ngà, bề mặt có một vài lỗ rỗ mới là cây giò lụa ngon.
Giò bò có cách chế biến cũng như giò lụa nhưng nguyên liệu là thịt bò. Cây giò bò ngon khi xắt ra có màu hơi hồng của thịt bò, thêm mỡ trắng. Đặc biệt vị cay và mùi thơm của hạt tiêu làm dậy mùi thơm đặc trưng của miếng giò bò.
Giò xào hay còn gọi là giò thủ giò là món dễ làm và không tốn nhiêu công phu chế biến như 2 món giò trên. Nguyên liệu chính của giò xào là các bộ phận ở phần thủ con heo như: Tai, mũi lưỡi, má heo... và không thể thiếu mộc nhĩ. Các nguyên liệu được sơ chế sạch, trần qua nước sôi, xắt miếng mỏng, ướp gia vị, hạt tiêu rồi mới đem xào chín. Sau khi gói giò xong cho vào ngăn mát tủ lạnh, chất dính của nguyên liệu xào sẽ keo lại. Giò xào ngon là cây giò gói chặt tay, các nguyên liệu xào không bị khô vì xào quá tay, ăn sẽ giòn và có mùi thơm của gia vị.
Cắt 4 cạnh của khoanh giò sao cho phần ở giữa có hình vuông cắt đôi mỗi phần viền rồi ghép lại với nhau như trong hình.
Tỉa hoa cà rốt, trang trí cùng với 1 cọng rau mùi
Kiểu trang trí cơ bản: cắt khoanh giò thành 6 hoặc 8 phần bằng nhau rồi bày cùng với rau thơm, cà rốt tỉa hoa.
Cắt đôi khoanh giò, thái lát mỏng, bày kiểu xòe quạt vào một chiếc rổ mây nhỏ, trang trí thêm hoa dưa chuột, rau thơm và 1 quả cà chua bi.
Cắt khoanh giò thành 6 hoặc 8 phần bằng nhau, cắt 2 lát mỏng ở hai bên mỗi miếng giò (không cắt đứt hẳn mà giữ lại một chút ở phần đầu nhọn). Gập hai lát mỏng xuống rồi bày vào đĩa tròn.
Giò lụa ngon khi khoanh giò có màu trắng ngà hơi ngả sang màu hồng nhạt, bề mặt có một vài lỗ rỗ, mùi thơm, vị ăn ngọt, giòn mịn màng, không khô rắn, không mềm nát và không bị bã.
Bày chả quế và giò lụa xen kẽ thành hai lớp. Giò lụa thái 6 hoặc 8 miếng bằng nhau, xếp ở dưới. Chả quế cắt miếng rộng khoảng 3cm rồi cắt chéo để có được miếng hình thoi xếp xòe hoa lên trên.
Dùng dao lượn sóng để cắt miếng giò cũng rất tiện và đẹp
Làm bông hoa hồng bằng quả cà chua, xếp hành/kiệu muối xung quanh cuối cùng bày giò thủ ở vòng ngoài cùng.
Cách bày giò thủ rất sang trọng, đẹp mắt
Trang trí đĩa chả quế bằng rau thơm và ớt
Cách bày đĩa chả quế kiểu đơn giản nhất: cắt miếng hình thoi rồi bày kiểu xòe hoa và đĩa tròn, xếp rau thơm xen kẽ.
Hoặc có thể trang trí thêm bằng cọng hành lá và cà rốt tỉa hoa
Thái lát mỏng bày cùng hoa hồng rất nhẹ nhàng và đẹp
Rắc thêm hạt tiêu và hành lá lên làm đĩa chả trông hấp dẫn hơn.
Giò bò bày hình chú rùa - biểu tượng của sự trường thọ sống lâu trăm tuổi.
Theo PNO
Cách làm 5 món hủ tiếu kỳ công nhưng đã miệng Tuy cần nhiều nguyên liệu, thời gian làm cũng không nhanh nhưng khi ăn bát hủ tiếu dậy mùi thơm, ngon xuýt xoa thì cũng bõ công lắm. 1. Hủ tiếu thập cẩm Ngoài các món như phở, cơm tấm, bánh mì, xôi... người miền Nam còn có món hủ tiếu dùng để ăn sáng cũng rất ngon. Nguyên liệu: cho khoảng 10...