Cách làm mắm cá rô Đặc sản miền Tây Nam Bộ
Hãy cùng học ngay cách làm mắm cá rô từ những chia sẻ của người dân địa phương qua bài viết sau. Cá rô đồng (hay còn gọi là cá rô) là loại cá sống ở môi trường nước ngọt, nước lợ.
Cách làm mắm cá rô ngon, đưa cơm
Cá rô đồng (hay còn gọi là cá rô) là loại cá sống ở môi trường nước ngọt, nước lợ. Cá rô có màu xanh từ xám đến nhạt, mang cá có hình răng cưa, trên lưng có hàng gai nhọn, hai hàm răng bén. Tới mùa nước dâng cao, số lượng cá nhiều, người dân miền Tây Nam Bộ thường hay làm mắm cá rô vừa để dành ăn dần, vừa tăng khẩu vị thơm ngon cho bữa cơm gia đình.
/ Phần chuẩn bị nguyên liệu
Trước tiên, để có thể học theo cách làm mắm cá rô thơm ngon, hấp dẫn, bạn hãy chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
1/ Từ 1 – 2kg cá rô. Thường để chọn làm mắm cá rô thì bạn nên chọn loại cá vừa lớn và còn sống.
2/ 2kg muối hột
3/ 500g thính (gạo vo sạch, để ráo, rang chín vàng, xay hoặc giã thành dạng bột mịn).
4/ Rau các loại (Khế chua, bông súng, bông điên điển, rau thơm, rau dừa, rau mát, chuối chát, dưa leo, ổi chua, khổ qua, đọt cải… )
5/ Gia vị (Đường thẻ, bột ngọt, tiêu, ớt,… )
Video đang HOT
6/ Rượu trắng
7/ Mo cau, lá chuối
8/ Lu, thạp hay bình, lọ kín để đựng.
II/ Phần thực hiện
-Bước 1: Cá rô rửa sạch, cắt đầu, lấy ruột và chỉ máu đem bỏ, rửa lại bằng nước muối loãng lần 2. Sau đó để cho ráo nước.
-Bước 2: Chế biến thính. Thính chính là bí quyết để có hủ mắm ngon. Bạn nên dùng gạo lứt rang vàng, sau đó để vào cối xay. Có thể cho vài giọt dầu cá để tăng màu sắc của nước mắm, và mùi thơm đậm đà hơn.
-Bước 3: Ướp muối hột với cá. Bạn nên ướp nhiều muối để thịt cá được nguyên vẹn, không bị ươn. Muối đến khi thịt cá săn lại. Sau đó, lấy 1 cái thau bỏ cá rô vào trộn đều với thính, cho thêm rượu trắng, muối, nước đường (đường thắng tới chỉ, gần thành kẹo non), bột ngọt. Nếu cá lớn thì phải vạch bụng, cho thính với đường vào ngâm, thấm đều.
-Bước 4: Mang lớp cá đã được thính xong xếp vào lu thạp (hay lọ), nén cá cho thật sạch rồi dùng mo cau hay lá chuối che phủ bề mặt.
-Bước 5: Sau đó dùng nước muối đã được nấu sôi, vớt hết bọt, rưới lên trên để tạo môi trường yếm khí cho các chất phụ gia này lên men biến cá thành mắm.
Cách làm mắm cá rô nghe qua rất đơn giản nhưng đó là cả một nghệ thuật. Nếu không biết cách mắm sẽ bị trở, nặng mùi, không có được hương vị thơm ngon đặc trưng.
Sau khoảng 2 – 3 tháng là bạn đã ăn được. Có thể ăn với nhiều cách khác nhau như ăn sống, chưng, chiên, kho hoặc dùng mắm làm chất nêm, tùy vào sở thích.
Mắm cá rô cũng phải ăn kèm với các loại rau đồng như bông súng, bông điên điển, rau thơm, rau dừa, rau mát, chuối chát, dưa leo, ổi chua, khổ qua, đọt cải,…Cơm nguội cũng là món ăn kèm với mắm rất đắt. Chúc các bạn thành công với cách làm mắm cá rô này, tăng hương vị đậm đà cho bữa ăn gia đình!
Cách làm Mứt mãng cầu xiêm dẻo cực đơn giản tại nhà
Mãng cầu xiêm là loại cây có trái quanh năm và được coi là đặc sản ở miền Tây Nam Bộ.
Quả mãng cầu xiêm to và có gai mềm. Thịt quả ngọt và hơi chua, hạt có màu nâu sậm. Hôm nay, Bếp 360 sẽ giới thiệu tới bạn cách làm món mứt mãng cầu xiêm để thưởng thức ngày Tết nhé!
Mứt khi hoàn thành có vị chua thanh và cực kỳ dẻo thơm tạo nên một hương vị đặc trưng rất riêng, thật khó có thể nhầm lẫn với các loại mứt khác.
Quả mãng cầu xiêm lớn hơn mãng cầu ta rất nhiều, nặng trung bình từ 1-2 kg có khi đến 2,5 kg, vỏ ngoài nhẵn chỉ phân biệt múi nọ với múi kia nhờ mỗi múi có một cái gai cong, mềm vì vậy còn có tên là mãng cầu gai. Mãng cầu xiêm chứa nhiều đường, calci, photpho, giàu các loại vitamin nên được coi là một trong những loại trái cây nhiệt đới rất có giá trị. Tất cả các thành phần của mãng cầu xiêm từ rễ tới lá, hạt... đều mang lại lợi ích cho sức khỏe của con người.
Nguyên liệu làm Mứt mãng cầu xiêm
1.6 kg thịt mãng cầu xiêm (mãng cầu chọn quả da vàng, láng, gai mềm, khoảng cách giữa các gai rộng thì mứt sẽ dẻo hơn)
500g đường cát trắng
1 ống vani
Giấy bóng kiếng để gói mứt
Cách làm Mứt mãng cầu xiêm
Quả mãng cầu xiêm mua về lột bỏ vỏ, rửa qua nước lạnh. Quả mãng cầu xiêm mua về lột bỏ vỏ, rửa qua nước lạnh.Dùng nĩa tách mãng cầu thành những múi nhỏ, bỏ hết hạt, lấy phần thịt cân 1,6 kg.Ướp mãng cầu đường trong khoảng 3 tiếng cho thấm vị.
Sau khi ướp xong, cho mãng cầu vào chảo và bắt đầu sên. Sên nhỏ lửa, dùng đũa đảo nhẹ tay cho đến khi mãng cầu sền sệt thì rắc vani vào trộn đều. Tắt bếp.Trải mứt ra khay, đem phơi 2 - 3 nắng cho mứt khô hẳn. Thỉnh thoảng lật mứt, để mứt khô đều
Dùng giấy bóng kiếng bọc mứt thành viên dài, ngắn tùy ý thích, và xoắn 2 đầu lạiCho viên mứt vào lọ thủy tinh để dùng dần. Bảo quản ngăn mát tủ lạnh sẽ được lâu hơn.
Thành phẩm là món mứt mãng cầu xiêm dẻo thơm có vị ngọt thanh rất hấp dẫn. Hãy thử làm món mứt thơm ngon này để cả nhà cùng thưởng thức nhé!
Bánh hẹ Tân Châu: Đơn giản nhưng thơm ngon quên lối về Chỉ với những nguyên liệu đơn giản nhưng trải qua bàn tay khéo léo của người nấu, bánh hẹ Tân Châu đã trở thành món ăn đặc sản của vùng đất Thất Sơn với đủ hương vị thơm, ngon, béo, bùi... Có dịp về vùng đất Thất Sơn (An Giang), đừng quên thưởng thức món ngon bánh hẹ Tân Châu. Món bánh có...