Cách làm mắm cá linh ăn sống, chưng thịt thơm ngon
Cách làm mắm cá linh làm sao cho thơm ngon và đúng vị là cả một quá trình. Mắm cá linh thường được mọi người sử dụng để làm nguyên liệu chế biến món ăn hoặc như một loại nước chấm thông thường.
Để làm mắm cá linh một cách đúng chuẩn, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Mắm cá linh có mùi thơm rất đặc trưng, có thể dùng để chế biến các món như cá kho, nấu canh chua hay nấu lẩu…Dưới đây sẽ là 2 cách làm mắm cá linh theo kiểu truyền thống và mắm cá linh xay.
1. Cách làm nước mắm cá linh truyền thống
1.1. Nguyên liệu chuẩn bị
Cá linh đồng: 30 kg
Muối: 10kg
Dầu khóm
Lọc mắm
Lu đựng nước mắm
1.2. Cách làm nước mắm cá linh đồng thơm ngon
Cá linh mua về để nguyên con, rửa sạch và cho vào lu trộn với 10kg muối theo lỷ lệ là 3 cá: 1 muối
Sau khoảng 6 tiếng, bạn cho vào vài trái khóm trộn với cá rồi đem phơi nắng. Công đoạn này giúp nước mắm cá linh có màu đỏ tự nhiên.
Tùy vào kích cỡ của cá mà ước lượng thời gian ủ cá. Ủ càng lâu mắm sẽ càng ngon hơn.Sau khi đã ủ được ít nhất 12 tháng, bạn chuyển sang giai đoạn nấu mắm. Đây là khâu quan trọng nhất trong cách làm mắm cá linh. Cho mắm vào nồi đun, không để lửa tắt và phải hớt bọt liên tục. Nếu không vớt bọt nước mắm sẽ dễ bị lên mùi và màu mắm sẽ trở nên đục.
Phơi nắng cá linh trước sau đó đem nấu sôi và thường xuyên vớt bọt để mắm được trong. Ảnh: Internet.
Khi đã vớt hết bọt trong nồi, bạn lại đổ mắm vào thùng phơi nắng cho đến khi mắm dậy mùi thơm.Tiếp đó bạn nên lọc mắm qua dụng cụ lọc khoảng 2 lần để loại bỏ hoàn toàn các chất cặn bẩn có trong mắm.
Cuối cùng sau khi lọc mắm xong bạn nên đem nấu sôi và phơi nắng thêm 1 lần nữa để màu nước mắm được trong hơn. Vậy là đã hoàn thành mẻ mắm cá linh thơm ngon rồi.
Video đang HOT
Công đoạn lọc nước mắm càng kĩ thì màu nước mắm sẽ càng trong, càng đẹp. Ảnh: Internet.
2. Cách làm mắm cá linh thính gạo đường phèn ăn sống
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Cá linh xay là cách làm khác của mắm cá linh nhưng công đoạn thực hiện cũng không quá phức tạp.
Để làm mắm cá linh xay bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
1 kg Cá linh
200 gram muối hạt
100 gram thính gạo
500 gram đường thốt nốt hoặc đường tán
50ml rượu trắng
Bình thủy tinh
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm mắm cá linh còn nguyên con. Ảnh: Internet.
2.2. Cách làm mắm cá linh ăn sống nguyên con
Cho muối hòa tan vào nước, kiểm tra độ mặn của muối bằng cách cho cơm nguội vào, nếu thấy hạt cơm nổi lên trên là được.Làm sạch cá, dùng dao loại bỏ mang và ruột cá ra. Làm cá đến đâu bạn thả vào chậu nước muối đến đó để ngâm cá.
Sau khi ngâm cá khoảng từ 5 – 6 tiếng bạn vớt cá ra và rửa lại với nước muối. Sau đó cho cá vào hộp, ép thân cá chặt trong 10 phút.10 phút sau lấy cá ra và tẩm với thính và xếp lại vào chai thủy tinh. Cứ xếp 1 lớp cá bạn lại thêm 1 lớp muối và đậy kín nắp lại. Ủ mắm trong 3 tuần.Tiếp theo cho đường vào nồi rồi đặt lên bến đun đến khi đường tan chảy và hơi sánh lại.
Cá sau khi ủ được 3 tuần mang ra và cho nước đường lỏng vào trộn đều lên. Đậy nắp bình cá lại và tiếp tục để trong vòng 15 – 20 ngày.Nên để bình cá ngoài trời nắng sẽ nhanh chín hơn, mắm cá linh sẽ có vị ngọt, hơi mặn và mất hoàn toàn mùi tanh.
Mắm cá linh này có thể dùng như một loại nước chấm ăn kèm rau sống rất ngon. Ảnh: Internet.
3. Cách bảo quản mắm cá linh được lâu
Mắm cá linh nên bảo quản ở nơi khô ráo hoặc trong ngăn mát tủ lạnh. Nên sử dụng mắm trong vòng 6 – 12 tháng để đảm bảo độ thơm ngon và chuẩn vị nhất.Có thể chia mắm ra từng hũ thủy tinh nhỏ hơn để bảo quản được lâu hơn.Khi thưởng thức, bạn múc mắm cá linh ra rồi đậy chặt nắp hũ lại. Mắm đã múc ra dùng không nên cho vào hũ mắm lại sẽ làm mắm trong hũ bị chua và nhanh hư.4. Mẹo làm mắm cá linh thành công
Nên dùng muối hạt để ướp cá vì muối hạt mặn và không pha tạp chất giúp mắm ngon và chuẩn vị hơn.Chỉ nên sử dụng đường thốt nốt hoặc đường tán để ướp cá.
Không dùng đường cát hay đường phèn sẽ làm mắm có cặn và kém ngon.Thính gạo có tác dụng làm mắm thơm và ngon hơn, bạn có thể gia giảm lượng thính gạo để ướp cá tùy vào sở thích của mình.Hũ để đựng mắm phải là hũ đã rửa qua nước sôi, lau sạch bằng khăn giấy để đảm bảo mắm được giữ lâu hơn.Không nên dùng hũ nhựa để đựng mắm, nhựa để lâu, các hạt nhựa sẽ bị phân giải ăn vào rất độc hại. Và mắm đựng trong hũ nhựa sẽ có mùi rất khó chịu và mất ngon.
Mắm cá linh nên được bảo quản trong hũ thủy tinh để giữ nguyên được hương vị của nó. Ảnh: Internet.
Bài viết đã hướng dẫn bạn 2 cách làm mắm cá linh vô cùng đơn giản có thể thực hiện tại nhà rồi. Mắm cá linh khi chín có thể dùng trực tiếp hoặc cho ra chén, thêm chút tỏi ớt băm nhuyễn, một ít đường và chanh vào trộn đều lên. Mắm cá linh này có thể dùng ăn kèm rau sống, bún tươi hoặc khế chua. Bạn cũng có thể nấu lẩu mắm cá linh kiểu miền Tây, hoặc làm mắm chưng hột vịt ăn với cơm nhé. Hãy bắt tay vào làm để không phải tìm mua mỗi khi thèm ăn nữa.
Thịt ba chỉ heo quay chấm xốt Thái
Thịt ba chỉ heo quay với lớp da giòn rụm, lớp thịt vừa chín tới, mọng nước chứ không bị khô, kết hợp với nước chấm vị chua ngọt.
Nguyên liệu:
- 1 kg thịt ba chỉ heo
- 5 củ hành tím
- 1 quả ớt sừng
- 1 củ tỏi
- 1 nhánh gừng
- 2 quả chanh
- Gia vị: Muối hạt to, nước mắm, đường thốt nốt, thính gạo, nước cốt me, ớt bột
- Rau sống ăn kèm: Cà chua, dưa leo, xà lách, các loại rau thơm, rau mùi, rau mùi tàu...
Cách làm:
Bước 1:
Thịt ba chỉ mua về để nguyên tảng, cạo sạch lông, rửa sạch, để ráo nước. Bắc nồi nước lên bếp, cho 2 củ hành tím và 1 nhánh gừng đập dập vào đun sôi, thả miếng thịt vào, lưu ý cho phần bì xuống dưới, đun sôi tầm 5-7 phút, khi phần bì trong lại, vớt ra rửa lại thật sạch và để ráo nước.
Bước 2:
Dùng que nhọn hoặc tăm xăm đều lên phần bì, lưu ý không xăm quá sâu tránh chạm vào phần mỡ, sau đó dùng máy sấy tóc sấy cho khô mặt bì, bạn cùng có thể để trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm để phần bì được khô se lại.
Bước 3:
Lấy giấy bạc bọc đều xung quanh miếng thịt, để phần bì ngửa lên trên, sao cho phần giấy bạc cao hơn mặt bì. Dùng muối hạt phủ kín lên bề mặt của bì. Cho vào nồi chiên không dầu bật nhiệt độ 200 độ C nướng trong 30 phút.
Sau 30 phút, lớp muối phía trên đã đóng thành tảng, gạt thật sạch để lớp muối không dính vào làm thịt bị mặn. Tiếp tục cho vào nồi chiên nhiệt 250 độ C nướng thêm 20 phút. Trong quá trình nướng, tránh mở lò ra để mức nhiệt được duy trì ổn định. Nhiệt độ và thời gian còn phụ thuộc vào từng loại nồi. Khi thịt đã chín vàng, phần bì nở đều, giòn xốp. Lấy ra khỏi lò, chặt miếng vừa ăn.
Bước 4: Pha nước chấm
- Hành củ tím bóc vỏ thái mỏng
- Tỏi, ớt băm nhỏ
- Thái một quả chanh tươi thành từng miếng nhỏ, số còn lại vắt lấy một thìa canh nước cốt
- Rau mùi và mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ
- Pha hỗn hợp gồm: 6 thìa canh nước mắm, một thìa canh nước cốt chanh, 100 gr đường thốt nốt, hai thìa canh nước cốt me, một thìa canh thính gạo xay, một thìa cà phê ớt bột, hành tỏi, rau mùi và rau mùi tàu, chanh thái miếng. Khuấy đều cho hỗn hợp tan và hòa quyện. Nêm nếm lại theo khẩu vị gia đình.
Thành phẩm:
Thịt ba chỉ quay với lớp da giòn rụm, lớp thịt đậm đà, vừa chín tới, mọng nước chứ không bị khô, kết hợp với nước chấm lạ miệng kèm ít củ kiệu muối chua đem lại một hương vị đặc biệt.
Cách làm Nem (ốc) móng tay chuẩn vị đặc sản, thơm ngon cực dễ làm Nem móng tay là món ăn vô cùng quen thuộc với mọi người dân Nam Định hoặc với khách du lịch có dịp ghé thăm mảnh đất xinh đẹp này. Cùng đồng hành với Bếp 360 để khám phá cách làm Nem móng tay thơm ngon, hấp dẫn cực đơn giản tại nhà nhé! Nem móng tay chính là món ăn đặc sản...