Cách làm lạc rang húng lìu giòn tan nhấm nháp ngày lạnh
Cách làm lạc rang húng lìu ngon không chỉ phụ thuộc vào cách chọn nguyên liệu kỹ mà còn nhờ vào cách rang.
Lạc rang húng lìu là món ăn bắt nguồn từ người Hoa. Sau khi du nhập vào nước ta, món này được nhiều người yêu thích. Các chị em thì thường xem như món ăn vặt. Đấng mày râu lại thích lai rai bia kèm lạc. Món ngon là vậy nên nhiều người cho rằng khó chế biến bởi không phải vị truyền thống, quen thuộc trong món ăn Việt. Tuy nhiên, cách làm lạc rang húng lìu lại không khó như mọi người vẫn nghĩ đâu nhé.
Chuẩn bị:
- Lạc sống: 300g
- Nước lọc: 45ml
- Đường kính: 200g (đúng công thức phải là đường hóa học: 6g)
- Bột húng lìu: 1 túi
- Muối tinh: 1 thìa cà phê
Cách làm:
1 . Chọn lạc
Lạc nhặt bỏ những hạt xấu, bị hỏng, mất nửa và bị mất vỏ rồi cho vào bát, đổ nước sôi vào cho ngập lạc. Để như vậy chừng 3 phút cho lạc nở rồi đổ lạc ra rổ cho ráo nước.
2 . Ướp gia vị cho lạc
Pha 45ml nước với đường, húng lìu và 1 chút muối (nếu không thích mặn thì không cho muối cũng được). Khuấy đều cho tan rồi đổ vào lạc đã trần qua nước sôi. Trộn đều lạc để ngấm với phần gia vị.
Video đang HOT
Để ngâm như vậy qua đêm (khoảng 10-12 tiếng), khi thấy lạc bắt đầu khô ráo là được.
Đúng công thức phải là dùng đường hóa học. Tuy nhiên, nếu bạn lo ngại về loại đường này thì có thể thay bằng đường kính bình thường. Tuy nhiên, vị thì chắc chắn hơi khác lạc húng lìu mua ngoài hàng 1 chút. Nhưng mà vẫn ngon, lại đảm bảo nữa.
3 . Nướng lạc
Làm nóng lò ở lửa dưới ở khoảng 150 độ C. Lạc dàn đều ra khay nướng để đảm bảo lạc ko bị dày, đè vào nhau sẽ bị chín không đều. Nướng lạc khoảng 30 phút là lạc chín. Lưu ý trong khi nướng, cứ 10 phút lại lấy khay ra đảo lạc để lạc được chín đều hơn.
Theo cách làm truyền thống thì sẽ bắc chảo cát rang lên bếp. Đến khi cát nóng thì cho lạc vào ràn cùng với cát. Khi lạc chín đổ lạc ra 1 cái rổ để cát lọt xuống bên dưới. Bọc lạc vào cái khăn hay miếng báo rồi đem ủ khi ăn thử lạc giòn là được.
Chúc các bạn thành công với món lạc rang húng lìu này nhé!
Theo VietQ
Chứa nhiều dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe, nên ăn lạc, đậu phộng thế nào cho bổ dưỡng nhất?
Lạc hay động phộng có thể được coi là loại thực phẩm trong mỗi gia đình, với giá thành rẻ, có thể chế biến theo nhiều cách, ăn nhiều mà không ngấy mà lại có thể là món ăn chơi. Nhưng bạn có biết nên ăn lạc theo cách nào để tốt cho sức khỏe nhất chưa?
Dù là món ăn bình dân quen thuộc nhưng lạc lại là loại thực phẩm rất ngon miệng, không ngấy và bổ dưỡng cho sức khỏe. Các nhà khoa học cho rằng việc ăn lạc mang lại ít nhất 4 lợi ích cho sức khỏe:
1. Kiểm soát sự thèm ăn
Lạc thuộc loại thực phẩm "no cao", ăn một chút có thể khiến bạn cảm thấy no và giúp chống đói hiệu quả.
Tiến sĩ Mattes, chuyên gia dinh dưỡng tại Khoa Khoa học Dinh dưỡng, Đại học Purdue (Hoa Kỳ) cho rằng: " Độ no cao của lạc không chỉ là bởi hàm lượng chất béo, chất xơ và protein trong lạc, mà còn là sự kết hợp của nhiều chất dinh dưỡng khác nữa". Nếu bạn ăn lạc hoặc bơ đậu phộng vào bữa sáng, bạn có thể giảm lượng thức ăn trong ngày.
2. Đường huyết ổn định
Theo nghiên cứu khoa học, nếu một miếng thịt đỏ trong thực phẩm của con người được thay thế bằng lạc, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ giảm 21%. Lạc sẽ làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate và giúp ổn định lượng đường trong máu.
3. Giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh
Một bài báo trên tạp chí Dinh dưỡng (Hoa Kỳ) cho thấy những người ăn lạc thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn 35% so với người bình thường.
Điều này là bởi thành phần axit béo của lạc kết hợp với các thành phần khác có tác dụng làm giảm mức cholesterol - "chất tẩy mạch máu", do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não.
4. Giảm nguy cơ ung thư ruột kết
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ ăn đậu phộng hơn 2 lần/tuần sẽ giảm 58% nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết, trong khi đó, con số này ở nam giới là 27%, do lạc có chứa axit folic và các chất chống ung thư khác.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những bệnh nhân bị lá lách yếu, tiêu chảy, tăng lipid máu, cắt túi mật và những người bị đầy ứ bụng không nên ăn lạc thường xuyên và nên được kiểm soát về lượng lạc ăn vào.
Ăn lạc như thế để tốt nhất cho sức khỏe?
1. Lạc sống không nên ăn
Lạc sống có hàm lượng chất béo cao - thứ khiến cơ thể con người tiêu hóa và hấp thụ chậm. Nếu ăn lạc sống với số lượng lớn, chúng có thể gây khó tiêu.
Ngoài ra, củ lạc phát triển trong lòng đất, thường bị ô nhiễm bởi trứng ký sinh trùng. Do đó, ăn lạc sống trong thời gian dài, con người có thể bị nhiễm ký sinh trùng. Do đó, người ta khuyên rằng lạc nên được nấu chín trước khi ăn.
2. Mất dinh dưỡng khi rang, chiên lạc
Nhiều người thích ăn lạc rang và lạc chiên. Trên thực tế, việc rang hoặc chiên lạc sẽ phá hủy các thành phần glyceride và thioester trong lớp vỏ đỏ bên ngoài của lạc và làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của lạc.
3. Lạc luộc giữ lại đầy đủ chất dinh dưỡng
Trong thực tế, tốt nhất là bạn nên luộc lạc còn nguyên lớp vỏ đỏ bên ngoài để giữ lại hàm lượng dinh dưỡng.
Hơn nữa, khi lạc bị mốc tạo ra chất gây ung thư aflatoxin, nhưng khi được đun sôi, aflatoxin về cơ bản sẽ được hòa tan phần nào trong nước. Do đó, nếu có lẫn 1 vài hạt lạc bị mốc trong chỗ lạc bạn luộc chung thì nó cũng không gây ra độc tố cho tất cả chỗ lạc. Vì vậy, bạn nên ăn lạc luộc để hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng của lạc.
Nguồn: Abolouwang, Eat This, Heathline
Theo helino