Cách làm hủ tiếu khô đơn giản mà ngon miệng
Hủ tiếu luôn là món ăn đơn giản, hấp dẫn người dân ở mọi miền và cũng là món ăn có thể bắt gặp trên các con đường tại Sài Gòn. Trong đó hủ tiếu khô hấp dẫn khi được trộn với nước sốt tương đậm đà.
Nguyên liệu
200 g thịt băm
200 g tôm tươi
300 g hủ tiếu
100 g giá sống
50 g hẹ lá
Nước tương, tỏi, ớt, hành tím, gia vị, dầu ăn
Video đang HOT
Cách làm hủ tiếu khô đơn giản
1Sơ chế nguyên liệu
- Băm nhuyễn tỏi và hành tím. Ớt băm nhuyễn.
- Tôm lột vỏ, rửa sạch, ướp với một ít muối, tiêu, bột ngọt.
- Rửa sạch giá sống. Hẹ lá rửa sạch, cắt khúc dài.
- Ướp thịt băm với một ít muối, bột ngọt, tiêu, tỏi băm và hành băm rồi trộn đều.
2Cách làm hủ tiếu khô
- Cho tỏi băm vào chảo dầu, phi vàng tỏi thì tắt bếp. Múc một ít dầu và tỏi phi cho vào chén để riêng. Phần còn lại cho một ít nước tương, ớt băm và một ít đường vào trộn đều.
- Cho dầu vào chảo, khi dầu nóng thì cho thịt băm vào đảo đều. Khi thịt săn lại thì cho tôm vào, nêm nếm gia vị, tôm chín thì tắt bếp.
- Nấu nồi nước sôi, trụng hủ tiếu chung với giá và hẹ lá. Cho hủ tiếu đã trụng ra tô, thêm một ít dầu và tỏi phi vào rồi trộn đều với hủ tiếu cho sợi hủ tiếu không bị dính. Sau đó cho phần tôm thịt xào lên trên, cho phần nước tương đã trộn vào, trộn đều.
Thành phẩm
Hủ tiếu khô cũng là món ăn yêu thích của rất nhiều người, mang đến hương vị và trải nghiệm khác lạ nhưng bình dân.
Lạ mà quen hủ tiếu khô
Nhắc về món hủ tiếu, nhiều người thường nghĩ ngay đến hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho hay hủ tiếu Sa Đéc. Tuy nhiên, hủ tiếu khô cũng là món ăn yêu thích của nhiều người bởi cách ăn có phần đặc trưng riêng.
Dù là hủ tiếu khô nhưng chén nước lèo cũng là thành phần không thể thiếu của món ăn này. Ảnh minh họa: diadiemanuong
Hủ tiếu khô cũng có nhiều phiên bản cùng những đặc trưng riêng như hủ tiếu khô Sa Đéc với nước xốt sệt đậm đà, hủ tiếu khô Nam Vang với trứng cút gan heo lạ miệng hay hủ tiếu khô Mỹ Tho ngọt thanh hương vị hải sản... Tuy nhiên, tô hủ tiếu khô truyền thống đơn giản chỉ có thịt băm ăn kèm với chén nước dùng xương có thêm vài con tôm khô, khô mực là đủ đầy cho một trải nghiệm ẩm thực trọn vẹn mà vẫn ngon miệng.
Dù là hủ tiếu khô nhưng chén nước lèo cũng là thành phần không thể thiếu của món ăn này. Vị ngọt thanh, đậm đà của nước dùng kèm vẫn có sức hút quyết định tô hủ tiếu có ngon hay không. Nước dùng ninh các loại xương heo, mực khô nướng, tôm khô, củ cải, cà rốt, để tạo nên hương vị thơm và ngọt. Với nước dùng trong khi hầm nên vớt sạch bọt tránh làm nước bị đục. Phần nhân ăn kèm có thể thay đổi theo khẩu vị, kết hợp thêm với nhiều loại nguyên liệu như thịt nạc, bò viên... tùy thích.
Để sợi hủ tiếu ngon và không bị kết dính thì bạn phải để ý đến thời gian ngâm hủ tiếu và thời gian trụng hủ tiếu. Trụng hủ tiếu đúng cách trong thời gian hợp lý để sợi hủ tiếu không bị quá mềm và dính. Với món hủ tiếu nước thông thường, hủ tiếu có thể chỉ cần chần sơ để sợi có độ dai nhất định, khi ăn sẽ không bị bở. Riêng với món hủ tiếu khô thì cần trụng đến lúc sợi chín mới vớt ra ngoài. Khi thưởng thức trộn sợi hủ tiếu với tóp mỡ phi hành giúp cho sợi hủ tiếu được tơi và không bị dính.
Món hủ tiếu khô được nêm nếm gia vị vừa miệng dùng kèm chén nước dùng đậm đà vị ngọt từ rau củ, xương heo thêm ít hành lá cùng hẹ chắc chắn sẽ mang đến một trải nghiệm ẩm thực khó quên cho thực khách.
Trưa nay ăn gì: đầu tuần thưởng thức mì khô xá xíu Thịt xá xíu hay mì khô thì không quá mới mẻ, nhưng kết hợp hai món này với nhau thì không nhiều người nghĩ tới. Sợi mì trứng dai dai, thấm vị nước sốt thơm dầu mè, ăn cùng thịt xá xíu được ướp đậm đà khiến người ăn thưởng thức qua rồi cứ muốn dùng thêm. Mì khô xá xíu là món...